Đến lượt HP, Dell và Microsoft tính chuyện rời khỏi Trung Quốc
Tin mới
09:46
Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới
09:43
Vinhomes bán toàn bộ 11.400 tỷ đồng vốn góp tại 2 công ty vừa thành lập
09:26
Cạnh tranh bán lẻ ngày càng khốc liệt
09:20
‘Rã băng’ trái phiếu bất động sản
09:17
Việt Nam vẫn là ‘đại bản doanh’ của Samsung
09:05
‘Chưa bao giờ doanh nghiệp Mỹ quan tâm nhiều đến Việt Nam như hiện nay’
08:44
Cách kết hợp dùng ngũ cốc dinh dưỡng Khánh Hòa khi tập gym
08:40
Thuận Nam giới thiệu sản phẩm mực lông dầu mới
17:20
Chấn Thuận Thành vinh dự đón nhận danh hiệu HVNCLC năm 2023
15:31
Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh
15:27
Thành ‘thiên đường du lịch’ nhờ ẩm thực bình dân chuẩn sao Michelin
15:20
‘Nước cờ’ mới của Trung Quốc?
09:51
Chạy đua bắt đà phục hồi của Trung Quốc
09:36
Doanh nghiệp địa ốc giảm quy mô hoạt động
09:32
Đón ‘đại bàng’ Mỹ
09:24
Đầu tư công, ‘đầu kéo’ tăng trưởng kinh tế năm 2023
09:16
Nếu không cải cách, Việt Nam ‘bị bỏ lại phía sau’ trong thu hút FDI
08:52
An toàn sức khỏe với áo mưa nhựa Sơn Thủy
08:51
Lợi ích của nước dừa trong mùa nắng nóng
08:49
Duy Anh Foods lần thứ 3 đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao
Bản tin thị trường
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
10:03
Thị trường bắp còn nhiều dư địa tăng giá
10:30
Giá vàng giảm mạnh trước sức ép của đồng USD
15:26
Vàng SJC tăng cùng chiều thế giới, chênh lệch gần 14 triệu đồng/lượng
15:36
USD tăng giá mạnh, vàng lao dốc
12:18
Vàng SJC tăng giá chiều bán, giảm chiều mua
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Xã hội
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thị trườngCông nghệ
2023/03/22 - 9:55:49 AM

17:27 - 04/07/2019

Đến lượt HP, Dell và Microsoft tính chuyện rời khỏi Trung Quốc

Các nhà sản xuất điện tử toàn cầu HP, Dell, Microsoft và Amazon đang tìm cách dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, cuộc di cư sẽ làm suy yếu vị thế của cường quốc thiết bị công nghệ của nước này.

  • Trung Quốc tuyên bố nới lỏng hạn chế cho đầu…
  • Apple chuyển nhà máy sản xuất Mac Pro sang Trung…
  • Apple đã yêu cầu các đối tác đánh giá chi…

Sự dịch chuyển của các thương hiệu PC khỏi Trung Quốc có nguy cơ làm suy yếu cường quốc sản xuất công nghệ hàng đầu thế giới. Ảnh: AP

HP và Dell, hai nhà sản xuất máy tính cá nhân số 1 và số 3 thế giới chiếm đến 40% thị trường toàn cầu, đang lên kế hoạch dịch chuyển tới 30% sản lượng máy tính xách tay ra khỏi Trung Quốc, theo Nikkei.

Microsoft, Google, Amazon, Sony và Nintendo cũng đang xem xét chuyển một số cơ sở sản xuất máy chơi game và loa thông minh ra khỏi Trung Quốc. Các nhà sản xuất PC hàng đầu khác như Lenovo Group, Acer và Asustek Computer cũng đang đánh giá các kế hoạch thay đổi định hướng sản xuất của mình.

Kế hoạch dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc của các công ty công nghệ, vốn được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, không thay đổi mặc dù đã có thỏa thuận đình chiến giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20 cuối tuần qua.

Nhiều nguồn tin cho biết tình hình vẫn còn quá bấp bênh trong khi chi phí gia tăng ở Trung Quốc cũng khiến các nhà sản xuất buộc phải xem xét các lựa chọn thay thế.

Theo một số nhà sản xuất công nghệ, quyết định dịch chuyển sản xuất của các thương hiệu máy tính và máy chơi game lớn nhất thế giới chủ yếu liên quan đến các sản phẩm dành cho thị trường Mỹ. Apple đang đánh giá chi phí di chuyển tới 30% sản lượng điện thoại thông minh ra khỏi Trung Quốc. Các nhà sản xuất máy chủ, thiết bị mạng và một số linh kiện điện tử cũng đang rời khỏi Trung Quốc theo yêu cầu của các khách hàng Mỹ.

Những động thái này sẽ là một cú đánh nặng nề cho ngành xuất khẩu điện tử của Trung Quốc, khu vực đã chứng kiến sự tăng trưởng kéo dài hàng thập kỷ qua, đưa Trung Quốc trở thành nhà sản xuất PC và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong phân khúc hàng điện tử tăng vọt 136 lần lên 1.350 tỷ USD trong năm 2017 từ mức hơn 10 tỷ USD năm 1991, theo QianZhan.

Tuy nhiên, nhiều công ty công nghệ đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc xung đột thương mại sau khi Mỹ áp thuế quan trừng phạt với hàng hóa trị giá 250 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, và mối đe dọa về vòng áp thuế mới vẫn còn treo lơ lửng.

Các nhà sản xuất máy chủ như Quanta Computer, Foxconn Technology và Inventec đều đã chuyển một số dây chuyền sản phẩm từ Trung Quốc sang Đài Loan, Mexico và Czech để tránh mối đe dọa bổ sung thuế quan và mối quan ngại về rủi ro an ninh quốc gia của Mỹ. “Sau khi thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 24/9, chúng tôi đã bắt đầu sản xuất máy chủ bên ngoài Trung Quốc từ tháng 10”, giám đốc điều hành một nhà sản xuất máy chủ Đài Loan cho biết.

Những động thái này đang làm dấy lên mối lo ngại về mất việc làm và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, vốn đã chậm nhất kể từ năm 1990.

Phía Mỹ cũng có thể sẽ cảm thấy một số tác động tiêu cực vì “giá sản phẩm có thể đắt hơn”, Darson Chiu, chuyên gia kinh tế thương mại tại Viện nghiên cứu kinh tế Đài Loan cho biết. “Nhưng Trung Quốc mới hứng chịu tất cả vì quốc gia này sẽ phải chuẩn bị cho khả năng tăng trưởng còn chậm hơn nữa và sẽ có nhiều công nhân rơi vào cảnh mất việc làm.”

HP và Dell đã bán được khoảng 70 triệu máy tính xách tay trên toàn cầu vào năm ngoái, các sản phẩm chủ yếu được sản xuất ở thành phố Trùng Khánh và Côn Sơn, hai cụm nhà máy máy tính xách tay lớn nhất thế giới. Sản lượng máy tính xách tay toàn cầu đã vượt quá 160 triệu đơn vị và là thiết bị điện tử tiêu dùng lớn thứ hai thế giới chỉ đứng sau con số 1,4 tỷ đơn vị của mặt hàng điện thoại thông minh.

Nhưng Trùng Khánh, nơi từng sản xuất một phần ba lượng máy tính xách tay toàn cầu, đang mất dần ánh hào quang. Một quan chức chính quyền địa phương nói với Nikkei rằng HP đã hạ dự báo sản xuất năm 2019 xuống dưới 10 triệu máy tính xách tay, bằng phân nửa sản lượng hai năm trước.

“Chi phí sản xuất tăng vọt ở Trung Quốc đã dẫn đến sự sụt giảm các đơn đặt hàng toàn cầu. Bây giờ, những bất ổn liên quan đến cuộc chiến thương mại lại càng khoét sâu thêm vào vết thương”, vị quan chức này nói.

“HP đã vạch ra kế hoạch chuyển khoảng 20% đến 30% sản lượng ra bên ngoài Trung Quốc”, các nguồn thạo tin nói với Nikkei. Công ty đang xem xét xây dựng chuỗi cung ứng mới ở Thái Lan hoặc Đài Loan. Việc dịch chuyển sản xuất có thể bắt đầu sớm nhất là vào cuối tháng 7 đến tháng 9.

Dell đã bắt đầu “chạy thử” dây chuyền sản xuất máy tính xách tay ở Đài Loan, Việt Nam và Philippines. Công ty muốn tránh tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại nhưng đồng thời cũng lo ngại về sự thiếu hụt công nhân và chi phí gia tăng ở Trung Quốc.

Khoảng 47% lô hàng máy tính xách tay của Dell dành cho thị trường Bắc Mỹ, thị trường lớn nhất của nó, trong khi 40% máy tính xách tay HP cũng hướng vào khu vực này, theo công ty nghiên cứu thị trường Trendforce.

“Sự đồng thuận chung của các nhà sản xuất điện tử là chuyển trung bình khoảng 30% sản lượng ra khỏi Trung Quốc tùy thuộc vào mức độ quan trọng của thị trường Mỹ … Mỗi nhà sản xuất sẽ có kế hoạch cụ thể riêng”, một giám đốc chuỗi cung ứng cho biết. “Apple thực sự là người cuối cùng và chậm chạp nhất, trong khi những hãng khác đã phản ứng mau lẹ hơn nhiều.”

Trong khi Amazon và Nintendo xem Việt Nam như một lựa chọn thay thế thì Microsoft đang để mắt đến Thái Lan cũng như Indonesia.

Theo các chuyên gia, ngay cả khi Washington và Bắc Kinh giải quyết tranh chấp về lâu dài thì việc dịch chuyển sản xuất cho thấy Trung Quốc sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng trong lĩnh vực sản xuất điện tử.

“Sẽ không có sự quay trở lại, và không đơn thuần chỉ liên quan đến thuế mà còn ở chỗ các hãng muốn giảm rủi ro trong dài hạn [như chi phí lao động tăng],” Darson Chiu nói. “Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ trở thành trung tâm cạnh tranh mới cho ngành sản xuất điện tử trong những năm tới.”

“Các nhà hoạch định có thể làm nhiều thứ để chống đỡ trong ngắn hạn với việc một số nhà xuất khẩu dời khỏi Trung Quốc”, Mark Williams, chuyên gia kinh tế, nói. “Nhưng Trung Quốc sẽ phải hứng chịu những hệ quả tồi tệ trong những năm tới khi không còn có thể hưởng lợi như cách mà các nhà xuất khẩu cạnh tranh toàn cầu đã mang lại cho nền kinh tế của họ.”

Duy Khiêm (theo TGHN/Nikkei)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch Việt lại chậm chân hội nhập

Apple Store bị đập phá và mất trộm iPhone vì các cuộc biểu tình tại Mỹ

Có gì trong kế hoạch ‘China Standards 2035’?

Apple bị cảnh báo không nên mua chip nhớ flash từ Trung Quốc

Máy tính bảng Samsung tăng thị phần tại châu Âu, châu Phi và Trung Đông.

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:ngành hàng điện tửthương chiến mỹ-trungTrung Quốcxuất khẩu điện tử

Tin khác

LG Electronics ‘chơi lớn’

LG Electronics ‘chơi lớn’

‘Bà mai’ Fika giữ chân người chung tình

‘Bà mai’ Fika giữ chân người chung tình

Xúm vào đầu tư công nghệ AI tương sinh

Xúm vào đầu tư công nghệ AI tương sinh

Dạy AI học làm bác sĩ cho bệnh nhân Việt

Startup Việt tìm cách ‘lợi dụng’ CHAT GPT

AI và được mất trong nền kinh tế chia sẻ?

‘Gã khổng lồ’ ASML có thể đến Việt Nam?

Bóng đen bao trùm ngành công nghệ

Công nghệ
LG Electronics ‘chơi lớn’

LG Electronics ‘chơi lớn’

‘Bà mai’ Fika giữ chân người chung tình

‘Bà mai’ Fika giữ chân người chung tình

Xúm vào đầu tư công nghệ AI tương sinh

Xúm vào đầu tư công nghệ AI tương sinh

Mặt trái của ChatGPT

Mặt trái của ChatGPT

Tiếp thị
Giày Thượng Đình bất ngờ ‘hot’ nhờ màn lăng xê vô tình của các Tiktoker

Giày Thượng Đình bất ngờ ‘hot’ nhờ màn lăng xê vô tình của các Tiktoker

TP.HCM tổ chức chuỗi sự kiện thúc đẩy xuất khẩu

TP.HCM tổ chức chuỗi sự kiện thúc đẩy xuất khẩu

Đừng chỉ bán chiếc bút bi hay gói bánh phồng tôm, hãy bán ‘Hàng Việt Nam’

Đừng chỉ bán chiếc bút bi hay gói bánh phồng tôm, hãy bán ‘Hàng Việt Nam’

Doanh nghiệp khởi nghiệp ‘ghi điểm’ với người tiêu dùng

Doanh nghiệp khởi nghiệp ‘ghi điểm’ với người tiêu dùng

Tiêu dùng
Sức mua giảm sâu

Sức mua giảm sâu

Kỳ vọng bứt phá trong năm 2023

Kỳ vọng bứt phá trong năm 2023

Các xu hướng thị trường mới, ghi nhận từ cuộc khảo sát HVNCLC 2023

Các xu hướng thị trường mới, ghi nhận từ cuộc khảo sát HVNCLC 2023

Thịt gà trong nước dư thừa, gà nhập khẩu vẫn cao

Thịt gà trong nước dư thừa, gà nhập khẩu vẫn cao

Ứng viên HVNCLC
Công ty CP Tràng Tiền 35

Công ty CP Tràng Tiền 35

Công ty TNHH TMDV & SX Trí Việt Phát

Công ty TNHH TMDV & SX Trí Việt Phát

Công ty CP Chế tạo và Lắp ráp Thiết bị Điện Việt Nam (VNE)

Công ty CP Chế tạo và Lắp ráp Thiết bị Điện Việt Nam (VNE)

Công ty TNHH Nhôm Nam Sung

Công ty TNHH Nhôm Nam Sung

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Xã hội
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA