Cách mạng 4.0: để đừng bị kẹt giữa thực và ảo
Tin mới
22:10
Trung Quốc tiếp tục miễn trừ thuế với một số loại hàng hóa Mỹ
21:54
Tăng trưởng kinh tế của VN phụ thuộc vào việc kiểm soát dịch Covid-19
21:49
Mitsubishi rút khỏi nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 3 ở Bình Thuận
14:55
Apple thống trị thị trường smartphone Nhật Bản
14:49
8 nhóm được ưu tiên và tiêm miễn phí vắc xin Covid-19
11:36
App gọi xe Trung Quốc – Didi lên kế hoạch bước chân vào châu Âu
11:20
Đề xuất Bộ Y tế phê duyệt hai vắc xin ngừa Covid-19 của Mỹ và Nga
11:12
Áp lực lạm phát dần trở lại
10:36
Hải Quan đưa 15 nhóm hàng xuất khẩu trọng điểm vào diện lưu ý
10:32
Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng trưởng tốt
09:43
Tập đoàn Hòa Phát quyết định sản xuất container
16:40
Huawei nhắm tới thị trường Trung Đông
16:33
Ấn Độ chi 1 tỷ USD thúc đẩy sản xuất công nghệ trong nước
16:29
Trung Quốc kêu gọi nhân tài công nghệ về quê phát triển nông thôn
16:22
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh
16:12
Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng 198 năm?
12:19
Tương lai của vật liệu mới
12:16
Bộ TN-MT đề xuất thành lập mạng lưới các khu Ramsar Việt Nam
12:13
Chung Thiểm Thiểm – ‘Con sói cô độc’ của Trung Quốc
11:02
Úc thông qua luật buộc Big Tech phải trả tiền tin tức
Bản tin thị trường
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2021/02/27 - 7:31:44 AM

14:54 - 22/03/2017

Cách mạng 4.0: để đừng bị kẹt giữa thực và ảo

Từ cuối năm 2016, thuật ngữ “cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, gọi tắt là cách mạng 4.0, được nhắc nhiều trong những hội nghị từ lớn đến nhỏ với sự hào hứng tột cùng.

  • Lột xác nhờ công nghệ
  • Cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc đấu trí lực giữa…
  • 7 xu hướng công nghệ sẽ thống trị thế giới…
mrquoc

PGS.TS Lê Hoài Quốc, trưởng ban quản lý khu Công nghệ cao TPHCM (Saigon Hi-Tech Park – SHTP)

Nhiều người nghe thảng thốt hỏi “cách mạng 4.0” là cái gì vậy? Liệu đó có phải là cây “đũa thần” để giúp Việt Nam “bằng vai phải lứa” với các cường quốc trên thế giới?… Thế Giới Tiếp Thị đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Hoài Quốc, trưởng ban quản lý khu Công nghệ cao TPHCM (Saigon Hi-Tech Park – SHTP) xoay quanh chủ đề này.

“Cách mạng 4.0” đang vẽ lại bản đồ kinh tế thế giới với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia phát triển dựa vào lợi thế khai thác tài nguyên và sự đi lên của các quốc gia dựa vào công nghệ – sáng tạo.

Cách mạng 4.0 là một trong những chủ đề nóng tại diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) 2017 diễn ra tại Davos (Thuỵ Sĩ) hồi đầu năm. Tại đây, lãnh đạo các tập đoàn như Infosys, Salesforce, General Motors… đã cùng bàn bạc về chủ đề: “Làm thế nào để vượt qua thời kỳ mà công nghệ trực tuyến, trí tuệ nhân tạo và tự động hoá đang ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh của đời sống?” Còn giáo sư Klaus Schwab, sáng lập viên kiêm chủ tịch diễn đàn Kinh tế thế giới, đã cho ra mắt cuốn sách: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó, ông đề cập điểm khác biệt của cuộc cách mạng 4.0 là sự kết hợp giữa “thế giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật”. Giáo sư Schwab viết: “Những thay đổi này sẽ sâu sắc đến mức chưa bao giờ trong lịch sử lại có thời điểm mà con người đứng trước nhiều cơ hội lẫn rủi ro như vậy. Mối quan ngại của tôi là các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh có thể sẽ giữ lối tư duy quá cổ hủ, hoặc quá ám ảnh với việc các đột phá công nghệ sẽ thay đổi tương lai loài người như thế nào”.

– Với người tiêu dùng và doanh nghiệp, cuộc cách mạng lần này sẽ đem đến những giá trị mới như thế nào, thưa ông?

– Bất kỳ cuộc cách mạng xã hội nào cũng có hai mặt. Cuộc cách mạng 4.0 được hứa hẹn sẽ giúp gia tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trên toàn thế giới. Hiện nay, người được hưởng lợi lớn nhất là người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận và sử dụng thế giới số. Công nghệ đã giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, từ đó tăng hiệu quả và thoả mãn cuộc sống cá nhân của mỗi con người. Còn với doanh nghiệp, những công nghệ mới sẽ tác động tích cực tới nhiều hoạt động: chi phí vận chuyển và giá cả thông tin liên lạc sẽ giảm, cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, chi phí thương mại được giảm thiểu.
Tất cả những yếu tố đó sẽ mở ra những thị trường mới và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Tuy nhiên, như các nhà kinh tế Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee đã chỉ ra, cuộc cách mạng 4.0 tạo ra sự bất công lớn hơn, đặc biệt là gây ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động truyền thống. Khi thiết bị tự động hoá thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động phổ thông sẽ bị dư thừa, điều đó làm tăng khoảng cách giữa lợi nhuận so với vốn và sức lao động. Thị trường lao động sẽ bị phân hoá theo hai hướng: nhóm kỹ năng thấp sẽ bị trả lương thấp, còn nhóm kỹ năng cao sẽ được trả lương cao. Viễn cảnh này sẽ góp phần gia tăng những mâu thuẫn trong xã hội.

– Theo ông, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào với cuộc cách mạng 4.0?

– Có một giai đoạn lợi thế lao động phổ thông giá rẻ của Việt Nam đã thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài khi họ di chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam để đối phó với tình hình giá lao động tăng cao. Nhiều quan điểm cho rằng, “Việt Nam trở thành công xưởng mới của nền kinh tế toàn cầu”. Chúng ta quen nghe: Việt Nam đang “hội nhập sâu” vào kinh tế thế giới, thu hút nhiều vốn FDI, xuất khẩu tăng nhanh… nhưng kinh tế Việt Nam vẫn cơ bản là nền kinh tế gia công, dựa chủ yếu vào vốn và gia công giá rẻ. Việt Nam chỉ mới tham gia được rất ít vào các phân khúc có giá trị cao hơn và phần lớn doanh nghiệp vẫn làm gia công, khâu thấp nhất trong chuỗi giá trị và trở thành lệ thuộc.

Với bản chất của cách mạng 4.0, kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn và trung hạn sẽ gặp nhiều bất ổn với các cột trụ kinh tế chính. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các doanh nghiệp khu vực nhà nước kém so với khu vực tư nhân. Chính sách kinh tế và sự quản lý thiên lệch đã kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nội địa thuộc khu vực tư nhân, nhưng lại ưu đãi hoặc tạo điều kiện hưởng lợi quá nhiều cho các doanh nghiệp có vốn FDI. Ngành dầu khí và điện đang bị đặt trước xu hướng giảm phát dài hạn do yêu cầu thay đổi công nghệ hướng tới hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo. Dù có giá trị xuất khẩu tăng cao nhất nhưng nhóm ngành dệt may – giày dép và thủ công mỹ nghệ bị xếp vào nhóm ngành yếu kém, có giá trị gia tăng thấp nhất khu vực châu Á do sử dụng nhiều lao động phổ thông giá rẻ và chậm trong ứng dụng những tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ sản xuất hiện đại của thế giới.

Với nhiều kỹ thuật mới: công nghệ đắp dần (additive manufacturing hay còn gọi là công nghệ in 3D), máy chụp thân thể, tự động hoá khâu cắt may bằng robot tự động (hãng Adidas đầu tư nhà máy sản xuất giày tự động tại Mỹ đầu năm nay…), tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra dự báo: 86% lao động trong nhóm ngành dệt may và giày dép ở Việt Nam có nguy cơ mất việc! Còn về thị trường, nhóm ngành này đang bị kẹt giữa hai chiến lược cạnh tranh: cạnh tranh đơn hàng bằng chi phí lao động giữa các thị trường lao động giá rẻ (Campuchia, Myanmar, Bangladesh) và cạnh tranh chi phí sản xuất bằng lao động với sản xuất bằng máy móc ở các nước phát triển (Hoa Kỳ, Đức)!

Trong những năm gần đây, nhóm ngành điện tử đang bị các tập đoàn đa quốc gia thống trị khi họ đặt cơ sở sản xuất linh kiện điện tử và lắp ráp thành phẩm tại Việt Nam. Còn các doanh nghiệp nội địa thuộc nhóm ngành này ngày càng thu hẹp hoặc đóng cửa vì bị hụt hơi trong cuộc đua về sự sáng tạo công nghệ, chất lượng và giá cả. Hiện Foxconn (Đài Loan), hãng công nghệ lớn nhất thế giới chuyên gia công lắp ráp cho các tập đoàn lớn như Apple, Sony… đang sử dụng robot thay thế cho 60.000 lao động tại một số nhà máy ở Trung Quốc. Trong tương lai không xa, nhiều tập đoàn FDI lớn tại Việt Nam cũng sẽ đầu tư robot để tự động hoá các quá trình sản xuất, không chỉ hạ giá thành mà còn đẩy lao động Việt Nam ra khỏi cổng nhà máy.

nguoi may cua jeff bezos

CEO Amazon Jeff Bezos đang ngồi điều khiển robot khổng lồ trong cuộc hội nghị robot mới nhất – theo khái niệm người.

– Với tư cách là trưởng ban quản lý SHTP, theo ông, các cơ quan quản lý cần phải làm gì và làm như thế nào?

– Nhiều năm qua, Nhà nước đã có chủ trương và các chương trình khoa học và công nghệ để thực hiện thương mại hoá các sản phẩm khoa học công nghệ nhằm tiến đến sản xuất quy mô công nghiệp, với kỳ vọng các sản phẩm này sẽ trở thành sản phẩm chủ lực của nền kinh tế địa phương và cả nước… nhưng chưa có hiệu quả. Theo phương cách cũ, việc tài trợ từ ngân sách cho các đề tài nghiên cứu, các dự án sản xuất thử nghiệm… chưa thật đúng đối tượng, ít thấy sản phẩm hoàn thiện, có tính cạnh tranh cao xuất hiện trên thị trường.

Với cách mạng 4.0, tài sản sở hữu trí tuệ, công nghệ là năng lực và lợi thế cạnh tranh chính. Tài sản vô hình được thể hiện thông qua nhóm “tài sản trí tuệ”: ý tưởng, thiết kế, nghiên cứu – phát triển, cơ sở dữ liệu, thương hiệu, quy trình kinh doanh… và nhóm “quyền sở hữu trí tuệ”: sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp… được pháp luật công nhận.

Tôi cho rằng, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo giữ vai trò trung tâm trong tiến trình của cách mạng 4.0 tại Việt Nam. Muốn lực lượng này phát triển, Nhà nước cần làm những việc: cắt giảm các dự án không hiệu quả; ưu tiên hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao thương mại hoá sản phẩm đã được các doanh nghiệp tự nghiên cứu và phát triển hoặc được chuyển giao công nghệ, có triển vọng thị trường tốt; có chính sách và cơ chế ưu đãi cho các quỹ đầu tư mạo hiểm khi đầu tư vào các dự án công nghệ cao của doanh nghiệp hoặc các trung tâm nghiên cứu (tư nhân hoặc Nhà nước); khuyến khích các nhà đầu tư tham gia các dự án có hàm lượng công nghệ cao; chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ thâm dụng lao động…

Nhà nước đang khuyến khích xã hội khởi nghiệp. Đó là điều nên làm nhưng chú trọng những dự án có hàm lượng công nghệ cao để tăng thêm chuỗi giá trị trên “Đường cong Stan Shih”(1).

Hoàng Triều thực hiện
Theo TGTT

—————–

(1) Còn gọi là Đường cong nụ cười (Smiling curve).

Có thể bạn quan tâm

Nông nghiệp chính xác cho năng suất cao và xanh hơn

Thịt bò nhập chỉ bằng 1/2 giá thịt bò trong nước

Techfest Việt Nam 2017: lan tỏa tinh thần quốc gia khởi nghiệp

Hưng Thành Tài luôn luôn quan tâm đến giấc ngủ của bạn!

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc, Ấn Độ tăng đột biến

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:cách mạng công nghiệp 4.0cuộc đấu trí lực máy và ngườiđổi mới sáng tạots lê hoài quốc

Tin khác

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

Đà Nẵng đón đoàn khách đầu tiên sau dịch

12 dự án cuối cùng vào chung kết Cuộc thi khởi nghiệp 2020

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA