Làm ăn với Trung Quốc thời thương chiến Mỹ – Trung
Tin mới
10:44
Việt Nam lên tiếng việc Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép
10:37
Tiền lại đổ mạnh vào chứng khoán
10:34
Bộ Y tế: Chưa tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ dưới 5 tuổi
10:24
Tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt và ‘bêu tên’ trên truyền thông
10:19
Lạm phát giảm nhẹ, FED vẫn tiếp tục tăng lãi suất?
10:16
Mỹ ra quyết định bước ngoặt về Covid-19
10:11
Tiếp cận vốn vay ngân hàng không dễ
10:06
Món Việt tìm cách vào bếp Âu
12:31
Cuộc chiến Mỹ-Trung trên thị trường chứng khoán
12:28
Tỷ phú Elon Musk bán 6,9 tỷ USD cổ phiếu Tesla
12:22
Sẽ cấm mua hộ vé số?
12:17
TP.HCM: Đề nghị siêu thị giảm chiết khấu, không tăng giá bất hợp lý
12:14
USD giảm giá rất mạnh, vàng vẫn ‘bốc hơi’
12:10
Nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh
12:05
‘Cấm cửa’ than Nga, EU đối mặt thách thức gia tăng
11:58
Nước mắm truyền thống Phú Quốc Huỳnh Khoa hơn 200 năm đậm vị
09:53
Giá xăng sẽ xuống 24.000 đồng/lít?
09:46
Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn nhưng vẫn bị ‘trói’ bằng cả ‘rừng’ thông tư
09:38
Giá nhà khu Đông TP.HCM biến động theo hạ tầng
09:34
Ngân hàng tăng lãi suất để hút tiền gửi
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thị trườngTiếp thị
2022/08/12 - 4:48:42 PM

11:06 - 25/07/2018

Làm ăn với Trung Quốc thời thương chiến Mỹ – Trung

Vào cuối ngày thứ hai, 23/7/2018, Tân Hoa Xã đưa một tin động trời: một trong những công ty sản xuất vắc xin lớn nhất nước này bị phát hiện làm giả số liệu và bán vắc xin kém chất lượng ra thị trường.

  • Trung Quốc chấn động bởi bê bối vắc-xin rởm
  • 6 tháng qua, Việt Nam đã chi hơn 30 tỷ…
  • Thận trọng với những đơn hàng gia công của Trung…

Việc Vinamit thắng kiện tại Trung Quốc trong vụ tranh chấp thương hiệu vừa qua được xem là bước ngoặt lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Vụ bê bối được phanh phui sau một cuộc kiểm tra đột xuất vào ngày 15/7, cục Quản lý giám sát dược phẩm Trung Quốc phát hiện công ty khoa học kỹ thuật sinh học Trường Sinh, tỉnh Cát Lâm làm giả các số liệu về số vắc xin phòng dại do họ sản xuất. Kinh khủng hơn, năm ngày sau, ngày 20/7, công ty Trường Sinh lại bị phát hiện bán 252.600 liều vắc xin kém chất lượng cho tỉnh Sơn Đông vào năm 2017. Đây là vắc xin 3 trong 1 phòng bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván được dùng cho trẻ em từ 6 tuần đến 3 tháng tuổi. Như vụ sữa melamine năm 2008, chất lượng thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc lần nữa khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng nỗi sợ hãi, bất bình vì kiểu làm ăn vô lương tâm.

Nhưng giới kinh doanh dược phẩm ngấm ngầm tự hỏi, liệu sau điều tra, những liều vắc xin kém chất lượng này có lén tuồn sang thị trường Việt Nam quá gần và quá “thân thiện, dễ dàng”?

Từ khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nổ ra, nhiều giả thuyết đã được nêu lên, cảnh báo về tình hình tràn ngập hàng Trung Quốc “dội chợ” Hoa Kỳ, sẽ chảy sang Việt Nam. Cuộc chiến tranh làm nghiêm trọng thêm tình hình chuyển đổi quá nhanh của nền sản xuất Trung Quốc. Hệ thống robot dùng cho sản phẩm công nghệ cao được sử dụng ngày càng nhiều, ném ra đường hàng trăm nghìn công nhân có tay nghề. Cuộc chiến tranh gây ách tắc hàng hoá xuất khẩu dữ dội, và cũng làm nặng nề thêm tình hình thất nghiệp, nên Trung Quốc thẳng thắn hợp tác mở bảy khu sản xuất dọc theo biên giới. Nhất cử lưỡng tiện, vừa thay đổi được xuất xứ, vừa tận dụng được công nhân bị thải hồi hàng loạt từ các nhà máy.

Năm nay, 75% nông sản Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Kinh nghiệm cay đắng được tiếp tục mổ xẻ.Ma thuật từ thị trường dễ tính khiến nhiều chuyên gia lên tiếng cần giảm dần mua bán qua thị trường đầy rủi ro này. Đến nay, sau hàng loạt vụ “giải cứu” diễn ra, hàng loạt vụ “dừng mua, lật kèo, biến mất” của thương lái người Hoa, nghiệm lại, làm ăn với thị trường Trung Quốc có mấy điều cần chú ý.

Từ bài học của Vinamit

– Tính bấp bênh của những hợp đồng miệng hay thoả thuận sơ sịa, không có bóng dáng của pháp luật.

– Chất lượng nào cũng mua, bất chấp xuất xứ, tạo thói quen dễ dãi trong đối xử với tiêu chuẩn và chất lượng, và ngay cả đặt cọc trước 30% cho chắc ăn, họ cũng sẵn sàng bỏ cọc.

– Tình trạng chiếm đoạt thương hiệu hay làm hàng giả, nhái. Ai làm ăn với thị trường này cũng nói, phải chấp nhận thực tế chắc chắn sẽ xảy ra đó và có giải pháp từ trước. Như với Vinamit là “kiện tới bến”, hay với cân Nhơn Hoà thì phải “sức bền đấu tranh mới thắng”. Nhưng hiếm doanh nghiệp nào dám theo đuổi đến cùng các vụ kiện. Không phải vì thủ tục mù mịt, mà vì chuyện đòi nợ chỉ có “tiền mất tật mang”, khiến họ đành bỏ qua nếu không muốn… mất mạng như trường hợp chị Hà Thuý Linh, công ty trà Ô Long Hà Linh.

Vụ kiện đòi lại thương hiệu, thắng kiện của Vinamit cũng là một trường hợp cần tham khảo.Cần chuẩn bị để không bị bất ngờ với tình hình, chính người cộng sự của mình giật thương hiệu của mình; rồi một ngày đẹp trời, hàng chính chủ của mình bị loại ra khỏi siêu thị, vì họ có giấy tờ pháp lý là chủ thương hiệu.Am hiểu luật pháp Trung Quốc, viện dẫn hiệp định thương mại TRIPS, nếu chứng minh được người chiếm thương hiệu lại là người có quan hệ làm ăn thân thiết với mình, thì mình thắng. Dù vậy, phải qua nhiều cấp toà cho đến giám đốc thẩm, với đội ngũ luật sư có đủ chứng cớ mà ông chủ Vinamit chuẩn bị cẩn thận từ trước, vụ việc mới được xử xong. Như vậy, con đường gian nan phải qua là: dự liệu tình trạng có thể bị “phản thùng” chiếm thương hiệu, có đội ngũ luật sư bảo vệ, và có đủ sức, cùng lòng kiên trì theo đuổi đến cùng.

– Nên mở công ty phân phối do chính người Trung Quốc điều hành. Nếu đưa người giỏi của Việt Nam qua đó, thì điều chắc là họ sẽ tìm cách mua chuộc lấy tin tức và lâu dần thì mất người luôn. Trường hợp họ “tiếp thu” toàn bộ mạng lưới khách hàng hay “chiếm công nghệ” vẫn thường xảy ra, khi họ cũng trả lương gấp đôi để rủ được đội ngũ kỹ thuật của công ty Việt.

Cơ hội còn đó, tận dụng thế nào?

Việc giảm dần khối lượng bán hàng tiểu ngạch, chọn những ngành hàng quan trọng, có kim ngạch xuất khẩu lớn chuyển qua xuất chính ngạch, cũng hoàn toàn không dễ dàng. Các tỉnh biên giới Việt Nam vẫn thích kiểu làm ăn này để có nguồn lợi cho tỉnh mình. Sản phẩm của ta còn kém về kỹ thuật chế biến, thậm chí còn xuất kiểu tươi sống là chính.Và nhất là Trung Quốc đánh thuế rất cao đến không thể chịu nổi cho sản phẩm kinh doanh chính ngạch (tổng cộng 38% thuế, cả thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng).

Không phải từ tình hình chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, ta chỉ gặp toàn rủi ro và bất thuận lợi. Cũng có những cơ hội được nhận thấy: có thể tăng xuất khẩu qua thị trường Mỹ lấp chỗ trống hàng hoá Trung Quốc đang bị khó khăn, và cũng có thể nhập nguyên liệu giá mềm từ Trung Quốc để sản xuất hàng xuất khẩu…

Nhưng từ thực trạng nhiều vướng mắc hiện nay: thiếu hiểu biết người tiêu dùng Trung Quốc (hành vi, thị hiếu), thiếu hiểu biết chính sách và luật pháp, thiếu đội ngũ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư hay kinh doanh Việt Nam, chúng ta nhận ra một vấn đề: rất cần có đội ngũ những người làm xúc tiến thương mại chuyên nghiệp cho thị trường này, trong khi chờ việc chuyển đổi sang thị trường chính ngạch nhiều hơn.

Đội ngũ này nên có đa số là người Trung Quốc, am hiểu thị trường, luật pháp và chính sách, có tin cậy và ràng buộc rõ ràng, để cùng với những nhà xúc tiến chuyên nghiệp của Việt Nam tác chiến, không chỉ một mà cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, muốn được bảo vệ nhiều hơn ở thị trường này.

Khi đã không thể “dọn” đất nước mình đi đâu, và thị trường Trung Quốc quá rộng lớn vẫn là mối thèm khát đầy hấp dẫn béo bở của nhiều nước phát triển; thì ta nên quan niệm lại, chuẩn bị lại cho một giai đoạn mới. Còn nếu cứ “rề rề” tới đâu hay tới đó như hiện nay, thì không chỉ bị “văng miểng” bươu đầu sứt trán; mà có khi còn thua lại dài dài và chịu một ảnh hưởng vô cùng lớn cho nền kinh tế – thương mại nước mình.

KimHạnh (theo TGTT)

Có thể bạn quan tâm

Doanh nghiệp Việt dấn sâu vào thị trường châu Âu

Masan mua lại 20% cổ phần chuỗi cà phê, trà sữa Phúc Long

Tạp chí Nikkei: ‘Miniso của Nhật sao lại bán hàng Trung Quốc?’

Ra mắt Liên minh thúc đẩy sản vật địa phương

USIS Group mở văn phòng tại Cần Thơ

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:cdblthitruongchiến tranh thương mạiTrung Quốcvinamit

Tin khác

Sản phẩm thân thiện môi trường gây ấn tượng

Sản phẩm thân thiện môi trường gây ấn tượng

Cà phê mang thương hiệu của nhóm nhạc BTS ra mắt tại Việt Nam

Cà phê mang thương hiệu của nhóm nhạc BTS ra mắt tại Việt Nam

Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Ngành quảng cáo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022

[Photo] Khám phá Talaad Thai – chợ đầu mối lớn nhất Thái Lan

Thúc đẩy lập hiệp hội doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng Việt tại Thái Lan

Người Thái chuộng bao bì sản phẩm có hình hoạt họa

Khách Thaifex thích thú với những sản phẩm ‘vì sự sống’ đến từ Việt Nam

Tiếp thị
Sản phẩm thân thiện môi trường gây ấn tượng

Sản phẩm thân thiện môi trường gây ấn tượng

Cà phê mang thương hiệu của nhóm nhạc BTS ra mắt tại Việt Nam

Cà phê mang thương hiệu của nhóm nhạc BTS ra mắt tại Việt Nam

Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Khởi động chương trình Ứng viên HVNCLC 2023

Khởi động chương trình Ứng viên HVNCLC 2023

Tiêu dùng
Tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt và ‘bêu tên’ trên truyền thông

Tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt và ‘bêu tên’ trên truyền thông

TP.HCM: Đề nghị siêu thị giảm chiết khấu, không tăng giá bất hợp lý

TP.HCM: Đề nghị siêu thị giảm chiết khấu, không tăng giá bất hợp lý

Giá hàng hóa vẫn neo cao

Giá hàng hóa vẫn neo cao

Giá hàng hóa vẫn leo thang, bất chấp xăng lao dốc

Giá hàng hóa vẫn leo thang, bất chấp xăng lao dốc

Ứng viên HVNCLC
Nước mắm truyền thống Phú Quốc Huỳnh Khoa hơn 200 năm đậm vị

Nước mắm truyền thống Phú Quốc Huỳnh Khoa hơn 200 năm đậm vị

Công ty TNHH E.B.C Mỹ phẩm Giang Điền – EBC Giang Điền

Công ty TNHH E.B.C Mỹ phẩm Giang Điền – EBC Giang Điền

Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Phát Thành – FATACO

Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Phát Thành – FATACO

Công ty cổ phần Wincofood

Công ty cổ phần Wincofood

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA