Xe công nghệ 'húc nhau', người dùng hưởng lợi?
Tin mới
12:05
WHO: còn quá sớm để kết luận Covid-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc
11:46
Trung Quốc thất bại mục tiêu tự cung cấp chất bán dẫn
11:25
Ông Trump nhiều khả năng ‘trắng án’ lần hai dù đảng Dân chủ muốn luận tội
11:19
Thủ tướng yêu cầu xem xét kiến nghị của Hiệp hội DN Hàng không
22:31
Miền Tây chưa kích cầu du lịch đủ mạnh, giá tour còn cao
22:22
Trung Quốc phản đối Thụy Điển loại Huawei và ZTE khỏi dự án mạng 5G
22:16
Singapore thắt chặt các biện pháp đối phó với dịch Covid-19
22:08
Bitcoin lao dốc xuống dưới 30.000 USD
22:02
Doanh nghiệp ngoại thuê người Việt đứng tên hoạt động ‘vay qua app’
21:56
TP.HCM: Lệch pha cung cầu nhà ở nghiêm trọng, nhà cao cấp chiếm 70%
15:55
Một cái Tết chưa từng có
15:46
Elon Musk tài trợ 100 triệu USD cho cuộc thi về môi trường
10:47
Khu công nghệ cao tại TP Thủ Đức đặt mục tiêu xuất khẩu 30 tỷ USD
10:29
Tết năm nay hàng Việt lên ngôi
10:17
Úc muốn nâng quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện
21:54
Bitcoin tiếp tục giảm giá mạnh
16:10
WHO trấn an về việc tiếp cận vắc xin ngừa Covid-19
15:58
Vingroup muốn mua mảng kinh doanh điện thoại của LG tại Mỹ?
15:42
Chính quyền TP Thủ Đức hoạt động từ ngày 22/1
15:36
Doanh nghiệp ‘chóng mặt’ vì các loại phí
Bản tin thị trường
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
10:23
Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt
10:25
Israel sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ‘miễn nhiễm’ với Covid-19
09:36
Hàng không, du lịch có thể mất cả thập niên để hồi phục
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
10:05
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì cước tàu biển đi châu Âu và Mỹ tăng hơn 5 lần
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Mua sắmTiêu dùng
2021/01/24 - 6:12:53 PM

08:47 - 07/10/2019

Xe công nghệ ‘húc nhau’, người dùng hưởng lợi?

Sau năm năm có mặt, thị trường ứng dụng gọi xe tại Việt Nam đã đa dạng và cạnh tranh khốc liệt khi số đối thủ ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

  • Để tài xế Grab đợi quá 5 phút sẽ bị…
  • Malaysia phạt Grab 20 triệu USD do cạnh tranh không…
  • Nhiều ứng dụng gọi xe công nghệ âm thầm biến…

Gia nhập thị trường sau Go-Viet, nhưng Be hiện chiếm 16% thị trường gọi xe. Ảnh: TechBike.

Hãng Google và Temasek nhận định thị trường gọi xe công nghệ bao gồm đặt đồ ăn tại Việt Nam đạt giá trị 2 tỷ USD vào năm 2025, tăng bốn lần quy mô hiện nay. Các hãng đang cạnh tranh mạnh mẽ để giành thị phần. Người tiêu dùng được lợi gì từ cuộc cạnh tranh này?

Theo số liệu của ABI Research, trong sáu tháng đầu năm 2019, số lượng cuốc xe của các ứng dụng gọi xe tại Việt Nam đạt 200 triệu lượt. Với 146 triệu cuốc, Grab chiếm tỷ lệ áp đảo 73%. Be – hãng gọi xe được xem là thuần Việt – thực hiện 31 triệu cuốc, chiếm 16% và Go-Viet có 21 triệu cuốc, chiếm 10%. Các hãng còn lại như FastGo, VATO và MyGo chiếm tỷ lệ 1% còn lại.

Các ứng dụng gọi xe tính giá sàn cố định cho 2km đầu tiên và linh hoạt cho mỗi km tiếp theo. Ở lĩnh vực xe máy, Grab và MyGo có giá mắc nhất, kế đến là Be, Go-Viet và  FastGo. Ở lĩnh vực xe hơi, Be có giá mắc nhất, tiếp theo là Grab, MyGo và FastGo.

Cạnh tranh bằng lượng tài xế khủng

Ngay từ khi hiện diện tại Việt Nam từ năm 2014, Grab là hãng duy nhất tuyên bố giá cuốc xe của hãng tuỳ thuộc vào hai biến số chính: số lượng tài xế trong khu vực và điều kiện thời tiết. Các hãng còn lại như Go-Viet (gia nhập thị trường tháng 8/2018) và các hãng trẻ hơn như FastGo, Be và MyGo không thực hiện tăng giá theo hai biến số trên.

Cuộc bãi công của tài xế Go-Viet giữa tháng 7/2018 đã buộc hãng này thay đổi chiến lược.

Với những đợt mưa lớn và triều cường tại TP.HCM trong hơn một tháng qua, giá xe máy của Grab luôn gấp rưỡi đối thủ Go-Viet sau khi Go-Viet không thực hiện khuyến mãi và bắt đầu tăng giá cước khi trời mưa. FastGo và Be có giá xe rẻ nhất, nhưng khách hầu như không thểgọi xe vào những lúc trời mưa lớn.

Số lượng tài xế đóng vai trò quan trọng trong cuộc đua giành và giữ khách trên thị trường gọi xe. “Hãng nào không bắt khách chờ quá lâu và đủ tài xế để phục vụ sẽ giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường”, một chuyên gia truyền thông công nghệ nhận định.

Các số liệu mới nhất của các hãng cho thấy: hiện Grab nói có gần 200.000 tài xế, Go-Viet công bố có 125.000 tài xế và Be có khoảng 40.000 người.

Dù các hãng quản lý nghiêm ngặt các bác tài, nhưng trên thực tế, một tài xế vẫn có thể lách luật để chạy được cho hai hoặc ba hãng, có khi lên đến bốn. Các tài xế thường chọn hãng nào có nhiều ưu đãi và điểm thưởng cho tài xế, có tỷ lệ chiết khấu thấp hơn. Khi Go-Viet tăng chiết khấu, tài xế này đã bãi công bằng cách tắt ứng dụng và một số chuyển sang chạy cho Grab, bởi giá lúc trời mưa của GrabBike gấp đôi lúc GoBike chưa tăng giá.

“Tuy nhiên, thành công chỉ là nhất thời khi các hãng chi tiền để thực hiện khuyến mãi và các chính sách ưu đãi ban đầu. Khách hàng lẫn tài xế sẽ có xu hướng quay về ứng dụng có ưu thế hơn trên thị trường”, nhà phân tích James Hodgson của ABI Research, nhận định.

Các gói cước tiết kiệm

Grab hiện có giá cao hơn các dịch vụ gọi xe khác, nhưng các gói cước của Grab là tiện ích cho khách hàng và “vũ khí cạnh tranh” của hãng.

Đại diện truyền thông của hãng nói rằng, hiện Grab có đến chín gói cước đi lại bằng xe máy và xe hơi, giao nhận đồ ăn và giao nhận hàng hoá. “Các gói này thích hợp cho nhu cầu đi lại, sinh hoạt và buôn bán của cư dân các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội”, đại diện của Grab Việt Nam, nói.

Chẳng hạn với gói cước All70, khách chỉ trả 800.000 đồng cho 30 ngày sử dụng, gồm: 40 chuyến GrabBike mỗi cuốc trị giá 30.000 đồng, 20 chuyến GrabCar mỗi cuốc 40.000 đồng và mười đơn đặt đồ ăn mỗi lần 50.000 đồng. Khi vượt qua giá trị, dĩ nhiên khách sẽ trả thêm nhưng tính ra khách lời đến 1,7 triệu đồng khi mua gói này.

Với gói ship đồng giá 15.000 đồng, thì khách hàng là các toà nhà văn phòng hay các cửa tiệm bán hàng trên mạng sẽ được hưởng lợi.

Chưa kể là Grab còn tích điểm cho hội viên, hoàn toàn đến 20% cho mỗi lần thanh toán tại tiệm cà phê, nhà hàng hay cửa hàng bằng ví Moca…

Cuộc đua trở thành siêu ứng dụng

Ở cấp độ khu vực, Grab và GoJek đang cạnh tranh để trở thành siêu ứng dụng. Grab triển khai đồng bộ các dịch vụ tại Việt Nam cùng lúc với dịch vụ tương tự ở các thị trường Đông Nam Á khác. Trong khi đó, Go-Viet có lỗi nhịp so với tập đoàn mẹ GoJek.

Với ví Moca tích hợp trên Grab, người dùng hiện có thể sử dụng ứng dụng Grab để đặt xe, mua thức ăn, giao nhận hàng hoá, thanh toán tại cửa hàng, thanh toán các loại hoá đơn (điện, nước, điện thoại) và đặt khách sạn trên trang Booking.com và Agoda. “Grab đang trở thành siêu ứng dụng tại các nước hiện hãng đang hoạt động”, nhà đồng sáng lập Anthony Tan tuyên bố vào tháng 10 năm ngoái.

GoJek – hãng mẹ của Go-Viet – cũng đi theo xu hướng siêu ứng dụng khi tích hợp các dịch vụ tài chính (microlending), dịch vụ giúp khách đi chợ GoMart, tìm người massage GoMassage, tìm người trang điểm GoGlam, tìm người dọn dẹp nhà cửa GoClean…

Grab đã xây dựng được hệ sinh thái đa dịch vụ ở 43 tỉnh, thành ở Việt Nam và tiếp tục mở rộng. Riêng Go-Viet chỉ có ba dịch vụ gọi xe, đặt đồ ăn và giao hàng tại TP.HCM và Hà Nội.

Nhưng hiện giờ các bước phát triển tiếp theo của Go-Viet chưa rõ ràng cho đến khi vị CEO mới được bổ nhiệm. CEO mới sẽ có các bước đi mới để tương thích với các hoạt động kinh doanh mà GoJek đang triển khai ở Indonesia. “Go-Viet vẫn sẽ hướng trở thành siêu ứng dụng như Grab tại Việt Nam, nhưng hiện giờ câu hỏi vẫn là khi nào”, một chuyên gia về công nghệ tại TP.HCM, nhận định.

“Sự vươn lên của Go-Viet sẽ giúp cân bằng lại thị trường và người tiêu dùng sẽ có nhiều dịch vụ và tiện ích hơn”, ông kết luận.

Tiết kiệm thế nào?

1/ Đi lại:

–          Các gói cước của Grab thích hợp cho người sử dụng nhiều, quãng đường xa từ 7 – 8km trở lên và đi từ vùng ngoại ô vào trung tâm TP.HCM/Hà Nội và ngược lại.

–          Nếu sử dụng tiền mặt và đi từ các quận trung tâm thì chọn Go-Viet và Be tiện hơn.

–          Khung giờ từ 6 – 9 am và từ 4 – 7 pm là khung giờ cao điểm, gọi xe của Grab cao giá hơn.

–          Grab có nhiều mã khuyến mãi nhất, Be thường xuyên, FastGo ít khi, và hiện Go-Viet không có.

2/ Đặt thức ăn:

–          Nên chọn các quán có khoảng cách dưới 3km và thời gian giao dưới 30 phút. Trên 3km số tiền giao hàng mắc hơn và đồ ăn kém ngon hơn khi giao đến nơi.

–          Tránh đặt đồ ăn ở food court các trung tâm thương mại, vì giá mắc và đợi lâu.

–          Tránh đặt các quán ở khu vực kẹt xe và khi trời mưa gió.

–          Sử dụng các mã miễn phí giao đồ ăn. Đặt cho 1 – 2 người thì chọn Go-Viet (thường mã miễn phí giao hàng 10.000 đồng), nhóm 3 – 4 người trở lên hay gia đình thì chọn Grab và nhớ sử dụng mã có lợi nhất (từ 15.000 – 50.000 đồng).

Ricky Hồ (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

FPT có thêm hai đối tác từ Slovakia

Ngày 23/4, bắt đầu chuỗi Phiên chợ xanh tại TPHCM

Phiên chợ Xanh – Tử Tế ngày càng đắt khách

Tính toán miếng ăn cho đúng, cho đủ

Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đẩy mạnh Bắc tiến

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:ứng dụng gọi xexe công nghệ

Tin khác

Tết năm nay hàng Việt lên ngôi

Tết năm nay hàng Việt lên ngôi

VinMart giảm ‘giá sốc’ nhiều loại trái cây

VinMart giảm ‘giá sốc’ nhiều loại trái cây

Doanh thu bán lẻ và dịch vụ năm 2020 đạt hơn 5 triệu tỷ đồng

Doanh thu bán lẻ và dịch vụ năm 2020 đạt hơn 5 triệu tỷ đồng

Xu thế tiêu dùng mới tại TTTM hậu Covid-19

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Singapore trở thành nước đầu tiên cấp phép bán thịt nhân tạo

Midea ra mắt ba dòng máy lạnh mới, tiết kiệm điện

Trung tâm thương mại, siêu thị TP.HCM khuyến mại đến 90%

Tiếp thị
Việt Nam thiếu mặt bằng bán lẻ cho các nhãn hàng cao cấp

Việt Nam thiếu mặt bằng bán lẻ cho các nhãn hàng cao cấp

Mời DN HVNCLC cùng Go Online lên sàn điện tử

Mời DN HVNCLC cùng Go Online lên sàn điện tử

Chuỗi cà phê số 1 Thái Lan âm thầm tiến vào Việt Nam

Chuỗi cà phê số 1 Thái Lan âm thầm tiến vào Việt Nam

Hàng Việt ‘chập chững’ vào siêu thị ngoại

Hàng Việt ‘chập chững’ vào siêu thị ngoại

Tiêu dùng
Tết năm nay hàng Việt lên ngôi

Tết năm nay hàng Việt lên ngôi

VinMart giảm ‘giá sốc’ nhiều loại trái cây

VinMart giảm ‘giá sốc’ nhiều loại trái cây

Doanh thu bán lẻ và dịch vụ năm 2020 đạt hơn 5 triệu tỷ đồng

Doanh thu bán lẻ và dịch vụ năm 2020 đạt hơn 5 triệu tỷ đồng

Những mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ trong 1 năm đại dịch Covid-19

Những mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ trong 1 năm đại dịch Covid-19

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA