Làm ăn với Trung Quốc, liệu có thể mãi theo kiểu ‘ở liều gặp lành’?
Tin mới
15:39
Xanh hóa điện năng ở Nhật Bản
15:36
Nghêu và mây tre của Việt Nam xuất khẩu sang EU tăng 38%-42%
15:30
Novaland tăng vốn lên gần 50.000 tỷ đồng
14:46
Phô mai que Hoa Doanh Foods – size to hơn, ăn đã hơn!
10:47
Bước trượt dài của đế chế Toshiba
10:29
Lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm xuống dưới mốc 2%
10:18
Đìu hiu chợ truyền thống
10:15
Sẽ nới thêm tín dụng cho bất động sản?
10:12
Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?
10:06
Bốn ‘ông lớn’ ngân hàng tung gói tín dụng ưu đãi 470.000 tỷ đồng
09:46
Áo mưa che cặp sách cho bé đi học
09:43
Những công dụng tuyệt vời của nước nha đam
09:37
Nhứng món ăn giòn rụm thơm ngon tại Hoa Doanh
15:13
FLC công bố lộ trình để cổ phiếu được giao dịch trở lại
15:08
‘Sóng’ Covid-19 mới bủa vây châu Âu và một phần châu Á
14:50
Thời điểm tốt để mua bất động sản?
14:29
Thế Giới Hội Nhập nằm trong danh sách ‘đã được xác thực’ của Bộ TT&TT
10:16
Cổ phiếu Vinhomes, VPBank tăng giá chóng mặt sau tin bán vốn cho nước ngoài
10:07
Moody’s hạ bậc tín nhiệm Techcombank xuống mức ‘Tiêu cực’
09:28
Startup công nghệ toàn cầu ‘khốn đốn’ sau vụ sụp đổ Silicon Valley Bank
Bản tin thị trường
10:39
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh
10:04
Vàng trong nước ‘leo dốc’ theo giá thế giới
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
10:03
Thị trường bắp còn nhiều dư địa tăng giá
10:30
Giá vàng giảm mạnh trước sức ép của đồng USD
15:26
Vàng SJC tăng cùng chiều thế giới, chênh lệch gần 14 triệu đồng/lượng
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcCà phê sáng
2023/03/25 - 2:12:25 AM

10:05 - 27/03/2016

Làm ăn với Trung Quốc, liệu có thể mãi theo kiểu ‘ở liều gặp lành’?

Cái “vi diệu” nhất đã và đang xảy ra rành rành là cái hiện đại, cái hay cái tốt thì họ làm với thế giới, còn chỉ dành cho Việt Nam toàn thứ độc hại, tệ lậu, xấu xí kinh hoàng.

  • Giao thương với Trung Quốc: Hàng đi đường tiểu ngạch…
  • Bà Phạm Chi Lan: Phải xem lại đàm phán thương…
  • Giao thương với Trung Quốc: Phải đưa về chuẩn chính…
vo_ong_nuoc4_zing

Cả nước đã kêu gào vô vọng về mối lo Trung Quốc cứ thắng thầu liên miên các dự án trọng điểm của các ngành kinh tế như kiểu ‘đường ống nước sông Đà’ này. Ảnh: Zing.vn

Nhân sĩ Bắc Hà bình chuyện giao thương với Trung Quốc như vậy: “Coi bộ nhà nước mình làm ăn với họ, biết hết là nguy, là hại mà cứ liều, vì “ở liều gặp lành” mà”.

Liều thật. Đường ống nước sông Đà vỡ 17 lần, 8 công chức Vinaconex vào tù, vẫn rủ Trung Quốc làm tiếp đường ống nước mới, vẫn hùng hồn “đừng nghĩ sản phẩm Trung Quốc là không hiện đại”.

Có ai nghĩ thế đâu, nhưng cái “vi diệu” nhất đã và đang xảy ra rành rành là cái hiện đại, cái hay cái tốt thì họ làm với thế giới, còn chỉ dành cho Việt Nam toàn thứ độc hại, tệ lậu, xấu xí kinh hoàng.

Cả nước đã kêu gào vô vọng về mối lo Trung Quốc cứ thắng thầu liên miên các dự án trọng điểm của các ngành kinh tế như: cơ khí, hóa chất, năng lượng, GTVT, khai khoáng (5/6 dự án hóa chất, 49/62 dự án xi măng, 16/27 dự án nhiệt điện…) đã gây hại không kể siết.

Đẩy nhập siêu từ Trung Quốc trong tổng nhập siêu của Việt Nam từ 15% năm 2001 lên đến 136% chỉ trong 10 năm (đây mới chính là nguồn gốc chính của nhập siêu).

Giật hết công trình của các ngành kinh tế Việt Nam, giành ráo việc làm của người lao động phổ thông Việt Nam.

Thải, tống vào mọi loại công nghệ thiết bị lạc hậu và dĩ nhiên đội vốn, chậm trễ, thiệt hại kéo dài, chẳng công trình nào ra hồn, chưa kể mối lo văn hóa, quân sự khi tự phát hình thành nhiều “làng Trung Quốc” khắp các vùng, chứa những “sư đoàn” tiềm năng đội lốt công nhân bí ẩn…

Hiện giao thương tiểu ngạch vẫn là cửa vào gần như tự do cho tất cả sản phẩm mất chất, độc hại, không nhãn mác đùng đùng đi xuống Việt Nam mỗi ngày, mới đây còn chuẩn bị nhập gia cầm, phụ… phế phẩm từ Trung Quốc khi xứ họ vẫn đang bị cúm gia cầm hoành hành, đã có 10 người chết.

Câu chuyện làm ăn như vậy, trên thế giới không thấy có nước nào.

Tất nhiên, còn vì mối lợi khó từ bỏ ở chân tường rất lung linh là “thứ gì không bán được ở đâu thì đều bán được cho Tàu”, thượng vàng hạ cám, giá nào họ cũng mua.

Riết rồi từ nông nghiệp đến công nghiệp, ngày càng nhập tâm quen thói làm ăn dễ dãi với Trung Quốc đến mức bị khó khăn, ngày càng khó để làm ăn HỘI NHẬP với thế giới.

Một người bạn thân đang xuất khẩu rất thành công với Mỹ, châu Âu, có lần bức xúc nói với tôi: “Thị trường Trung Quốc lớn lắm chị, hàng Trung Quốc cũng đẳng cấp thế giới, người ta đầu tư công nghệ thiết bị cao cấp, chinh phục cả Mỹ châu Âu, mình phải phát huy thế mạnh nằm sát biên giới với họ chứ? Mình không dọn cái nước mình đi đâu được thì liệu mà giao thương thuận thảo cho Doanh nghiệp nhờ chứ ?”

Tôi giải thích với anh nhiều thứ, nghe xong anh vẫn kết luận: “Họ cư xử kiểu gì với mình là cũng…do mình, cuối cùng mình vẫn phải làm ăn với họ, chẳng những không nên kỳ thị mà phải khôn ngoan giành mọi lợi thế để phát triển cùng họ”.

Đó là nan đề đau đầu nhất mà chúng ta cần thảo luận sâu, cùng nhau đưa ra định hướng và hành động.

Nếu chúng ta thực lòng muốn làm thì hoàn toàn có giải pháp, nhưng phải đồng lòng vượt qua tất cả khó khăn. Họ nhiều mưu sâu kế hiểm, làm ăn thương trường không lẽ bỏ qua cơ hội tận dụng cái dốt và tham của đối tác?

Bây giờ cái thói hư dễ dãi, giả dối trong giao thương với họ đã qui định cho Việt Nam quá lậm rồi, dễ gì sửa?

Quyết tâm cao, chịu đau, có lộ trình đồng bộ giải độc dần dần thì mới mong lấy lại thế công bằng với họ và đúng thế của mình trong hội nhập thế giới. Chứ cứ mãi đứng nhất nhì thế giới về số lượng nông sản xuất thô và nhất nhì từ dưới đếm lên về giá trị thì làm sao mà thoát cái bẫy thu nhập trung bình thấp?

Từ năm 2012, nhóm nghiên cứu của nguyên Bộ trưởng Thương mại với các đồng ngiệp danh giá như Võ Trí Thành, Nguyễn Đức Thành… đã công bố công trình nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại tự do tới nền sản xuất, thương mại Việt Nam.

Có đưa ra những giải pháp xác đáng để cải thiện giao thương với Trung Quốc như: giảm dần buôn bán tiêu ngạch, chuyển những ngành có nhu cầu cao của Trung Quốc sang chính ngạch để giảm rủi ro, lập những chương trình phân phối lớn của Việt Nam ở Trung Quốc.

Tận dụng các hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc. Hãy xem cách Thái Lan tận dụng hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – Asean bằng cách ký chương trình thu hoạch sớm T6-2003 về rau quả, ngũ cốc với Trung Quốc để giảm dần thuế đẩy mạnh xuất khẩu nông sản qua Trung Quốc dù phải vượt vô vàn khó khăn, để đến hiện nay Việt Nam cứ “nhìn Thái bán nông sản cho Trung Quốc mà phát thèm”.

Từ đó mới thấy họ có tầm nhìn, quyết tâm và chuyên nghiệp hơn Việt Nam nhiều.

Về nguyên tắc không nên phân biệt đối xử với đối tác, kể cả đó là kẻ thù truyền kiếp, ta vẫn phải bán buôn với họ.

Nhưng giải bài toán này cần một quyết tâm cao, từ bỏ lợi ích dành cho một nhóm người để dám đề cao lợi ích dân tộc.

Mất chủ quyền kinh tế thật ra cũng là nguy cơ lớn nhất, lâu dài, sâu xa chẳng kém cuộc chiền biển Đông.

Kim Hạnh
Theo Bsa.org.vn

Có thể bạn quan tâm

Giải mã phép màu ẩm thực Việt

Giá điện thiếu minh bạch

Ăn mảnh và lôi nhau xuống đáy

E chợ Bến Thành không có thực phẩm an toàn để bán

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: bứt tóc để bứt tốc?

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chính ngạchđấu thầuđường nước sông Đànhà thầu Trung Quốctiểu ngạchTrung Quốcvũ kim hạnh

Tin khác

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

SIM rác hoành hành

SIM rác hoành hành

Để TP.HCM và ĐBSCL hợp tác hiệu quả hơn

Giải bài toán thiếu cát cho ĐBSCL

Thoát bẫy thu nhập trung bình trước năm 2030

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Khôi phục niềm tin trên thị trường chứng khoán – bất động sản

Cà phê sáng
Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

SIM rác hoành hành

SIM rác hoành hành

Thách thức giải ngân và bản lĩnh người đứng đầu

Thách thức giải ngân và bản lĩnh người đứng đầu

Đời sống
Đìu hiu chợ truyền thống

Đìu hiu chợ truyền thống

Thời điểm tốt để mua bất động sản?

Thời điểm tốt để mua bất động sản?

Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới

Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA