Người Thái tiếp tục thâu tóm các công ty hàng đầu của Việt Nam
Tin mới
11:09
Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi
10:57
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
10:54
Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại Việt Nam
10:51
Zalo thu phí, người dùng than trời vì rắc rối
09:52
Nắng hạn bao phủ Âu – Á
09:49
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%
09:32
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?
09:27
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại
09:15
Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng
08:58
Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’
08:53
Đưa gạo Việt đi xa hơn
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
11:16
Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng
11:09
EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
11:04
‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai
10:57
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?
09:33
Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài
09:25
Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu
Bản tin thị trường
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Thị trường
2022/07/06 - 4:38:01 PM

09:49 - 27/04/2022

Người Thái tiếp tục thâu tóm các công ty hàng đầu của Việt Nam

Sau những tên tuổi đình đám trong lĩnh vực bán lẻ, năng lượng, dịch vụ, nông nghiệp…, thời gian gần đây tiếp tục chứng kiến thêm một số công ty hàng đầu Việt Nam về tay người Thái.

Siêu thị Tops Market (quận Tân Phú) đã về tay người Thái trong một thương vụ thâu tóm đình đám trước đây. Ảnh: Tú Uyên.

Toàn bộ ban lãnh đạo Công ty cổ phần Công nghiệp – Dịch vụ – Thương mại Ngọc Nghĩa, thậm chí cả người sáng lập vừa thông báo chính thức bán hết toàn bộ cổ phần tại công ty. Trước đó vào cuối tháng 3 vừa qua, ban lãnh đạo nhựa Ngọc Nghĩa và Tempel Four Limited thuộc VinaCapital đã đồng loạt đăng ký bán 96,44% tỷ lệ sở hữu công ty (tương đương gần 75 triệu cổ phiếu) từ ngày 18/3 cho đến 8/4.

Điều đặc biệt, những nhà sáng lập ra nhựa Ngọc Nghĩa, một công ty đứng đầu về thị phần ngành bao bì PET, quyết định thoái hết vốn đang nắm giữ với tỷ lệ 58,5%. Và Indorama Netherlands B.V, công ty thành viên của Indorama Ventures – nhà sản xuất các sản phẩm hóa học hàng đầu tại Thái Lan, đã chào mua hết toàn bộ phần vốn này.

Hiện giá cổ phiếu nhựa Ngọc Nghĩa đang giao dịch quanh mức 18.000 đồng/cổ phiếu. Do đó, người Thái có thể đã chi ra hơn 1.300 tỷ đồng để nắm quyền chi phối.

Trên thị trường, nhựa Ngọc Nghĩa là một tên tuổi rất lớn chuyên cung cấp bao bì cho nhiều đại gia lớn như Coca Cola, Pepsi, Vinamilk, Unilever… Chưa kể, sản phẩm của công ty còn xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính.

Trước đó, nhựa Duy Tân, một trong những công ty đứng đầu thị trường Việt Nam về các sản phẩm bao bì nhựa cứng đã chính thức về tay người Thái. Cụ thể Tập đoàn SCG Packaging đã bỏ ra hơn 3.600 tỷ đồng để mua 70% cổ phần của nhựa Duy Tân. Ông Wichan Jitpukdee, Giám đốc điều hành SCG Packaging, cho biết hiệu quả kinh doanh của công ty nhựa Việt Nam khá tốt, với doanh thu trên 5.000 tỷ đồng và lãi ròng 650 tỷ đồng chỉ tính riêng từ quý 3/2020 đến quý 2/2021.

Đại gia Thái cũng đánh giá rất cao nhựa Duy Tân khi cho rằng đây là công ty hàng đầu trên thị trường với nhóm khách hàng rất lớn gồm các công ty đa quốc gia lẫn công ty nội địa lẫn khách hàng cá nhân. Các sản phẩm gia dụng mang thương hiệu Duy Tân, chẳng hạn như đồ hộp và hộp đựng thực phẩm được phân phối rộng rãi tại Việt Nam thông qua hơn 16.000 điểm bán lẻ, nhà bán buôn và siêu thị.

“Do đó, việc mua công ty này cho phép chúng tôi đa dạng hóa và tích hợp năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của thị trường trong nước lẫn thị trường khu vực ASEAN. Ngoài ra, chúng tôi sẽ có thêm một dòng sản phẩm đóng gói hoàn chỉnh, chuyên nghiệp để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng” – ông Wichan Jitpukdee nói.

Không chỉ hai công ty trên, trong thời gian qua, người Thái Lan còn thâu tóm nhiều công ty Việt lớn trong lĩnh vực công nghiệp, tiêu dùng, năng lượng, nông nghiệp… Ví dụ Tập đoàn SCG của Thái đã chi ra hơn 2.000 tỷ đồng để thâu tóm Công ty bao bì Biên Hòa (SOVI) với mục tiêu mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. SOVI được xếp vào trong những công ty bao bì lớn trên thị trường Việt Nam với tập khách hàng lớn đến từ các công ty đa quốc gia chuyên về hàng tiêu dùng.

Đằng sau việc phải bán mình

TS Đoàn Hùng Dũng, chuyên gia tư vấn cao cấp Công ty PSD Consulting, nhìn nhận việc nhiều công ty Việt về tay người Thái chủ yếu xuất phát từ hai lý do. Thứ nhất: Khi các công ty này ngày càng phát triển thì tính phức tạp càng nhiều khiến họ bị nhiều yếu tố rủi ro tác động mạnh. Để đối phó với rủi ro, họ ứng phó bằng cách đầu tư cho quản trị, nâng cấp công nghệ. Nhiều công ty bỏ nguồn tiền lớn đầu tư nhưng nguồn thu không tăng kịp khiến tỷ suất lợi nhuận giảm hoặc tệ hơn là thua lỗ nên đành phải bán mình cho nhà đầu tư Thái Lan.

Thứ hai: Người chủ công ty trước đó thành công bằng cơ hội hơn là bằng chiến lược. Có nghĩa rằng họ thắng lớn trên thị trường nhờ vào nắm bắt được cơ hội nhưng đến khi cơ hội trở nên hiếm hoi thì ông chủ đó không biết cách xoay xở để phát triển hoặc đầu tư vào nhiều lĩnh vực không hiệu quả dẫn đến công ty tiêu tốn nguồn lực và không còn đủ sức khai phá thị trường.

“Ngoài ra, các đại gia nước ngoài cạnh tranh rất mạnh gây sức ép lớn cho các công ty nội trong bối cảnh vừa thiếu nguồn lực tài chính, quản trị chưa tốt cũng là nguyên nhân dẫn đến phải bán mình. Do đó, để tránh phải bán đứa con của mình thì người lãnh đạo phải có tầm nhìn, thay vì lo giải quyết sự vụ nên mạnh dạn đào tạo cấp dưới, giao quyền cho họ, dành thời gian nghiên cứu chiến lược rộng hơn. Cách làm này giúp họ có nhiều quyết định đúng đắn và sẽ giảm bớt rủi ro rất nhiều” – TS Dũng khuyến nghị.

Cùng góc nhìn, chuyên gia kinh tế Trần Thanh Hải đánh giá trong hai năm dịch bệnh vừa qua, nhiều công ty gặp khó khăn từ tài chính cho đến tăng trưởng doanh thu. Chẳng hạn, do đặc thù về sản phẩm bao bì phụ thuộc rất lớn vào các ngành hàng tiêu dùng trong nước mà một khi thị trường nội địa có sự biến động thì sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các sức ép này rất lớn là nguyên nhân đánh gục không ít công ty. Một khi không còn con đường tăng trưởng, bị bủa vây bởi chi phí lớn, doanh thu giảm sút thì việc bán công ty có khi lại là con đường đúng đắn để cứu thương hiệu Việt Nam tránh khỏi phá sản.

Vị chuyên gia này phân tích thêm, người Thái có một hệ sinh thái kinh doanh đã được thiết lập từ trước, nên khi thâu tóm được thương hiệu Việt họ nhanh chóng thúc đẩy tiềm năng và gia tăng sức mạnh của các công ty này. Hệ sinh thái này không chỉ nằm trong mối liên kết thị trường trong nước mà còn mở rộng xuất khẩu. Chưa kể họ còn có các công ty thành viên phụ trách sản xuất các sản phẩm là nguyên liệu đầu vào nên giúp hạ thấp chi phí cho công ty sau khi thâu tóm. Đây cũng là một trong lý do nhà đầu tư Thái nhảy vào mua lại các công ty hàng đầu của Việt Nam, tận dụng tiềm lực sẵn có để chiếm lĩnh thị trường.

Theo Dealgonic, các đại gia Thái Lan dẫn đầu số thương vụ mua bán và sáp nhập trong khu vực, Việt Nam và Indonesia lại lần lượt là lựa chọn hàng đầu cho các thương vụ thâu tóm. Các tập đoàn Thái Lan được đánh giá có một số ưu thế hơn so với các công ty từ châu Âu, Hàn Quốc, Nhật do vị trí địa lý, sự tương đồng về văn hóa.

Đáng chú ý bằng chiến lược đầu tư tập trung, nhiều tập đoàn Thái Lan đã để lại dấu ấn rõ rệt tại thị trường Việt Nam thông qua các thương vụ mua doanh nghiệp nội địa hàng đầu. Các tập đoàn Thái này sau khi mua bán, sáp nhập thường nắm quyền quyết định và chi phối, qua đó định hướng lại hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, thậm chí thay đổi cả thương hiệu cũ.

Theo Phương Minh/PLO

Có thể bạn quan tâm

Tận dụng dữ liệu trực tuyến để khai thác thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á

Novaon làm đại lý uỷ quyền ở Việt Nam cho Alibaba

‘Bão giá’ theo giá xăng

Bình luận thị trường: Cạnh tranh và bài toán lớn

Đằng sau cuộc ‘khủng hoảng cơm gà’ ở Singapore

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:mua bán sáp nhậpThái Lan

Tin khác

Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7

Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7

Hội thảo: ‘Tiêu chuẩn và chất lượng – Con đường Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới’

Hội thảo: ‘Tiêu chuẩn và chất lượng – Con đường Việt Nam trở thành bếp ăn của thế giới’

Hàng loạt mẫu iPhone giảm giá sâu

Hàng loạt mẫu iPhone giảm giá sâu

Người bán chia sẻ lợi nhuận, mãi lực tăng

Thịt thay thế – tương lai bắt đầu từ bây giờ

Đường dài của thịt thay thế

[Photo] Thực phẩm của tương lai

Tăng khuyến mãi, vực dậy sức mua

Tiếp thị
Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Khởi động chương trình Ứng viên HVNCLC 2023

Khởi động chương trình Ứng viên HVNCLC 2023

Ngành quảng cáo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022

Ngành quảng cáo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022

[Photo] Khám phá Talaad Thai – chợ đầu mối lớn nhất Thái Lan

[Photo] Khám phá Talaad Thai – chợ đầu mối lớn nhất Thái Lan

Tiêu dùng
Tăng khuyến mãi, vực dậy sức mua

Tăng khuyến mãi, vực dậy sức mua

TP.HCM: Nhiều siêu thị tung khuyến mại đến 100%

TP.HCM: Nhiều siêu thị tung khuyến mại đến 100%

Quả trứng, bó rau tăng ‘hỗn’

Quả trứng, bó rau tăng ‘hỗn’

TP.HCM tiếp tục tăng giá trứng gia cầm bình ổn từ ngày 15/6

TP.HCM tiếp tục tăng giá trứng gia cầm bình ổn từ ngày 15/6

Ứng viên HVNCLC
Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Khánh Hoà

Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Khánh Hoà

Công ty TNHH Thời trang Cỏ và Hoa

Công ty TNHH Thời trang Cỏ và Hoa

Công ty TNHH Nhựa cơ khí và Thương mại Chấn Thuận Thành

Công ty TNHH Nhựa cơ khí và Thương mại Chấn Thuận Thành

Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Ngọc Thẩm

Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Ngọc Thẩm

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA