Làm ăn, muốn bền…
Tin mới
16:13
Giá xăng tăng lần thứ 5 liên tiếp
15:04
7 ngân hàng Việt Nam ra mắt thẻ tín dụng nội địa
14:58
TP Thủ Đức sẽ được chia thành 3 khu vực để quản lý
14:53
Doanh nghiệp Nhật Bản sẽ mở rộng sản xuất tại Việt Nam
14:47
Bà Janet Yellen trở thành nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ
14:43
VN-Index giảm sốc hơn 38 điểm
10:23
Samsung đầu tư 10 tỷ USD xây nhà máy sản xuất chip 3nm ở Mỹ
10:07
Bộ Công an yêu cầu dừng cấp chứng minh nhân dân 9 số
09:43
Nhà nước kiến tạo phát triển là lựa chọn phù hợp
22:14
Thế giới mất đi hơn 250 triệu việc làm trong năm 2020
22:04
Mỹ dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực AI
21:58
TP.HCM dự kiến tổ chức 179 chợ hoa để tiêu thụ hoa, cây cảnh dịp Tết
21:54
Vingroup huy động gần 7.000 tỷ đồng từ trái phiếu để tăng vốn cho VinFast và VinSmart
21:47
Pizza Hut giao bánh bằng drone
12:20
Xe nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia vào Việt Nam tăng mạnh
12:16
Yêu cầu 3 hãng bay dừng bán vé tết vượt quy định
11:44
Vượt Mỹ, Trung Quốc thu hút vốn FDI nhiều nhất thế giới
09:18
Tín dụng tăng trưởng đột biến, kích hoạt đầu cơ?
09:02
Cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh để đón FDI chất lượng cao
08:56
Không sản xuất, nhập khẩu điện thoại 2G, 3G từ tháng 7
Bản tin thị trường
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
10:23
Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt
10:25
Israel sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ‘miễn nhiễm’ với Covid-19
09:36
Hàng không, du lịch có thể mất cả thập niên để hồi phục
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Góc nhìnCà phê sáng
2021/01/26 - 6:35:52 PM

09:08 - 12/04/2017

Làm ăn, muốn bền…

Tuần qua nổi lên nhiều lời yêu cầu, nên xây dựng tiêu chuẩn hữu cơ cho nông sản Việt để thúc đẩy sản xuất sạch, bảo vệ môi trường. Sự quan tâm bày tỏ trách nhiệm của các bộ liên quan làm loé lên hy vọng.

  • Lợi thế cửa trên
  • Vào nhà, lên kệ của ‘Người hàng xóm tốt bụng’
  • Nhỏ, càng phải có võ
vinamit

Vinamit bỏ ra ba năm ròng “tu luyện” để học hỏi, xây dựng lại toàn bộ hệ thống sản xuất mới lấy được cái bằng organics ở Mỹ. Làm ăn tử tế, làm ăn muốn bền không phải dễ đúng không? Ảnh: TL.

Nhưng rồi lập tức cũng có người lo, hễ có chứng nhận là lại có người bán và mua chứng nhận cho coi.

Tấm giấy thời thượng “hữu cơ”

Bấy lâu xã hội ồn ào mối lo thực phẩm bẩn nên tấm giấy chứng nhận hữu cơ càng quý, ai cũng biết nó là tấm hộ chiếu ngon lành nhất để thong dong xuất khẩu hàng vào các nước phát triển nhất. Đó là lợi thế lớn, là “đảm bảo bằng vàng” đủ sức mạnh vượt mọi ải kiểm tra về chất lượng an toàn.

Và đúng như vậy, cách đây mấy ngày, đã có một người quen hỏi tôi: “chỗ quen biết, chị nói tôi nghe xem muốn lo cái giấy chứng nhận hữu cơ thì hết bao nhiêu?” Bao nhiêu nhỉ? Làm sao nói giá được? Thử hỏi anh Nguyễn Lâm Viên, bỏ ra ba năm ròng “tu luyện” để học hỏi, xây dựng lại toàn bộ hệ thống trang trại, nhà xưởng, máy móc thiết bị trên toàn chuỗi sản xuất của mình để thực hành đúng các tiêu chuẩn an toàn tuyệt đối, thì tính tất thảy là bao nhiêu? Mà không chỉ đến đây, sẽ còn tái kiểm tra thường xuyên…Nên hỏi giá để “mua”, sao tính được? Tôi đọc một bài báo về Panda Rice được người Việt ở California, Mỹ, sản xuất và được người Việt ở đây chọn mua vì “gạo trồng ở Mỹ, theo tiêu chuẩn Mỹ là an toàn”.

Một doanh nhân trẻ bình: vậy mình qua Mỹ sản xuất là chắc ăn, bởi nhập khẩu giờ quá rắc rối với đủ thứ luật lệ mới. Tôi nói, tôi không nghĩ chỉ có con đường đó. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp chứng nhận hữu cơ USDA đó. EU cũng có chứng nhận hữu cơ và một tiêu chuẩn ít ngặt nghèo hơn mà hàng hoá các nước vào EU đều trưng ra: BRC, tiêu chuẩn của hiệp hội Bán lẻ của Anh. Mà hàng hoá bán trong Walmart không yêu cầu tiêu chuẩn hữu cơ. Phải đảm bảo an toàn thôi. Chính là hệ thống các tiêu chuẩn và hệ thống quản trị chất lượng sẽ đảm bảo an toàn cho sản phẩm Việt nhập khẩu. Nói thẳng thắn giữa người Việt mình với nhau thì phải thấy kiểu cách làm ăn dễ dãi, xuề xoà, suốt chuỗi cung ứng mỗi khâu mỗi kiểu, miễn sản phẩm đầu ra xuất được “trót lọt”, kiểu đối phó với tiêu chuẩn bằng cách chạy lo giấy chứng nhận thì chắc chắn sẽ còn gặp khó.

Nên tôi đành trả lời với anh doanh nhân người quen: không thể tính được giá mua chứng nhận hữu cơ.

Khi tôi báo tin cho cô bạn Nhật là Mayu chuyên đi hướng dẫn nông dân trồng rau hữu cơ, cô mừng vừa phải. Tôi hỏi: “Vậy cũng là có một bước tiến khá rồi. Em đang làm gì?”.Giọng Mayu vui hơn: à, tuần sau em bắt đầu một chương trình hướng dẫn làm nông hữu cơ trong một trường phổ thông. Bến Tre ủng hộ em đưa làm nông hữu cơ vào môi trường giáo dục. Em mừng lắm vì chính ra, nội dung cốt lõi của hữu cơ cần được giáo dục cho lớp trẻ từ nhà trường, từ khi còn nhỏ, cũng như mình cần dạy đạo đức, giáo dục công dân cho các em vậy. Các em thấu hiểu bốn nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ: sức khoẻ, công bằng, sinh thái và cẩn trọng thì hay biết bao nhiêu. Cô gái Nhật này chắc khó tưởng tượng ra câu hỏi về giá mua giấy chứng nhận, khi mà cô cứ thường xuyên giải thích với mọi người rằng nghề của cô là phát triển cộng đồng chứ không phải chuyên gia về canh tác hữu cơ! Thực hành hữu cơ trong nhà trường là dạy bạn trẻ trở lại về lối sống lương thiện, có trách nhiệm thay cho kiểu sống chụp giựt, mì ăn liền.

Tử tế mới là căn cơ

Tôi nghe một câu chuyện trong cuộc gặp một chuyên gia vừa từ một hội nghị về thuỷ sản ở Nhật về. Một bài báo mới đăng trên tờ The Guardian của Anh, gây bất lợi cho nghề nuôi cá hồi của ngư dân Scotland. Phát hiện của bài báo là có một loại sinh vật nhỏ, đeo bám hút máu, ăn thịt cá hồi nuôi, và nếu người ăn phải cá bị nhiễm độc từ con sinh vật này thì sẽ bị tổn thương da và nhiễm trùng thứ phát. Từ đó, người nuôi cá phải dùng kháng sinh và thuốc trừ sâu để diệt con sinh vật độc hại này.
Tôi hỏi, người nuôi cá hồi phản ứng ra sao? Bạn tôi nói thản nhiên, họ có hiệp hội, có chính sách giúp họ tự bảo vệ tốt, chống lại những kiểu “tung tin thảm hoạ, gây tiếp thảm hoạ” này. Hiệp hội những người nuôi cá hồi có cả quy trình về thủ tục để giải quyết những rủi ro để chống lại. Mỹ và châu Âu có luật “Food Defense” để các hiệp hội tiến hành ngay quy trình phản bác luôn và ngay.

Trời, như vậy sẽ giảm thiểu thiệt hại ngay, chứ đâu có trì trệ kéo dài như vụ nước mắm arsen tới giờ sắp chìm xuồng, chưa xử xong?

Một anh bạn tôi xuất khẩu dưa leo ngâm giấm qua siêu thị châu Á ở Hoa Kỳ. Xưởng sản xuất của gia đình anh rất nhỏ. Một hôm anh nhận được điện thoại báo sẽ có đoàn kiểm tra đến từ FDA Hoa Kỳ trong 24 giờ nữa. Họ cũng báo một quy trình. Báo trước 24 giờ, đến trước cửa báo và xin vào trong 30 phút. Kiểm tra dây chuyền chế biến. Lỗi chưa vệ sinh, thiết bị còn thiếu… cơ sở lãnh giấy phạt. Đóng phạt, khắc phục, kiểm tra lại, cho hoạt động tiếp tục vì không phải là hoạt động bất hợp pháp mà là yếu kém trong quản lý. Ngay tình, nghiêm túc sửa chữa thì được giúp đỡ và nhìn nhận lại. Người chủ trải qua cơn ác mộng ụp xuống như trời đánh, sau đó kết luận: “Cơ sở nhà tui nhỏ quá, đâu có đủ điều kiện. Tui với cả nhà không biết tiếng Anh. Họ thuê phiên dịch, thuê chuyên viên kiểm định. Tui được hướng dẫn bổ sung các biện pháp an toàn rồi tiếp tục xuất hàng cho họ. Họ muốn làm khó thì tui chết thẳng cẳng rồi…”.

Nghĩ cho cùng, tại sao anh này được chấp nhận? Vì anh làm ăn thiệt thà, tử tế, dù chưa biết đầy đủ cách để đạt chuẩn vệ sinh an toàn mới.

Lại nghĩ đến bài toán rất khó cho doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm Việt đi Mỹ hiện nay, sau luật Hiện đại hoá an toàn thực phẩm của Mỹ, là phải xây dựng lại chuỗi cung ứng của mình, tất cả các khâu trong chuỗi đều phải đảm bảo an toàn, đều có biện pháp phòng ngừa rủi ro. Nếu là doanh nghiệp vừa hay lớn, phải có cả nhân viên phòng ngừa rủi ro, sự hướng dẫn, tư vấn của các hiệp hội, các tổ chức xúc tiến hay chuyên môn; hay chí ít là của các doanh nghiệp đã đi trước, có kinh nghiệm.

Từ câu chuyện giấy chứng nhận hữu cơ của nông dân Việt, cho đến ngư dân Scotland, và cả nhà sản xuất dưa leo muối, đều cho thấy một điều: muốn làm ăn bền, lâu dài thì chỉ có một cách là: làm tử tế, đàng hoàng. Thời hội nhập này, nhà nhập khẩu có đủ “đồ chơi” để kiểm tra trên tất cả các khâu (nhứt cử nhứt động) nhưng cái hay là họ không dựa thế luật pháp, thủ tục để bắt chẹt, lột tiền mình. Mọi quy trình, thủ tục, phương pháp đều minh bạch trên mạng và ai cũng nên tìm hiểu, nắm vững.

Vậy quan trọng nhất là nhà sản xuất phải tự lo làm ăn tử tế. Họ cũng cần hiệp hội và cần chính sách công bằng của chính phủ. Thay đổi lối nghĩ và làm ăn “hái quả tầm thấp”, chắc không dễ nhưng xem ra không có cách nào khác.

Kim Hạnh
Theo TGTT

Có thể bạn quan tâm

EVFTA: Cửa đã mở nhưng vẫn còn ‘rào chắn’

Bún bò Huế dán logo ‘Bún bò Huế’ có gì ngon?

Hãng dược bắt tay với bác sĩ, bệnh nhân lãnh đủ

Người ăn ‘có điều kiện’, còn ta ăn ‘bất kể’…

Nan giải xử lý thuốc kém chất lượng

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:cdblthitruongKim Hạnhnông sản Việtorganicstiêu chuẩn hữu cơvinamit

Tin khác

Vì sao ngân hàng lãi lớn?

Vì sao ngân hàng lãi lớn?

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

GDP và hiểm họa môi trường

GDP và hiểm họa môi trường

Thế chẳng đặng đừng của ông Trump

Thao túng tiền tệ và câu chuyện ngụ ngôn ‘Bánh tao đâu’

Không khả thi khi mở rộng các sắc thuế

Ẩn dụ của thao túng tiền tệ

1,3 triệu người di cư, đồng bằng đang tan rã?

Cà phê sáng
Vì sao ngân hàng lãi lớn?

Vì sao ngân hàng lãi lớn?

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

Làm thủ tục qua mạng, vẫn phải in ‘một xe giấy’ để nộp ‘kèm phong bì’

GDP và hiểm họa môi trường

GDP và hiểm họa môi trường

Tiền rẻ và những rủi ro

Tiền rẻ và những rủi ro

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA