4 gương mặt mới của HVNCLC - Chuẩn hội nhập
Tin mới
13:05
Mỹ từ chối yêu cầu của Hong Kong về hàng dán nhãn ‘Made in China’
13:00
60 tấn gạo Việt Nam đầu tiên được nhập khẩu vào Anh theo UKVFTA
12:39
Phiên chợ Tết: Khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa
12:22
Nỗ lực toàn cầu ‘siết trách nhiệm’ các hãng công nghệ lớn
12:11
Xe máy sẽ tăng phát thải gần 70.000 tấn/năm
12:01
Du lịch TP.HCM mất hơn 55.000 tỷ đồng vì Covid- 19
22:46
Facebook News ra mắt tại Anh
22:25
Bộ Công an chính thức công bố mẫu thẻ căn cước công dân gắn chíp
16:13
Giá xăng tăng lần thứ 5 liên tiếp
15:04
7 ngân hàng Việt Nam ra mắt thẻ tín dụng nội địa
14:58
TP Thủ Đức sẽ được chia thành 3 khu vực để quản lý
14:53
Doanh nghiệp Nhật Bản sẽ mở rộng sản xuất tại Việt Nam
14:47
Bà Janet Yellen trở thành nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ
14:43
VN-Index giảm sốc hơn 38 điểm
10:23
Samsung đầu tư 10 tỷ USD xây nhà máy sản xuất chip 3nm ở Mỹ
10:07
Bộ Công an yêu cầu dừng cấp chứng minh nhân dân 9 số
09:43
Nhà nước kiến tạo phát triển là lựa chọn phù hợp
22:14
Thế giới mất đi hơn 250 triệu việc làm trong năm 2020
22:04
Mỹ dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực AI
21:58
TP.HCM dự kiến tổ chức 179 chợ hoa để tiêu thụ hoa, cây cảnh dịp Tết
Bản tin thị trường
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
10:23
Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt
10:25
Israel sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ‘miễn nhiễm’ với Covid-19
09:36
Hàng không, du lịch có thể mất cả thập niên để hồi phục
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Mua sắmTiêu dùng
2021/01/27 - 2:23:10 PM

15:31 - 07/02/2018

4 gương mặt mới của HVNCLC – Chuẩn hội nhập

Cuối tháng 1/2018, ban dự án bộ tiêu chí “Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) – Chuẩn hội nhập” kết nạp bốn thành viên mới, đó là: công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng NutiFood, công ty liên doanh bột quốc tế Intermix, công ty nông sản thực phẩm Lâm Đồng, và chi nhánh công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) tại Long An.

  • Lễ công bố Hàng Việt Nam Chất lượng cao 2018
  • Một sự kết nối – hội nhập đúng lúc
  • Danh sách chính thức 640 DN được NTD bình chọn…
agrifoods

Hiện Dalat AgriFoods đã đáp ứng những hệ thống quản lý và an toàn thực phẩm như: ISO 22000:2005, ISO 9001:2008, HACCP…

Bốn thương hiệu có những hoàn cảnh riêng, thân phận riêng, nhưng điểm chung là họ biết tự nâng mình lên để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và an toàn thực phẩm của thị trường trong và ngoài nước.

Phủ kín thị trường

Thập kỷ 80 của thế kỷ 20, dược sĩ, kỹ sư trạm nghiên cứu dược liệu (sở Y Tế TP.HCM) đã thành lập tổ hợp mang tên Đồng Tâm với ý nghĩa “đồng tâm hợp lực” từ góp vốn, tự chưng cất nguyên liệu, tự sản xuất và tự phân phối… nhóm sản phẩm kẹo bổ multivitamin, viên ngậm mentha, cốm bổ trẻ em… Lần hồi, Đồng Tâm cũng sống được trên thị trường, vì giá cả phù hợp với túi tiền của khách hàng trong những năm khốn khó. Năm 1989, tổ hợp Đồng Tâm trở thành cơ sở thực phẩm Đồng Tâm, là nơi ứng dụng các đề tài nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, để sản xuất các sản phẩm phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và bệnh nhân trong bệnh viện, với sản phẩm tiêu biểu là Enalaz. Đầu năm 2000, Đồng Tâm nâng cấp thành công ty, sau đó gọi tắt là NutiFood. Với ba nhóm sản phẩm: bột dinh dưỡng ăn dặm, sữa bột dinh dưỡng và thực phẩm dinh dưỡng cao năng lượng, năm 2001, NutiFood đã được người tiêu dùng bình chọn HVNCLC. Từ năm 2003, NutiFood bắt đầu xây dựng hệ thống phân phối tại 64 tỉnh, thành, tạo nên doanh thu tăng hơn 250%/năm, chiếm thị phần cao nhất về sữa bột nguyên kem tại thị trường Việt Nam.

Năm 2004, công ty liên doanh bột quốc tế Intermix là công ty đầu tiên của Việt Nam liên doanh với Nhật Bản để sản xuất bột trộn sẵn, với hai nhãn hiệu Mikko và Hương Xưa. Theo đại diện của Intermix, từ 10 loại sản phẩm, đến nay công ty đã có hơn 200 chủng loại sản phẩm khác nhau phục vụ cho nhiều đối tượng. Hiện các sản phẩm của Intermix đã có mặt tại thị trường ba miền với sản lượng tiêu thụ đạt trung bình hơn 600 tấn/tháng. Ngoài ra, Intermix còn xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài như: Mỹ, Nhật Bản, Úc…

????????????????????????????????????

Năm 2004, công ty liên doanh bột quốc tế Intermix là công ty đầu tiên của Việt Nam liên doanh với Nhật Bản để sản xuất bột trộn sẵn, với hai nhãn hiệu Mikko và Hương Xưa.

Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Lâm Đồng với thương hiệu Dalat AgriFoods được thành lập từ năm 1976. Tài sản hiện nay của Dalat AgriFoods là một trang trại chuyên canh cây gia vị với diện tích 100ha tại Đưng K’Nớ (Lạc Dương, Lâm Đồng), một nhà máy chế biến rau quả cấp đông tại Đức Trọng (Lâm Đồng) và một chi nhánh tại TP.HCM với năng suất ước tính khoảng 300.000 – 500.000 tấn rau/năm. Với thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản, hiện nay các sản phẩm của Dalat AgriFoods đã có mặt tại hầu hết các hệ thống siêu thị lớn trong cả nước. Không chỉ đứng được tại thị trường nội địa, các sản phẩm của Dalat AgriFoods còn có mặt tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Úc…

Ngày 1/4/2015, công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (tên tiếng Anh viết tắt là SASCO) đã quyết định thành lập chi nhánh tại Long An với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và đóng chai nước mắm. Trong đó, sản phẩm nổi bật là nước mắm hiệu “2 Cá Cơm”. Nguyên liệu để làm nên nước mắm “2 Cá Cơm” được nhập trực tiếp từ công ty Phú Quốc SASCO (thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang). Theo quy trình, những con cá cơm tươi đánh bắt từ vùng biển Phú Quốc sẽ được ướp muối ngay trên tàu và được ủ chượp trong thời gian dài trong các thùng gỗ, sau đó chế biến tại xưởng riêng ở Long An.

Sữa bột pha sẵn là sản phẩm nghiên cứu của các chuyên gia NutiFood.

Đầu tư công nghệ hiện đại

Để đáp ứng niềm tin của người tiêu dùng với các sản phẩm đạt chất lượng cao và đủ tiêu chuẩn khi xuất khẩu sang các thị trường lớn, các doanh nghiệp đạt chuẩn HVNCLC – Chuẩn hội nhập đã đầu tư công nghệ hiện đại, cũng như các chứng nhận toàn cầu về quản lý sản xuất.

Năm 2005, NutiFood đầu tư nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Mỹ Phước (Bình Dương) với hệ thống thiết bị theo công nghệ Đức, Thuỵ Điển… đảm bảo chất lượng sản phẩm và môi trường an toàn vệ sinh thực phẩm. Năm 2006, nhà máy NutiFood Bình Dương mở rộng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP thực phẩm, tiêu chuẩn HACCP. Năm 2010, NutiFood ký kết hợp tác với tổ chức ABS-QE (Mỹ) trong việc xây dựng và giám sát hệ thống quản lý chất lượng và gia hạn liên tục cho đến nay. Năm 2014, NutiFood ký kết với Hoàng Anh Gia Lai dự án chăn nuôi 120.000 bò sữa, đồng thời khởi công xây dựng nhà máy NutiFood Cao nguyên tại khu công nghiệp Trà Đa (Pleiku, Gia Lai) có công suất chế biến 500 triệu lít sữa/năm. Năm 2015, NutiFood khởi công xây dựng nhà máy NutiFood tại cụm công nghiệp Kiện Khê (Hà Nam) với công suất chế biến 200 triệu lít sữa tươi và 31.000 tấn sữa bột/năm. Đại diện của NutiFood cho biết, quy trình sản xuất khép kín từ khâu kiểm tra nguyên liệu đầu vào cho đến khi vận chuyển đến nhà phân phối sản phẩm, với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMP, HCCP, ISO 22000 và dưới sự giám sát chất lượng của tổ chức ABS-QE Mỹ. Ngoài ra, dữ liệu về nguồn nước, khí, nhiệt độ môi trường, chất thải… còn được lưu lại trong hồ sơ sản xuất.

xuong dong chai nuoc mam sasco

Xưởng đóng chai nước mắm SASCO.

Để sản phẩm có mặt tại các thị trường “khó tính” như Mỹ, Úc…, Intermix đang sở hữu các chứng nhận về quản lý chất lượng như: ISO 9001:2015, ISO 22000:2005, ISO 14001:2015, BRC Ver7.

Hiện Dalat AgriFoods đã đáp ứng những hệ thống quản lý và an toàn thực phẩm như: ISO 22000:2005, ISO 9001:2008, HACCP… Đại diện Dalat AgriFoods cho biết, công ty áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại trong sản xuất và chế biến trái cây, thảo dược gia vị và các loại hoa với các thiết bị làm mát chân không dành cho sản phẩm tươi sống và hệ thống IQF dành cho rau đông lạnh. Dalat AgriFoods còn là doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu và phân phối các kỹ thuật canh tác hiện đại, vật liệu và thiết bị, từ hạt giống, hệ thống thuỷ lợi tưới nhỏ giọt…

Với ngành hàng “tinh tế” như nước mắm, các sản phẩm của “2 Cá Cơm” được sản xuất theo dây chuyền hiện đại và quản lý theo các tiêu chuẩn HACCP, ISO 9001:2015, ISO 22000:2005, HALAL, chuỗi thực phẩm an toàn TP.HCM. Không chỉ tiêu thụ trong nước, các sản phẩm “2 Cá Cơm” còn được xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Hong Kong, Mỹ.

Bà Nguyễn Kim Thanh, chuyên gia tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm quốc tế: “Nhiều tiêu chuẩn nhưng còn thiếu niềm tin”

Ở  châu Âu, việc đánh giá tiêu chuẩn, dù tin tưởng nhưng phải thực hiện hàng năm, hàng tháng. Họ quan niệm: “kiểm tra là nhắc chừng”, vấn đề vẫn là thực tâm. Tiêu chuẩn GlobalGAP có ảnh hưởng lớn ở châu Âu, vì nó bao trùm từ sản xuất tới thị trường, việc chuẩn hoá được nhấn mạnh là phải tạo thói quen tuân thủ.

Ở Mỹ, SA8000 có 9 điều khoản, trong đó có 8 điều khoản thuộc công ước, hệ thống luật phải tương thích. Hệ thống này tuân thủ luật của quốc gia sở tại, nhưng nếu luật ở quốc gia đó không rõ ràng thì họ đưa luật của họ vào. Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã sửa nhiều quy định, nhưng còn nhiều tiêu chuẩn quốc gia chưa được hệ thống tiêu chuẩn quốc tế thừa nhận. Nếu không muốn chuyển đổi, muốn giữ chuẩn của mình thì sẽ phải đối chuẩn cho tương thích.

Hiện nay, vòng đàm phán với tổ chức GlobalGAP về mặt kỹ thuật và đưa tiêu chuẩn Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) – Chuẩn hội nhập lên trang của họ đã xong, bây giờ là việc tiếp cận hệ thống bên ngoài để tạo lòng tin. Lần đầu tiên, Việt Nam có hệ thống tiêu chuẩn HVNCLC – Chuẩn hội nhập, theo tôi nếu làm tràn lan sẽ không đủ lực, nên đi vào chuỗi, khai thác tối đa ưu thế công nghệ số hoá, minh bạch hoá thông tin doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn này. Trước hết và luôn luôn xem đây là công cụ tạo lòng tin từ hệ thống bán lẻ.

Tiêu chuẩn Việt Nam có nhiều nhưng chưa được sắp xếp, chưa tin nhau nên chưa thừa nhận lẫn nhau, từ đó chưa tương trợ nhau. Trong khi những hiệp định thương mại song phương (FTA), khu vực (hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN – ATIGA) đã vào tới cửa, bây giờ muốn sống hay nhường đất cho người khác trong những năm tới chính là do cách làm, cách tiếp cận và tương thích với hệ thống chuẩn mực. Từ chuẩn sẽ làm ra công cụ thông minh để người tiêu dùng tiếp cận, kiểm tra, thừa nhận.

Bên cạnh tiêu chuẩn, người bán lẻ muốn kiểm soát hàng giả, hàng thật. Có vậy mới bảo vệ nhà sản xuất cung ứng hàng vào hệ thống bán lẻ. Khi GlobalGAP chú ý tới nguồn gà thả ở châu Phi, tôi thấy tiếc khi chúng ta đã có chuẩn HVNCLC – Chuẩn hội nhập, sao không nghĩ tới việc xuất gà thả vườn sang EU; trong khi cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có những giống gà nổi tiếng, có thể phát triển, minh bạch hoá chuỗi giá trị của các trang trại. Châu Phi chưa có bằng chứng sản xuất an toàn, trong khi ta hoàn toàn có thể làm được nhờ có chương trình bảo tồn gien bản địa và chuỗi gà thả vườn chưa bị “phá” như các ngành khác.

Cốt lõi trong việc này là làm sao thị trường có lòng tin vào tiêu chuẩn, cả nhà cung cấp và nhà bán lẻ xem đó như giá trị gia tăng. Do đó, việc nâng cấp từ chứng nhận cho tới việc sử dụng để người dùng tự kiểm tra, thừa nhận phải có ứng dụng (application – viết tắt là app), phải làm ngay trong năm nay.

Ông Huỳnh Quốc Tịnh, điều phối viên quốc gia về thực phẩm bền vững WWF Việt Nam: “Chuẩn hội nhập là nhắc mình tuân thủ luật chơi toàn cầu”

Nói đến việc chuẩn hoá hàng hoá bán ra thị trường, kiểm soát gắt gao chẳng qua là nhắc doanh nghiệp tuân thủ, trước hết vì môi trường đó chính là của mình.

HVNCLC – Chuẩn hội nhập là tiêu chuẩn để doanh nghiệp xây dựng, phát huy thương hiệu tốt hơn, để sản phẩm được truy xuất tốt hơn, kiểm định nguồn gốc tốt hơn và tỷ trọng đạt tiêu chuẩn quốc tế cao hơn. Có chứng nhận tiêu chuẩn là một cách để bắt đầu sự thay đổi theo cách tìm lời giải tối ưu: đối chiếu trình độ, chuyển đổi và thừa nhận lẫn nhau.

ASC, GlobalGAP, BAB và một số tổ chức chứng nhận quốc tế đang làm theo kiểu này. Khi đăng ký là thành viên của nhau, việc đưa bộ tiêu chuẩn lên web, xác định trình độ hoặc đưa ra lộ trình chuyển đổi để có thể thừa nhận lẫn nhau.

Người mua có nhiều cách đánh giá, đối chiếu, truy xuất nguồn gốc và khi chứng nhận đáng tin cậy lại có ứng dụng để mọi người truy xuất, công việc sẽ thuận lợi hơn nhiều. Không như hồi xưa, bây giờ khách hàng là người Việt ở nước ngoài có thể mua hàng Việt qua Amazon, Alibaba ngay từ nước mình, chứ không nhất thiết chở container bán sang tay rồi phải lưu kho, chờ kiểm mẫu 100%… Khi bộ tiêu chí HVNCLC – Chuẩn hội nhập có app, biết đâu Việt kiều làm nhà hàng ở nước ngoài, cũng sẽ đặt hàng qua mạng. Bán qua kênh đó, doanh nghiệp hoàn toàn có lợi cho những nỗ lực làm thương hiệu, tránh cảnh bán cho nhà nhập khẩu để rồi họ lột nhãn, “thêm mắm dặm muối” mà thiệt thân cho chính chủ!

Có bộ tiêu chuẩn HVNCLC – Chuẩn hội nhập, cảm giác của người mua sẽ nghiêng về bên thứ ba, đó là các tổ chức độc lập chứng nhận. Kinh nghiệm cho thấy, việc theo đuổi hành trình quốc tế hoá tiêu chuẩn không hề đơn giản. Doanh nghiệp phải chấp nhận thay đổi vì các tiêu chuẩn liên tục có những phiên bản mới. Cuộc chơi toàn cầu khắc nghiệt, nhưng đó chính là điều kiện để doanh nghiệp trưởng thành.

Thịnh An ghi

Minh Tú
Theo TGTT

Có thể bạn quan tâm

Lễ công bố Hàng Việt Nam Chất lượng cao 2018

Cửa hàng tiện lợi ở VN tăng gấp bốn lần trong 6 năm

TP.HCM đủ điều kiện xây dựng sàn giao dịch heo

Amazon tham vọng với thị trường chăm sóc sức khỏe

Nhiều nét mới ở hội chợ HVNCLC An Giang

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Dalat AgriFoodshvnclc-chuẩn hội nhậpintermixnutifoodsasco

Tin khác

Tết năm nay hàng Việt lên ngôi

Tết năm nay hàng Việt lên ngôi

VinMart giảm ‘giá sốc’ nhiều loại trái cây

VinMart giảm ‘giá sốc’ nhiều loại trái cây

Doanh thu bán lẻ và dịch vụ năm 2020 đạt hơn 5 triệu tỷ đồng

Doanh thu bán lẻ và dịch vụ năm 2020 đạt hơn 5 triệu tỷ đồng

Xu thế tiêu dùng mới tại TTTM hậu Covid-19

Giá xăng dầu đồng loạt tăng

Singapore trở thành nước đầu tiên cấp phép bán thịt nhân tạo

Midea ra mắt ba dòng máy lạnh mới, tiết kiệm điện

Trung tâm thương mại, siêu thị TP.HCM khuyến mại đến 90%

Tiếp thị
Phiên chợ Tết: Khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa

Phiên chợ Tết: Khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa

Việt Nam thiếu mặt bằng bán lẻ cho các nhãn hàng cao cấp

Việt Nam thiếu mặt bằng bán lẻ cho các nhãn hàng cao cấp

Mời DN HVNCLC cùng Go Online lên sàn điện tử

Mời DN HVNCLC cùng Go Online lên sàn điện tử

Chuỗi cà phê số 1 Thái Lan âm thầm tiến vào Việt Nam

Chuỗi cà phê số 1 Thái Lan âm thầm tiến vào Việt Nam

Tiêu dùng
Tết năm nay hàng Việt lên ngôi

Tết năm nay hàng Việt lên ngôi

VinMart giảm ‘giá sốc’ nhiều loại trái cây

VinMart giảm ‘giá sốc’ nhiều loại trái cây

Doanh thu bán lẻ và dịch vụ năm 2020 đạt hơn 5 triệu tỷ đồng

Doanh thu bán lẻ và dịch vụ năm 2020 đạt hơn 5 triệu tỷ đồng

Những mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ trong 1 năm đại dịch Covid-19

Những mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ trong 1 năm đại dịch Covid-19

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA