Vì sao BOT, BT gây phẫn nộ: Cải tạo đường hiện hữu, làm mới một đoạn rồi thu phí cả hai
Tin mới
10:44
Việt Nam lên tiếng việc Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép
10:37
Tiền lại đổ mạnh vào chứng khoán
10:34
Bộ Y tế: Chưa tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ dưới 5 tuổi
10:24
Tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt và ‘bêu tên’ trên truyền thông
10:19
Lạm phát giảm nhẹ, FED vẫn tiếp tục tăng lãi suất?
10:16
Mỹ ra quyết định bước ngoặt về Covid-19
10:11
Tiếp cận vốn vay ngân hàng không dễ
10:06
Món Việt tìm cách vào bếp Âu
12:31
Cuộc chiến Mỹ-Trung trên thị trường chứng khoán
12:28
Tỷ phú Elon Musk bán 6,9 tỷ USD cổ phiếu Tesla
12:22
Sẽ cấm mua hộ vé số?
12:17
TP.HCM: Đề nghị siêu thị giảm chiết khấu, không tăng giá bất hợp lý
12:14
USD giảm giá rất mạnh, vàng vẫn ‘bốc hơi’
12:10
Nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh
12:05
‘Cấm cửa’ than Nga, EU đối mặt thách thức gia tăng
11:58
Nước mắm truyền thống Phú Quốc Huỳnh Khoa hơn 200 năm đậm vị
09:53
Giá xăng sẽ xuống 24.000 đồng/lít?
09:46
Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn nhưng vẫn bị ‘trói’ bằng cả ‘rừng’ thông tư
09:38
Giá nhà khu Đông TP.HCM biến động theo hạ tầng
09:34
Ngân hàng tăng lãi suất để hút tiền gửi
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thời sựXã hội
2022/08/13 - 4:00:57 AM

11:06 - 29/08/2017

Vì sao BOT, BT gây phẫn nộ: Cải tạo đường hiện hữu, làm mới một đoạn rồi thu phí cả hai

Theo các chuyên gia, tình trạng ghép việc cải tạo đường hiện hữu với đầu tư xây dựng đường mới thành một dự án rồi đặt trạm thu phí thu cả hai tuyến đường, không cho người dân có quyền lựa chọn cần phải chấm dứt.

  • Bộ Giao thông Vận tải nói gì về vị trí…
  • Vì sao BOT, BT gây phẫn nộ: Lỏng lẻo từ…
  • Sau thanh tra, BOT Phú Gia – Phước Tượng giảm…
vov_bot_cailay_2_fekn

Trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang – một “điểm nóng” của dư luận trong những ngày gần đây.

Ngân sách dành cho phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đó có giao thông ở TPHCM thường chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Ở nhiều địa phương khác, tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều. Do vậy, thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách vào đầu tư là giải pháp khả thi trong bối cảnh hiện nay. Vấn đề là ngành chức năng phải sớm khắc phục bất cập, hoàn thiện nhanh bộ quy tắc quản lý theo hướng đảm bảo hài hòa lợi ích người dân, Nhà nước và doanh nghiệp.

Cải cách thủ tục, minh bạch hóa dự án

Theo một lãnh đạo của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, tùy theo quy mô của dự án mà thời gian thực hiện thủ tục đầu tư thực tế khác nhau. Các dự án nhóm A và các dự án trọng điểm quốc gia, phải trình Chính phủ xem xét, thời gian thực hiện thủ tục đầu tư trong đó có việc tổ chức đấu thầu, thường phải kéo dài 3-5 năm. Những dự án nhóm B có quy mô trung bình, nhóm C có quy mô nhỏ thời gian thực hiện thủ tục từ 2-3 năm. Thời gian thực hiện thủ tục đầu tư như vậy, trong nhiều trường hợp, không đáp ứng được tính cấp bách của công trình, đặc biệt các công trình giao thông.

Chia sẻ quan điểm với người cán bộ này, một chuyên gia về giao thông đô thị cũng cho rằng, những công việc như phê duyệt thiết kế công trình đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nên giao về cho các địa phương. TP.HCM và nhiều địa phương khác hoàn toàn đủ nhân lực có trình độ để thực hiện các khâu này. Các bộ ngành chỉ nên tập trung quản lý việc lập quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch. Việc phân quyền hợp lý không những giúp tiết giảm thời gian làm thủ tục mà còn góp phần làm giảm chi phí đầu tư. Một nhà đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật tư nhân đã tính toán, nếu không phải “bay đi bay lại” giữa TP.HCM và Hà Nội để trình duyệt thiết kế, ít nhất họ đã tiết kiệm được cả trăm triệu đồng chi phí đi lại dự án.

Quan trọng hơn nữa, rút ngắn được thời gian thực hiện thủ tục đầu tư sẽ làm cho các cơ quan chức năng “hết đường” biện bạch cho việc chỉ định thầu vì tính cấp bách thay vì đấu thầu-Nút thắt quan trọng trong việc minh bạch hóa các dự án đầu tư.

Cũng theo vị chuyên gia về giao thông đô thị, cùng với việc cải cách thủ tục đầu tư, các cơ quan chức năng phải nhanh chóng hoàn thiện các quy định về đấu thầu. Hiện tượng “thông thầu”, “quân xanh, quân đỏ”… tiêu cực trong đấu thầu đã từng xảy ra ở nhiều dự án. Nên công khai các tiêu chí chọn nhà thầu theo hướng khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ để giảm giá thành xây dựng (không phải hạ giá bằng mọi giá để được trúng thầu như trước kia).

Cương quyết không cho “mượn đầu heo nấu cháo”

Tình trạng “ghép việc cải tạo đường hiện hữu với đầu tư xây dựng đường mới thành một dự án rồi đặt trạm thu phí thu cả hai tuyến đường, không cho người dân có quyền lựa chọn” cần phải chấm dứt. Theo nhiều chuyên gia trong ngành, đây thực chất là kiểu mà dân gian thường nói: “mượn đầu heo nấu cháo” để trục lợi. Trên thực tế, việc đầu tư xây dựng đường mới vòng ra ngoài khu dân cư hiện hữu – các loại đường tránh kiểu như đường tránh thị xã Cai Lậy, không quá tốn kém bởi chi phí đền bù đất nông nghiệp không lớn. Nhiều đường tránh ở một số địa phương còn có chi phí xây dựng thấp hơn chi phí sửa chữa, mở rộng đường hiện hữu. Vì vậy, không có lý do gì để tiếp tục cách làm này.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, cách nay hơn 10 năm, ngành giao thông đã có chiến lược phát triển giao thông khá hợp lý. Đó là hạn chế mở rộng, làm đường tránh quốc lộ 1 hiện hữu. Dùng quỹ bảo trì đường bộ và các nguồn vốn ngân sách để duy tu, bảo dưỡng tuyến đường này. Dồn lực làm đường bộ cao tốc Bắc – Nam. Những đoạn cao tốc có lưu lượng xe cao, được đầu tư bằng trái phiếu chính phủ hoặc vốn ODA, PPP sẽ tiến hành thu phí để hoàn vốn và trả nợ. Tiếc rằng, vì nhiều lý do, chủ trương này đã không được triển khai thực hiện.

Theo một giảng viên khác của Đại học Fulbrihgt Việt Nam, Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, để thực hiện các dự án BOT thành công, cần chuẩn bị kỹ các điều kiện sau: lập kế hoạch kỹ càng; ước tính chặt chẽ chi phí và các nguồn thu; xem xét khả năng chi trả của người sử dụng; tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng đã ký; xây dựng khung pháp lý và thể chế phù hợp; quá trình đấu thầu phải cạnh tranh và minh bạch.

Riêng hình thức đầu tư BT, nên cân nhắc kỹ giải pháp trả chi phí cho nhà đầu tư bằng đất. Hiện nay TP.HCM đã có chủ trương không giao đất cho nhà đầu tư mà chủ động bán đấu giá đất, thu tiền và trả cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương vẫn áp dụng hình thức “đổi đất lấy hạ tầng”. Giải pháp này theo nhiều chuyên gia: tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đối với Nhà nước, rất khó xác định giá trị đúng của đất để “đổi” bình đẳng với nhà đầu tư. Về phía nhà đầu tư, nếu không giải tỏa được mặt bằng, vốn bị “chôn” trong dự án, sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn. Ngân hàng cho nhà đầu tư vay vốn để làm dự án bất động sản mà dự án không triển khai được sẽ phát sinh nợ xấu…

Vẫn nên tiếp tục thực hiện xã hội hóa, thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách vào đầu tư cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhưng phải siết chặt quản lý. Lợi ích từ việc làm này phải được cân đối, hài hòa cho người dân, Nhà nước và nhà đầu tư.

Theo SGGP

Có thể bạn quan tâm

Lũ lụt lại đe dọa ngành du lịch Thái Lan

Bất động sản quanh khu công nghiệp lên cơn sốt

TPHCM: Quận 1 được thí điểm kinh doanh trên vỉa hè

Hà Tĩnh cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa là sai thẩm quyền

Bắt khẩn cấp 5 người tình nghi giấu doanh thu của cao tốc TP.HCM – Trung Lương

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:bot cai lậybot giao thôngtrạm thu phí

Tin khác

Tranh cãi cấm xe khách vào nội đô TP.HCM

Tranh cãi cấm xe khách vào nội đô TP.HCM

Thuế Thu nhập Cá nhân quá lỗi thời so với 10 năm trước

Thuế Thu nhập Cá nhân quá lỗi thời so với 10 năm trước

TP.HCM: Hàng trăm dự án đầu tư công giải ngân 0 đồng

TP.HCM: Hàng trăm dự án đầu tư công giải ngân 0 đồng

Vì sao nhà ở xã hội chậm được khai thông?

‘Đỏ mắt’ tìm mua sách giáo khoa

Người làm công ăn lương ‘oằn mình’ đóng thuế

VASEP ‘kêu cứu’ về tín dụng đen hoành hành, đe dọa lãnh đạo doanh nghiệp

Grab chưa gửi giải trình về phụ thu phí nắng nóng

Môi trường
Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu

Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu

Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu

Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu

Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách

Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách

Nước lũ về miền Tây chuyển biến tích cực

Nước lũ về miền Tây chuyển biến tích cực

Xã hội
Tranh cãi cấm xe khách vào nội đô TP.HCM

Tranh cãi cấm xe khách vào nội đô TP.HCM

Thuế Thu nhập Cá nhân quá lỗi thời so với 10 năm trước

Thuế Thu nhập Cá nhân quá lỗi thời so với 10 năm trước

TP.HCM: Hàng trăm dự án đầu tư công giải ngân 0 đồng

TP.HCM: Hàng trăm dự án đầu tư công giải ngân 0 đồng

Xăng có thể về 20.000 đồng/lít nếu bỏ thuế?

Xăng có thể về 20.000 đồng/lít nếu bỏ thuế?

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA