Ngành suất ăn chế biến sẵn Trung Quốc trồi sụt theo Zero-Covid
Tin mới
15:47
Chiến lược tiếp thị ngoài sân bóng của Manchester City
15:42
Giới trẻ Trung Quốc chuộng đầu tư vàng
15:33
Thương hiệu gạo bắt đầu từ đâu?
15:21
TikTok chưa ủy quyền cho pháp nhân Việt Nam quản lý, xử lý vi phạm
10:31
Ấn Độ nỗ lực cân bằng phát triển kinh tế và chuyển đổi năng lượng
10:20
Mở rộng tiền tệ, nhưng cơ chế tạo vốn ‘nhỏ giọt’
09:54
Kinh doanh theo trend, ‘trà chanh giã tay’ rồi cũng mỏi
09:36
Trái phiếu bất động sản Trung Quốc vẫn là một ‘quả bom’
15:27
Gần 32.000 tỷ đồng đổ vào chứng khoán
15:01
Uber ‘oanh tạc’ mùa Giáng sinh
12:40
Chặn ‘cái sảy’ để đừng ‘nảy cái ung’
12:36
Sức ép gia tăng lên COP28
11:30
Vì đâu công ty khởi nghiệp ‘đình đám’ Cooky hụt hơi?
11:18
Xe hybrid giảm giá trăm triệu, khách hàng ‘sốc’
10:52
Hàng hóa Tết tràn ngập thị trường, sức mua vẫn yếu
10:20
Nhiều ngành hàng xuất khẩu ‘lỗi hẹn’ với mục tiêu năm 2023
15:05
‘Chiến dịch’ thú vị của Be Group
15:02
Giá xe máy giảm mạnh, hết thời ‘chặt chém’ khách hàng
10:21
Có nên ‘lướt sóng’ vàng trong cơn sốt giá?
10:09
Kinh tế số đang bùng nổ tại Đông Nam Á
Bản tin thị trường
16:11
Thị trường 24/7: VN sẽ là điểm sản xuất iPad thế hệ mới; Hàng XK vào EU có nguy cơ bị áp ‘thuế môi trường’
16:40
Thị trường 24/7: Xăng RON95 giảm gần 700 đồng/lít; Tỷ phú Thái đã nhận gần 9.300 tỷ cổ tức từ Sabeco
15:37
Thị trường 24/7: Việt Nam đứng top 3 thế giới về lượng người sở hữu tiền số; Giá dầu thô thấp nhất 5 tháng
16:20
Thị trường 24/7: Tăng trần giá vé máy bay nội địa; Giá cà phê tiếp tục lập kỷ lục mới
16:02
Thị trường 24/7: Lãi suất huy động xuất hiện đáy mới; Xuất khẩu gạo sang nhiều nước EU tăng đột biến
16:32
Thị trường 24/7: Giá gạo xuất khẩu tăng lên mức 663 USD/tấn; Hơn 2,87 tỷ USD vốn ngoại rót vào BĐS
16:20
Thị trường 24/7: Giá xăng RON95 giảm 34 đồng mỗi lít; Ấn Độ tiếp tục là điểm sáng kinh tế toàn cầu
15:47
Thị trường 24/7: Doanh nghiệp sắp được phép khuyến mãi 100%; VN áp thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024
16:35
Thị trường 24/7: Vàng SJC tăng vọt lên mức 73,5 triệu đồng; Chanh Trung Quốc đổ về TP.HCM
15:32
Thị trường 24/7: Vàng nhẫn tăng giá kỷ lục; Ô tô nhập về Việt Nam bất ngờ tăng gần 30%
16:04
Thị trường 24/7: Cả nước chỉ có 305 công trình xanh; Louis Vuitton muốn tổ chức đoàn tàu cổ Bắc – Nam
16:09
Thị trường 24/7: Xăng giảm về mốc 23.000 đồng; Trình Thủ tướng chấp thuận đầu tư casino Vân Đồn
16:27
Thị trường 24/7: Hãng xe máy lớn thứ 4 thế giới vào Việt Nam; Vàng tăng phi mã, vượt 72 triệu đồng một lượng
15:57
Thị trường 24/7: USD ngân hàng rớt mốc 24.300 đồng; Bộ Tài chính bác kiến nghị ưu đãi của các hãng ô tô
16:19
Thị trường 24/7: Giá USD giảm mạnh; Vịnh Hạ Long bị đưa vào danh sách ‘No list 2024’
15:43
Thị trường 24/7: Thu từ xổ số đạt hơn 34,5 ngàn tỷ đồng; Giá vàng SJC tiến sát mốc 71 triệu đồng
15:27
Thị trường 24/7: Tôm hùm xuất khẩu rớt giá mạnh; Thương lái vào tận vườn tranh mua sầu riêng trái mùa
15:22
Thị trường 24/7: VN sắp xuất khẩu lô tổ yến đầu tiên sang TQ; Indonesia thu 1 tỷ USD thuế TMĐT
15:29
Thị trường 24/7: Meta trở lại Trung Quốc sau 14 năm; Đối tác Apple rót thêm hơn 330 triệu USD vào Bắc Giang
16:10
Thị trường 24/7: Giá điện tăng 4,5%; Quốc hội ‘chốt’ mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6,0-6,5%
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Phát triển bền vững
2023/12/08 - 5:16:04 PM

09:28 - 26/10/2022

Ngành suất ăn chế biến sẵn Trung Quốc trồi sụt theo Zero-Covid

Các hãng suất ăn chế biến sẵn bùng nổ ở Trung Quốc vào cuối năm 2021. Nhưng từ đầu năm 2022 đến nay lại là bức tranh màu xám.

Hãng tư vấn Deloitte dự báo ngành công nghệ chế biến suất ăn của Trung Quốc sẽ đạt quy mô thị trường 1.000 tỷ USD vào năm 2026. Ảnh: China Daily/Getty Images.

Đại hội Đảng kết thúc cuối tuần rồi với thông điệp tiếp tục chính sách zero-Covid được xem là một cơ hội và thử thách mới của ngành.

Các ước tính về quy mô của thị trường thực phẩm chế biến sẵn tại Trung Quốc khá khác nhau. Tuy vậy, phần lớn các dự báo đều tin vào sự phát triển liên tục của lĩnh vực mới. Báo cáo do Hiệp hội nhượng quyền và chuỗi cửa hàng Trung Quốc và quỹ đầu tư China Renaissance Private Equity ước tính rằng thị trường lên tới 313,7 tỷ nhân dân tệ vào năm ngoái và sẽ đạt 831,7 tỷ tệ vào năm 2025. Deloitte ước tính rằng quy mô thị trường vào năm 2021 là 550 tỷ tệ và sẽ đạt 1.000 tỷ tệ vào năm 2026.

Tưởng đổi đời, nhưng…

Khi các đợt phong tỏa gây khó khăn cho đời sống và kinh doanh ở đất nước khổng lồ này, các hãng đồ chế biến sẵn đã chuyển sự chú ý của họ sang những người giờ phải bị “bó rọ” ở nhà, không có lựa chọn nào khác.

Các suất ăn chuẩn bị sẵn giờ vô cùng phong phú. Từ cá kho dưa cải đến thịt bò xào cay kiểu Tứ Xuyên đều đã chế biến sẵn được bày bán tại các siêu thị như Freshippo của Alibaba hay Sam’s Club của chuỗi Walmart. Bỏ bao bì, đặt các viên cồn đặc biệt ở đáy và đổ nước, các suất ăn này có thể tự hâm nóng. “Tôi mua món cơm gà ba chén và gà hầm thịt ba chỉ kiểu Đài Loan. Thú thật tôi nấu ăn không giỏi, nhưng cái tiện là món này rẻ hơn ăn ở nhà hàng và ngay cả khi tự nấu ở nhà”, theo lời Apple Li, nữ giám đốc bán hàng 35 tuổi ở Bắc Kinh.

Tháng 4 vừa rồi, David Chang cứ ngỡ rằng mình có cơ hội trong mơ. Chang nghỉ việc và đăng ký mở đại lý nhượng quyền cho hãng chuyên bán thực phẩm đông lạnh A-Bite. Chỉ trả phí nhượng quyền một lần 30.000 nhân dân tệ (khoảng 4.140 USD) và phí quản lý hàng năm 20.000 tệ, Chang có thể nhận được lợi nhuận gộp lên đến 50% vốn đầu tư nhờ bán các suất ăn chuẩn bị sẵn được A-Bite quảng cáo rầm rộ.

Nhưng công việc kinh doanh của Chang vẫn không thuận lợi như kịch bản A-Bite vẽ ra. Chang phải đóng gian hàng rộng 10 mét vuông thuê tại một siêu thị ở Bắc Kinh vào tháng 8 sau khi “cắt lỗ” hết 100.000 tệ. “Đau điếng người. Lợi nhuận quá thấp và không có nhiều khách mua sau khi hết khuyến mãi”, Chang nói.

Cơn lốc

Nhà phân tích Zhang Yi thuộc hãng nghiên cứu iiMedia Reasearch tại Quảng Châu nói: “Thực phẩm chế biến sẵn chỉ bắt đầu tạo sóng trên thị trường bán lẻ Trung Quốc từ cuối năm 2021 sau khi số lượng người ở nhà nhiều hơn, mảng nhà hàng ế khách”. Rất nhiều các doanh nghiệp niêm yết như Anjoy Foods, Charoen Pokphand Foods và Henan Shuanghui bắt đầu sản xuất các bữa ăn chế biến sẵn từ năm ngoái. Các chuỗi nhà hàng như Haidilao Hotpot và Xibei cũng vậy. Gã khổng lồ ByteDance – hãng mẹ của TikTok, công cụ tìm kiếm Baidu và quỹ tư nhân China Renaissance đều nhảy vào đầu tư ở lĩnh vực mới.

Từ 2013, theo iiMedia Research, đã có 71 vòng gọi vốn trong lĩnh vực này, riêng năm 2021 có 23 vòng, với tổng vốn huy động ít nhất là 10 tỷ tệ. Từ đầu 2022 đến nay, ít nhất tám startup lĩnh vực này gọi được vốn, vốn ít nhất 100 triệu nhân dân tệ mỗi công ty.

Nhà phân tích ngành thực phẩm Zhu Danpeng tại Quảng Châu nói rằng người tiêu dùng cá nhân chỉ chiếm khoảng 30% thị trường, 70% các món chế biến sẵn được bán cho các nhà hàng. “Thực phẩm chế biến sẵn chắc chắn sẽ đạt quy mô 1.000 tỷ tệ trong năm năm tới. Tuy nhiên, điều quan trọng là sự hài lòng và chấp nhận của người tiêu dùng đối với thực phẩm chế biến sẵn đang gia tăng”, Zhu nói.

Nhưng ngành công nghiệp này phải đối mặt với những thách thức mới, nhất là khi số lượng người gia nhập cuộc đua mới tăng dần. “Rào cản của ngành công nghiệp này không cao, nhưng rất khó để một công ty có thể mở rộng nhanh chóng. Chẳng hạn như hãng Suzhou Weizhixiang Food niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải. Đây là công ty hàng đầu trong lĩnh vực này nhưng thị phần chưa đến 1% vì sân chơi quá đông người”, báo cáo hồi tháng 7 của hãng Sinolink Securities cảnh báo.

Với các công ty đang tìm thị trường ngách và cơ hội mở rộng, chi phí cao và không đủ tủ cấp đông an toàn cho thực phẩm tươi là thử thách nghiệt ngã. Nhà phân tích Zhang Yi từ iiMedia nhận định: “Không dễ để thành công trong kinh doanh thực phẩm ở Trung Quốc, bởi trước tiên họ phải bảo đảm an toàn thực phẩm – vốn là điều mà người tiêu dùng đại lục rất ái ngại. Không phải ai cũng có thể làm được”.

Ngay sau khi ra mắt vào cuối năm 2021, A-Bite đặt mục tiêu có 3.000 cửa hàng nhượng quyền trên khắp Trung Quốc chỉ trong năm tháng. Tuy vậy, đến cuối tháng 6 vừa rồi, A-Bite chỉ có được khoảng 500 cửa hàng và buộc phải ngừng bán franchise. Theo hãng Canyan Data chuyên về dữ liệu ngành dịch vụ ăn uống ở Trung Quốc, số cửa hàng của A-Bite giờ chỉ còn 285.

David Chang kể lại rằng A-Bite đảm bảo ông có thể kiếm được ít nhất 60.000 nhân dân tệ một tháng. Nhưng doanh thu hàng ngày của Chang dưới 1.000 tệ, không đủ để trang trải các chi phí.

A-Bite không trả lời chính thức, nhưng một giám đốc sản phẩm nói với Nikkei Asia họ không đảm báo tất cả các bên mua franchise có được lợi nhuận. “Mỗi doanh nhân có những chiến lược tiếp thị khác nhau. Làm ăn thì có lúc thành công, có khi lại thất bại. Cần phải chấp nhận sự thật đó”.

Siêu thị Hema tại Thượng Hải với các suất ăn chế biến sẵn của Freshippo với nguồn vốn từ gã khổng lồ công nghệ Alibaba. Ảnh: Nikkei Asia.

Thử thách

Một số nhà phân tích cho rằng tình hình hiện nay giống như phong trào đầu tư vào rau quả đóng gói và hút chân không năm 2015 – 2016 khi các sàn thương mại điện tử bán thực phẩm tươi sống nở rộ ở Trung Quốc. Nhiều dự án đã gặp phải vấn đề tài chính sau khi đầu tư mạnh vào chuỗi hậu cần trữ lạnh do doanh thu không đủ bù chi phí. Nhưng ông Pu Wenming của hãng Zhenwei Xiaomei Garden cho rằng tình hình bây giờ đã khác. “Tại sao nhiều dự án bị phá sản trong năm 2015? Bởi lúc đó người tiêu dùng không chuộng vì họ có thể mua các món ăn mang đi với giá rẻ. Từ năm 2020, đồ ăn mang đi đắt hơn nhiều. Người tiêu dùng còn có nhiều lựa chọn giá rẻ hơn với các món chế biến sẵn”, Pu nói trong một webinar.

“Các món ăn chế biến sẵn vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Bởi ngành dịch vụ ăn uống hiện nay không thể nhanh chóng phục hồi như trước dịch Covid”, Bao nói.

Nhà phân tích này đã không trực diện xác định chính sách zero-Covid là nguyên nhân chính. Song, với kết quả Đại hội Đảng lần thứ 20 kết thúc hồi cuối tuần, chính sách zero-Covid với các đợt phong tỏa thường xuyên khắp các tỉnh thành Trung Quốc vẫn sẽ là nếp quen thường ngày ở đất nước này.

Khi thu nhập kém đi, tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ tăng và tụ tập ở nơi đông người còn hạn chế thì chuyện ăn ở nhà sẽ kéo dài. Đó là cơ hội trở mình lần nữa!

Ricky Hồ (theo TGHN/Nikkei, Reuters, Bloomberg)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc: Các trường dạy kèm chuyển sang dạy thể thao

Nếu thế giới này được xây dựng bằng đồng tiền, thì ai sẽ bán nó đi?

ĐBSCL: Doanh nghiệp muốn lớn nhưng vướng ‘nút thắt tài chính’

Bánh men làm dậy men ký ức

Một năm thê thảm của cá tra

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:thức ăn chế biến sẵnTrung Quốczero covid

Tin khác

Đâu bóng dáng người tiêu dùng trong phát triển bền vững?

Đâu bóng dáng người tiêu dùng trong phát triển bền vững?

Cộng sinh dưới tán rừng, hay chuyện nấm linh chi ‘ông Thế’

Cộng sinh dưới tán rừng, hay chuyện nấm linh chi ‘ông Thế’

Cá tra phát thải

Cá tra phát thải

Tiêu dùng xanh, kinh nghiệm thế giới và bài học cho TP.HCM

TS Dương Văn Ni: Sinh kế bền vững cho người đồng bằng

ĐBSCL cần làm gì để đối mặt thách thức kinh tế tuần hoàn?

Khi dòng Mekong không còn hào phóng

Doanh nghiệp tiên phong chào ‘hàng Xanh’ tại Mekong Connect 2023

Báo Xuân
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Mekong Connect
Đâu bóng dáng người tiêu dùng trong phát triển bền vững?

Đâu bóng dáng người tiêu dùng trong phát triển bền vững?

Cộng sinh dưới tán rừng, hay chuyện nấm linh chi ‘ông Thế’

Cộng sinh dưới tán rừng, hay chuyện nấm linh chi ‘ông Thế’

Cá tra phát thải

Cá tra phát thải

TS Lê Anh Tuấn: Thay đổi ứng xử để thúc đẩy liên kết vùng

TS Lê Anh Tuấn: Thay đổi ứng xử để thúc đẩy liên kết vùng

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA