
21:43 - 26/12/2018
Các tỉnh phía Nam xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản – thực phẩm
Chiều 26/12, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM phối hợp Sở Công Thương TP.HCM tổ chức hội thảo “Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản thực phẩm” tại TP.HCM.
Đồng thời, thông tin về Đề án “Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản thực phẩm theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm giữa TP.HCM và các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”.
Theo các chuyên gia, khi đề cập đến vùng thường mang tính quy mô, trong đó TP.HCM với vai trò là siêu đô thị có mức độ tiêu thụ nông sản thực phẩm rất lớn, nhưng vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ chưa gắn kết đồng bộ, hệ thống với các địa phương cung ứng hàng hóa.
Chính vì vậy, nếu Đề án “Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản thực phẩm theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm giữa TP.HCM và các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” triển khai thành công vào thực tiễn thì sẽ mang lại giá trị gia tăng, đảm bảo tính an toàn cho người tiêu dùng, lợi ích thiết thực cho người sản xuất kinh doanh…
Qua hơn 6 tháng phối hợp với các sở, ngành, Nhóm nghiên cứu Đề án “Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản thực phẩm theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm giữa TP.HCM và các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” đã thực hiện nhiều khảo sát người tiêu dùng, chợ đầu mối, doanh nghiệp… thu được kết quả ban đầu.
Trong đó, tập trung các mặt hàng thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm và rau củ, quả là những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày có quy mô lớn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu giải pháp liên kết, nhưng vẫn có nhiều thách thức đòi hỏi sự đồng thuận của các tỉnh, thành để tạo ra cơ chế hiệu quả trong liên kết.
Dẫn chứng cụ thể, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, những vấn đề đặt ra cho liên kết vùng là các tỉnh, thành có thị trường tiêu thụ ổn định, còn TP.HCM có nguồn cung ứng nông sản thực phẩm an toàn.
Đây cũng là cơ sở quan trọng để tái cơ cấu và tổ chức lại sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường, hạn chế việc giải cứu nông sản thực phẩm tại nhiều địa phương như trong thời gian qua. Từ đó, xác lập chuẩn hàng hóa như quy cách, đóng gói, bao bì, thương hiệu… nâng tầm nông sản xuất khẩu.
Để gắn kết sản xuất và tiêu thui, TP.HCM cần phát tính hiệu thị trường, tạo dựng vùng cung cấp và nguồn hàng ổn định, yên tâm về chất lượng, giá cả… Đồng thời, đóng vai trò trong nâng cấp hạ tầng thương mại, logistics, tiến đến hình thành các sàn giao dịch hàng hoá hiện đại, trực tiếp giữa nhà sản xuất và thương nhân.
Ông Trần Tiến Khai, Thư ký Đề án “Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản thực phẩm theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm giữa TP.HCM và các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” cho hay, trong năm 2019, nhóm nghiên cứu Đề án “Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản thực phẩm theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm giữa TP.HCM và các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” cần sự hỗ trợ tích cực của các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các cơ quan quản lý thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để khảo sát và đánh giá các tiềm năng kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản thực phẩm thông qua tìm hiểu nhận thức, hành vi tiêu dùng. Bên cạnh đó, tiếp cận chuỗi cung ứng để giải quyết những vấn để quản lý an toàn thực phẩm, nhất là những loại thực phẩm đang gặp tình trạng thiếu đảm bảo an toàn thực phẩm.
Nhân Phương (theo TTXVN)
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này