7 đột phá y học trong năm 2015
Tin mới
11:04
Lãnh đạo Mỹ – Nhật nhất trí đối phó thách thức từ Trung Quốc
10:59
Ông Hun Sen ra lệnh ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’ ở Phnom Penh
10:39
Grab xem xét niêm yết tại Singapore sau vụ IPO trên Phố Wall
10:07
Mỹ gỡ mác ‘thao túng tiền tệ’ cho Việt Nam
15:48
Chuyên gia dự đoán Iphone 2022 sẽ không có bản Mini
15:29
Indonesia đặt cược vào chuyển đổi kỹ thuật số
15:18
Bất động sản hút gần 5.500 tỷ đồng vốn từ phát hành trái phiếu
15:13
Việt Nam quá chuộng đường bộ, bỏ quên đường thủy
14:54
Trung Quốc tuyên bố GDP tăng trưởng 18,3% trong quý 1
09:58
Lệnh trừng phạt siêu máy tính Trung Quốc của Mỹ bắt đầu có hiệu lực
09:47
Xu hướng lên sàn ngoại gọi vốn của doanh nghiệp Việt
09:36
Người Việt ăn uống thiếu lành mạnh
09:25
Fitch: Biện pháp chống dịch góp phần nâng tín nhiệm của Việt Nam
09:00
VNR ‘kêu cứu’ Thủ tướng, khó trụ vững đến hết tháng 4
08:55
Doanh thu quý 1 của Formosa Hà Tĩnh đạt gần 1,1 tỷ USD
22:33
Xuất khẩu khẩu trang y tế tăng mạnh trở lại
22:28
Mỹ cấm vận kinh tế, trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga
15:56
Việt Nam đang mua rất nhiều gạo cao cấp của Ấn Độ
15:46
ECB công bố khảo sát về đồng euro kỹ thuật số
15:35
Các hạn chế chống Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần
Bản tin thị trường
10:27
Citigroup rút khỏi mảng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam
09:14
Năm thách thức hay bài học lớn từ kế hoạch IPO kỷ lục của Grab
09:34
‘Con tôm Việt Nam đang gặp áp lực cạnh tranh từ đối thủ’
08:51
Đài Loan sửa đổi luật để thu hút nhân tài nước ngoài
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2021/04/18 - 3:24:26 PM

07:33 - 18/12/2015

7 đột phá y học trong năm 2015

Chữa ung thư bằng virút, lần đầu tiên ghép dương vật cho người, triển vọng sinh con không cần trứng hay tinh trùng người cho, đó là những thành tựu độc đáo trong năm 2015 – một năm như thường lệ, đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của y học trong việc mang lại hạnh phúc và sức khoẻ cho con người.

Tháng 6 qua, Layla được tiêm 50 triệu tế bào miễn dịch T biến đổi gen và chỉ sau hai tháng bé đã phục hồi hoàn toàn, không còn tế bào ung thư trong người.

Tháng 6 qua, Layla được tiêm 50 triệu tế bào miễn dịch T biến đổi gen và chỉ sau hai tháng bé đã phục hồi hoàn toàn, không còn tế bào ung thư trong người.

  1. Dùng virút bại liệt chữa ung thư

Sau khi lấy đi một đoạn gen quan trọng trên virút bại liệt, TS Matthias Gromeier của đại học Duke (Hoa Kỳ) đã dùng chính virút này để điều trị cho các bệnh nhân bị u nguyên bào thần kinh đệm (glioblastoma), một dạng ung thư não khiến bệnh nhân tử vong trong vòng chưa đầy một năm. Trong liệu pháp, sau khi được bơm vào não bệnh nhân, virút bại liệt xử lý gen tìm đến bám chặt vào các tế bào ung thư rồi dần dần tiêu diệt khối u. Do chỉ tác động trên tế bào bệnh, nên virút không đụng đến tế bào lành. Các nhà nghiên cứu hy vọng liệu pháp độc đáo này có thể áp dụng chính thức trên bệnh nhân vào năm tới.

  1. Đột phá điều trị ung thư máu

Sau khi biết con gái mình, bé Layla, 14 tháng tuổi, bị chứng ung thư máu lympho cấp tính (ALL) và thất bại với phương pháp điều trị truyền thống, ông bà Ashleigh và Lisa Richards không đầu hàng. Họ tìm đến GS Waseem Qasim, một chuyên gia về liệu pháp gen và tế bào của bệnh viện Great Ormond Street (Anh quốc). Ở đây, Layla được áp dụng một cách điều trị tiên tiến là lập trình lại tế bào miễn dịch T, những tế bào không được sản xuất đầy đủ trong bệnh ung thư. Tháng 6 qua, Layla được tiêm 50 triệu tế bào miễn dịch T biến đổi gen và chỉ sau hai tháng bé đã phục hồi hoàn toàn, không còn tế bào ung thư trong người. TS Andre Choulika, chủ tịch Cellectis, một công ty chuyên phát triển các liệu pháp gen và tế bào, cho rằng thành công của bé Layla là khởi đầu cho một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư.

  1. Nói chuyện từ não qua não

Bạn nghĩ gì khi người ta giao tiếp với nhau mà không cần nói, ra dấu hay sử dụng bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể? Vậy mà các nhà khoa học thuộc đại học Washington (Hoa Kỳ) cho biết có thể làm được điều này bằng phương pháp trao đổi thông tin não – não (BBI). Trong một thực nghiệm do GS Andrea Stocco tiến hành, nội dung của não “người gửi thông tin” được truy xuất thành tín hiệu thần kinh và số hoá trước khi tái mã hoá trong não “người nhận thông tin” dưới dạng hoạt động thần kinh. Nhiều cặp tham dự thí nghiệm đã đeo một chiếc máy điện não đồ và chơi thành công những trò hỏi – đáp thông qua các tín hiệu não của họ trên internet.

  1. In 3D “kết duyên” y học

Tháng 7 năm nay, một bé gái ba tuổi người Trung Quốc trở thành người đầu tiên trên thế giới được điều trị não úng thuỷ bằng một chiếc hộp sọ titan. Em bị não úng thuỷ bẩm sinh với chiếc đầu to gấp 3 – 4 lần bình thường vì chứa 85% dịch bên trong. Để cứu sống em, các bác sĩ tại một bệnh viện của tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã áp dụng cách chụp CT não và in 3D để tạo ra một hộp sọ bằng titan với kích thước như thật. Ca phẫu thuật kéo dài 17 giờ, bác sĩ rút đi phần dịch chứa trong đầu và thay một phần hộp sọ bằng hộp sọ titan giúp đầu của em trở về như bình thường. Vào tháng 9, cũng với công nghệ in 3D, các bác sĩ của đại học Y Salamanca (Tây Ban Nha) phối hợp với một công ty của Úc đã tạo ra một phần khung xương sườn với xương ức bằng titan để điều trị cho một bệnh nhân ung thư xương 54 tuổi bị tổn thương những phần này. Không thể kể hết những ứng dụng của in 3D trong y học, vì thế có thể gọi 2015 là một năm khởi sắc đặc biệt của công nghệ này.

  1. Làm tan thuỷ tinh thể bằng thuốc nhỏ mắt

Đục thuỷ tinh thể là nguyên nhân gây mù loà hàng đầu trên thế giới, phổ biến ở người già và cách điều trị duy nhất là phẫu thuật lấy bỏ thuỷ tinh thể đục khỏi mắt, thay bằng thuỷ tinh thể nhân tạo. Tuy nhiên, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã phát triển một loại thuốc nhỏ mắt có thể “làm tan” thuỷ tinh thể. Thuốc này là lanosterol, qua thử nghiệm cho thấy có khả năng làm tan thuỷ tinh thể hiến tặng của người cho, thỏ và chó còn sống. Nếu được áp dụng trên người, đây không chỉ là biện pháp điều trị không xâm lấn cho người bị đục thuỷ tinh thể nhẹ và vừa, mà còn giúp ngừa bệnh tái phát.

  1. Em bé sinh ra từ hai mẹ hoặc hai bố

Vào tháng 2, các nhà khoa học thuộc đại học Cambridge (Anh) và viện khoa học Weizmann (Israel) gây tranh cãi khi tạo được trứng và tinh trùng chỉ từ tế bào gốc da của người trưởng thành. Đây được xem là giải pháp giúp điều trị vô sinh cho các cặp vợ chồng hoặc những cặp đôi đồng tính muốn có con của chính họ vì không cần trứng và tinh trùng của người cho. Bất chấp thành công này, ứng dụng trên người vẫn chưa được phép vì những lo ngại về đạo đức trong “thiết kế những đứa trẻ nhân tạo theo ý muốn”. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, khám phá không chỉ có ứng dụng như thế mà còn giúp con người hiểu biết sâu hơn nguyên nhân vô sinh cũng như giúp điều trị một số bệnh liên quan đến tuổi tác.

  1. Ca ghép dương vật đầu tiên thế giới

Đầu năm nay, một nhóm bác sĩ phẫu thuật tại TP Cap Town (Nam Phi) công bố thực hiện thành công ca phẫu thuật cấy ghép dương vật đầu tiên trên thế giới và bệnh nhân hồi phục tốt sau ba tháng. Người nhận là một thanh niên 21 tuổi bị mất phần lớn dương vật, hậu quả của lần cắt bao quy đầu trước đó. Bác sĩ phẫu thuật Andre Van der Merwe cho biết ca ghép kéo dài chín giờ, bệnh nhân phục hồi được khoái cảm, cương dương và xuất tinh nhưng để có đầy đủ cảm giác tình dục thì phải chờ thêm hai năm nữa.

Lê Thanh Tâm

Có thể bạn quan tâm

Số lượng doanh nghiệp Hàn Quốc kết nối với hiệp hội doanh nghiệp Cần Thơ giảm phân nửa

ĐBSCL: Lợi nhuận tăng thêm 10.672 tỷ đồng từ chuyển đổi cây trồng

Gói Microsoft 365 Business dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khát vọng làm người

Nuôi trồng cá, rau cộng sinh

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:đột phá y họcy học

Tin khác

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

Đà Nẵng đón đoàn khách đầu tiên sau dịch

12 dự án cuối cùng vào chung kết Cuộc thi khởi nghiệp 2020

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA