RCEP đứng trước nguy cơ 'lỡ hẹn'
Tin mới
12:00
Cựu CEO Grab giữ chức Giám đốc quốc gia Apple tại Việt Nam
11:57
An ninh Đài Loan muốn công ty Foxconn rút hợp đồng với Trung Quốc
11:53
Một công ty Thái Lan bị xử phạt vì mua ‘chui’ cổ phiếu tại Việt Nam
11:48
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia
11:45
Việt Nam nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt thép trong 7 tháng
11:43
Mỹ kết luận sơ bộ vụ điều tra chống bán phá giá với gỗ dán Việt Nam
11:31
Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu
11:27
Nhà xuất khẩu châu Á gặp khó
09:20
Mỹ bơm tiền cho công nghệ chip, Trung Quốc tức tối ra mặt
09:09
Condotel bị loại khỏi Luật Đất đai sửa đổi
09:06
Trọng cung hay trọng cầu?
08:57
Lạm phát toàn cầu đe dọa xuất khẩu
19:21
Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm công nghiệp sang Anh
12:51
Giá xăng trong nước có thể xuống 21.000 đồng/lít?
12:45
Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu
12:34
Bộ Công an: Sẽ sửa đổi, bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu mẫu mới
12:26
Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách
12:20
Công ty chứng khoán nội bắt đầu ‘ngấm đòn’
12:16
Google bị sập trên toàn cầu
12:12
Cởi bỏ tâm lý ‘sợ trách nhiệm’
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thị trườngTiếp thị
2022/08/10 - 9:07:54 PM

13:44 - 24/03/2017

RCEP đứng trước nguy cơ ‘lỡ hẹn’

Theo quan chức Ủy ban Đàm phán RCEP, nội dung văn bản thỏa thuận hiện mới chỉ đạt 10% do vẫn còn có khác biệt về lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ giữa các nước thàng viên.

  • Khởi động vòng đàm phán mới RCEP sau khi Mỹ…
  • Ngoại trưởng Trung Quốc kêu gọi đẩy nhanh đàm phán…
  • Thái Lan ủng hộ nhanh chóng hoàn tất đàm phán…
2f218770ea79e79344e78b234d4b3920_RCEP1

RCEP được xem là hiệp định thương mại mở rộng của ASEAN với các đối tác, là khối thương mại chiếm 50% dân số thế giới và 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Chủ tịch Ủy ban Đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Đàm phán thương mại quốc tế thuộc Bộ Thương mại Indonesia, ông Iman Pambagyo, cảnh báo việc bổ sung thêm một số thành tố trong Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ khiến tiến trình đàm phán chệch hướng.

Ngày 23/4, hãng Bloomberg đưa tin phát biểu tại một diễn đàn ở Singapore, Chủ tịch Pambagyo nói rằng các bên tham gia đàm phán có quyết tâm chính trị hoàn tất RCEP, tuy nhiên vẫn còn có khác biệt về lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ. Nội dung văn bản thỏa thuận hiện mới chỉ đạt 10%.

Ông bày tỏ lạc quan về đàm phán liên quan đến mở cửa thị trường và văn bản về nội dung này có thể hoàn tất trong năm nay. Triển vọng tốt nhất là RCEP sẽ được ký kết trong năm tới.

Chủ tịch Pambagyo cho rằng Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand cùng với 10 quốc gia thành viên ASEAN sẽ cần phải chấp nhận quan điểm đa số trong một số lĩnh vực. Ông cũng hối thúc các nước tham gia đàm phán không đưa một số nội dung của TPP vào RCEP.

RCEP được xem là hiệp định thương mại mở rộng của ASEAN với các đối tác, là khối thương mại chiếm 50% dân số thế giới và 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Khác với TPP, RCEP không yêu cầu các nước thành viên tuân thủ các điều khoản về bảo vệ quyền lao động, nâng cao tiêu chí về môi trường.

Nhưng cũng giống như TPP, đàm phán RCEP gặp phải nhiều trở ngại lớn trước khi đi tới thỏa thuận cuối cùng. Ấn Độ hiện nêu yêu cầu tự do hóa hơn nữa về dịch vụ – ngành chiếm khoảng 50% GDP của nước này và có tác động đến dòng dịch chuyển lao động xuyên biên giới.

Điểm bế tắc lớn nhất là việc nới lỏng các quy định giúp cho lao động trong ngành công nghệ thông tin làm việc ở nước ngoài. Trung Quốc nhanh chóng lên tiếng ủng hộ sớm ký kết RCEP ngay sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi TPP. Ở tầm vĩ mô, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện sự ủng hộ toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại.

Chủ tịch Pambagyo cũng chia sẻ thông tin về nhiệm vụ đầy khó khăn trong việc tìm kiếm đồng thuận giữa các nhóm nước khác nhau – từ quốc gia kém phát triển như Lào cho tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc.

Vòng đàm phán vừa qua tại Nhật Bản quy tụ 700 quan chức, với 10 nhóm làm việc khác nhau và hơn một nửa trong số này là các tiểu ban chuyên vè hành hóa và dịch vụ. Tiến trình đàm phán tới đây có thể sẽ huy động nguồn lực đông hơn nữa.

Theo ông Pambagyo, thảo luận về thống nhất văn bản chậm tiến triển vì nhiều lý do. Nhiều nước muốn giải quyết dứt điểm từng mục trước khi chuyển sang mục khác. Một số nước cử chuyên gia đàm phán tham gia nhiều nhóm làm việc khác nhau, dẫn đến không thể thảo luận song song.

Số khác thì cho rằng không cần phải vội vã vì các vấn đề tiếp cận thị trường rất gai góc. Cá biệt, tranh cãi giữa các nước thành viên về đàm phán hiệp định song phương bên lề hội đàm lại được đem vào các cuộc thảo luận đa phương RCEP.

Vòng đàm phán tới đây sẽ diễn ra tại Manila, Philippines trong tháng 5, sau đó là các phiên thảo luận ở Ấn Độ.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tại sao có 100 tỷ USD, Microsoft lại đi vay tiền mua LinkedIn?

‘Quan hệ Việt – Mỹ bước vào kỷ nguyên mới của sự hợp tác’

Ngành da giày có thể đánh mất lợi thế FTA vì nguyên phụ liệu

Phát triển tài nguyên bản địa, đã đến lúc dốc sức!

Ngày 22 – 24/7, diễn ra Tuần lễ Thái Lan 2016 tại Cần Thơ

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Donald Trumphiệp định đối tác toàn diệnrcepThái LanTPP

Tin khác

Sản phẩm thân thiện môi trường gây ấn tượng

Sản phẩm thân thiện môi trường gây ấn tượng

Cà phê mang thương hiệu của nhóm nhạc BTS ra mắt tại Việt Nam

Cà phê mang thương hiệu của nhóm nhạc BTS ra mắt tại Việt Nam

Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Ngành quảng cáo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022

[Photo] Khám phá Talaad Thai – chợ đầu mối lớn nhất Thái Lan

Thúc đẩy lập hiệp hội doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng Việt tại Thái Lan

Người Thái chuộng bao bì sản phẩm có hình hoạt họa

Khách Thaifex thích thú với những sản phẩm ‘vì sự sống’ đến từ Việt Nam

Tiếp thị
Sản phẩm thân thiện môi trường gây ấn tượng

Sản phẩm thân thiện môi trường gây ấn tượng

Cà phê mang thương hiệu của nhóm nhạc BTS ra mắt tại Việt Nam

Cà phê mang thương hiệu của nhóm nhạc BTS ra mắt tại Việt Nam

Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Khởi động chương trình Ứng viên HVNCLC 2023

Khởi động chương trình Ứng viên HVNCLC 2023

Tiêu dùng
Giá hàng hóa vẫn neo cao

Giá hàng hóa vẫn neo cao

Giá hàng hóa vẫn leo thang, bất chấp xăng lao dốc

Giá hàng hóa vẫn leo thang, bất chấp xăng lao dốc

Sốt ruột chờ giảm giá hàng hóa, dịch vụ

Sốt ruột chờ giảm giá hàng hóa, dịch vụ

Tăng khuyến mãi, vực dậy sức mua

Tăng khuyến mãi, vực dậy sức mua

Ứng viên HVNCLC
Công ty TNHH E.B.C Mỹ phẩm Giang Điền – EBC Giang Điền

Công ty TNHH E.B.C Mỹ phẩm Giang Điền – EBC Giang Điền

Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Phát Thành – FATACO

Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Phát Thành – FATACO

Công ty cổ phần Wincofood

Công ty cổ phần Wincofood

Công ty TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất Bao bì Việt – VIPACO

Công ty TNHH Đầu tư ứng dụng sản xuất Bao bì Việt – VIPACO

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA