Formosa, Alumin Nhân Cơ và bài học đắt giá về dự án có yếu tố Trung Quốc
Tin mới
10:20
Hội nhập bản quyền truyền hình
10:11
Nga sẽ cắt cung khí đốt trong 3 ngày, gia tăng sức ép lên EU
10:07
‘Giải cứu’ gói hỗ trợ lãi suất
09:55
Tiếp tục bàn thu phí ôtô vào trung tâm TP.HCM
12:17
Hàng không tăng tải hơn 50% dịp Quốc khánh 2/9
12:13
WHO ra khuyến nghị về vắc-xin Covid-19 mới và ‘mũi 4’
12:09
Giá vàng giảm phiên thứ 4 liên tiếp
12:06
Giao dịch giảm, giá bất động sản vẫn tăng
12:02
Mỹ muốn ngăn doanh nghiệp Trung Quốc mua đất nông nghiệp
11:59
Kinh tế khu vực sóng gió, xuất khẩu của Việt Nam triển vọng tích cực
10:20
Hợp tác xã năng lượng ở châu Âu
10:18
Cảnh báo lũ trên sông Mekong
10:13
Các nước châu Á chạy đua nhập nhiên liệu từ Nga
10:09
Tour du lịch lễ 2/9 bắt đầu ‘nóng’
10:04
Giá đất bồi thường ở TP.HCM cao gấp 35 lần bảng giá đất
10:01
Thiếu than, lo giá điện tăng
12:19
Bệnh bại liệt tái xuất ở nhiều nước
12:07
Các nền kinh tế lớn đương đầu lạm phát
12:02
Samsung cắt giảm mục tiêu doanh số smartphone
11:49
Mỹ thay đổi lớn về phòng chống Covid-19
Bản tin thị trường
12:13
Giá lúa mì kỳ vọng hồi phục thời gian tới
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thời sựXã hội
2022/08/20 - 10:32:06 AM

08:47 - 09/08/2016

Formosa, Alumin Nhân Cơ và bài học đắt giá về dự án có yếu tố Trung Quốc

Sự cố môi trường Formosa và Alumin Nhân Cơ đáng là những bài học lớn đối với Việt Nam khi “kích hoạt” các dự án có nhà đầu tư Trung Quốc.

  • Alumin Nhân Cơ: Công nghệ lạc hậu, hiểm hoạ khó…
  • Chọn Formosa, một bài học khác về chính sách FDI
  • Đủ lý do để dừng dự án nhà máy giấy…
alumin-nhan-co-1

Sự cố vỡ đường ống dẫn xút Nhà máy Alumin Nhân Cơ cảnh báo thảm hoạ môi trường ngang tầm Formosa.

Hậu quả về môi trường đã rõ vậy Việt Nam nên “sai đâu sửa đó” hay giải quyết ngay từ gốc để không còn những sự cố khủng khiếp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội cũng như cuộc sống của người dân.

Bài học đắt giá

Formosa là một dự án có mức đầu tư cam kết lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay và mang ý nghĩa lớn với Hà Tĩnh và thậm chí là đối với cả Việt Nam trong phát triển ngành luyện thép và công nghiệp nặng.

Nhờ những giá trị lớn đó mà dự án được nhiều “biệt đãi” và bản thân Formosa cũng cam kết sẽ đảm bảo áp dụng các tiêu chuẩn ngặt nghèo nhất về phát thải. Tuy nhiên, thực tế lại đi ngược hoàn toàn những gì doanh nghiệp này cam kết.

Đầu tháng 4/2016, đường ống xả thải khổng lồ chôn ngầm dài 1,5km và xả thải thẳng ra biển bị phát hiện. Ngay sau đó, người dân phát hiện cá chết trên diện rộng, khởi đầu từ Hà Tĩnh và lan dần ra Quảng Bình, Quảng Trị và đến Thừa Thiên – Huế khiến đời sống người dân 4 tỉnh miền Trung lao đao.

7 bộ ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa học trong và ngoài nước đã vào cuộc để tìm nguyên nhân. 84 ngày sau khi cá chết hàng loạt được phát hiện, Formosa đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa cá chết và cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả và cải tạo môi trường.

Thiệt hại do Formosa gây ra còn chưa thống kê hết thì đến ngày 23/7 tại Tây Nguyên đã xảy ra sự cố vỡ đường ống dẫn hóa chất tại nhà máy Alumin Nhân Cơ.

Điều đáng nói là công trình này cũng do một nhà thầu Trung Quốc thi công – công ty Chalieco.

Sự cố khiến một lượng kiềm từ bồn chảy ra ngoài làm 9,58 m3 kiềm tràn vỡ đã tràn ra khu vực nhà máy sân nhà máy.

Trong đó một phần được thu hồi, một phần thẩm thấu xuống nền đất diện tích 600m2 và một phần theo hệ thống thoát nước mưa chảy tràn và chảy ra suối Đắk Dao qua cửa xả số 3 về phía hạ du…

TS Nguyễn Thành Sơn – nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng nói: “Nguy cơ đã được cảnh báo trước rồi. Vấn đề ở đây là công nghệ khiến cho dự án chưa đi vào vận hành, chưa bàn giao đã xảy ra sự cố rồi”.

“Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào tần suất và quy mô. Như vừa rồi chỉ khoảng 9m3 rò rỉ ra môi trường thì không nguy hiểm lắm nhưng mai lại xảy ra, ngày kia lại xảy thì nguy hiểm. Hoặc 1 năm chỉ 1 lần sự cố thôi nhưng mỗi lần cả trăm tấn hoá chất thì lại thành nguy hiểm. Tuy nhiên, đây là sự cố hiếm gặp trên thế giới, mà dự án còn mới chỉ đang trong quá trình xây dựng, đến khi vận hành không biết thế nào. Cần phải nêu rõ trách nhiệm của nhà thầu ở đây là gì và có hướng xử lý người có trách nhiệm”, ông Sơn nói.

Ông Sơn cũng nói thêm rằng, dự án alumin Nhân Cơn ngay trước khi làm đã được nhiều chuyên gia đánh giá là không hiệu quả vì công nghệ lạc hậu, khó có thể cạnh tranh.

Đồng quan điểm, TS Lê Đăng Doanh cũng khẳng định: “Đây là một sự cố nghiêm trọng vì xảy ra trên cao nguyên, đầu nguồn sông và là mối nguy hiểm tiềm tàng, đe dọa toàn bộ môi trường các phía dưới hạ lưu. Các công trình đó do Trung Quốc thi công, việc giám sát không được chặt chẽ lắm nên cần có sự rà soát lại chứ đến lúc họ bắt đầu sản xuất và lượng phế thải tăng lên sẽ là thách thức với bảo vệ môi trường của chúng ta”.

Trao đổi về sự cố này với báo chí, PGS TS Nguyễn Văn Phổ, Viện Công nghệ địa chất và Khoáng sản, (Hội Địa chất Việt Nam) từng cho hay, bùn đỏ trong sản xuất nhôm từ boxit có độ kiềm rất cao lên đến 12 pH (nước ở mức trung tính độ pH= 7).

Trong khi đó, công nghệ của thế giới hiện nay vẫn chưa xử lý được loại xút trong bùn đỏ. Do đó, xút này xả ra ngoài thì mức độ phá hủy quá kinh khủng, mọi thứ nó đi qua đều bị tiêu diệt hết.

“Ngay Trung Quốc cũng đã cấm hơn 100 nhà máy sản xuất nhôm theo hình thức chiết quặng boxit. Tây Nguyên là khu vực nằm ở vị trí đầu nguồn các con sông, suối chảy về Nam Trung bộ, Nam bộ. Nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường liên quan đến boxit thì hậu họa sẽ khôn lường. Tôi nghĩ ở góc độ tác hại môi trường chẳng khác gì Formosa”, PGS Phổ lo ngại.

Mặc dù phía Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) khẳng định sự cố về hóa chất nêu trên không gây ảnh hưởng đến môi trường nhưng giới chuyên gia vẫn cho rằng, đây là một sự cố rất nghiêm trọng, tiềm tàng nguy cơ ảnh hưởng lớn tới môi trường ngang với sự cố tại Formosa mới đây.

Trung Quốc chọn Việt Nam để “đẩy” ngành nghề ô nhiễm?

Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 7/8 có đăng tải bài viết về FDI và giả thuyết nơi ẩn giấu ô nhiễm, trong đó có chỉ ra rằng, bên cạnh mục đích khai thác tài nguyên, dòng vốn FDI còn nhằm thay đổi nơi xả thải và nhất là còn nhằm tìm nơi để chôn cất chất thải không xử lý được mà ở các quốc gia phát triển, doanh nghiệp không được phép thực hiện hay không thể thực hiện do những quy định rất nghiêm ngặt về môi trường, chi phí xử lý và thuế suất xả thải rất cao.

Bài báo dẫn một số nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp FDI từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong thường ưu tiên chọn những điểm đến có chính sách môi trường kém khắt khe hơn, xem đó như một lợi thế trong cuộc đua giảm chi phí – tăng lợi nhuận so với các doanh nghiệp FDI từ các quốc gia khác như Mỹ, Anh, Nhật…

Tại Việt Nam, FDI Trung Quốc chỉ đứng thứ 7 trong các nước đầu tư vào nước ta nhưng nghiên cứu được trình bày tại hội thảo “Vietnam Forum 2016: Vietnam Thirty years of Doi Moi and beyond” tổ chức hồi tháng 4/2016 tại Singapore do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak tổ chức đã chỉ ra rằng:

Phần lớn FDI Trung Quốc đều hướng đến các lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên, những lĩnh vực mà chính phủ Trung Quốc luôn có rất nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp tiến ra toàn cầu.

Tỷ lệ các dự án đầu tư vào dầu mỏ và khai khoáng của Trung Quốc vào nước ta chiếm tới 70% tổng số các dự án, trong đó đáng chú ý là các dự án sắt, thép, xi măng, bauxite.

FDI Trung Quốc không quan tâm đến chuyển giao công nghệ và ngày càng có xu hướng gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đặc biệt, việc Trung Quốc đón đầu xu hướng TPP ở nước ta nên thời gian qua đã có một làn sóng đột biến FDI Trung Quốc đầu tư vào các ngành dệt nhuộm. Điều này vừa giết chết ngành sản xuất dệt may trong nước đồng thời cũng biến Việt Nam thành một bãi rác ô nhiễm khổng lồ.

FDI Trung Quốc mang theo những thiết bị mà Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được hoặc có thể có lựa chọn khác từ những nhà đầu tư thân thiện với môi trường hơn.

Điều đáng quan ngại là xu hướng này diễn ra đồng thời với việc thời gian qua chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hàng chục ngàn nhà máy do công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Liệu có mối quan hệ nào giữa việc các doanh nghiệp gây ô nhiễm ở Trung Quốc đóng cửa và sau đó chuyển sang Việt Nam?

Tác giả bài viết trên khẳng định, Việt Nam vẫn cần nên khó có thể từ chối FDI, vì vậy phải tăng cường thêm nguồn lực cho việc giám sát thực thi những quy định, tiêu chuẩn về môi trường để ngăn chặn kịp thời hậu quả xảy ra với môi trường.

Hiện chúng ta vẫn chưa có nhiều báo cáo đánh giá, so sánh giữa kế hoạch và thực hiện tác động môi trường ở rất nhiều doanh nghiệp.

Nếu làm được điều này ít ra cơ quan quản lý nhà nước sẽ có cơ hội nhìn lại những sai lệch, thiếu sót còn tồn tại trong công tác quản lý môi trường mà có hướng khắc phục kịp thời và nhất là bổ sung hay điều chỉnh những chính sách liên quan phù hợp thực tế.

Theo DĐDN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nước sông Ba bỗng chuyển màu xanh

Bộ Y tế yêu cầu 62 tỉnh, TP cách ly 14 ngày tất cả người đến từ TP.HCM

Bộ Công an lấy ý kiến mẫu thẻ căn cước gắn chíp điện tử

BOT giao thông: Khung pháp luật tồn tại nhiều mâu thuẫn

Công bố quyết định thanh tra cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:alumin nhân cơFormosaTrung Quốcvay vốn trung quốc

Tin khác

Tiếp tục bàn thu phí ôtô vào trung tâm TP.HCM

Tiếp tục bàn thu phí ôtô vào trung tâm TP.HCM

Thu phí không dừng: vẫn rối chuyện thanh toán, dán thẻ

Thu phí không dừng: vẫn rối chuyện thanh toán, dán thẻ

Hiểm họa từ thuốc lá điện tử

Hiểm họa từ thuốc lá điện tử

Tranh cãi cấm xe khách vào nội đô TP.HCM

Thuế Thu nhập Cá nhân quá lỗi thời so với 10 năm trước

TP.HCM: Hàng trăm dự án đầu tư công giải ngân 0 đồng

Xăng có thể về 20.000 đồng/lít nếu bỏ thuế?

Vì sao nhà ở xã hội chậm được khai thông?

Môi trường
Hợp tác xã năng lượng ở châu Âu

Hợp tác xã năng lượng ở châu Âu

Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu

Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu

Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu

Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu

Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách

Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách

Xã hội
Tiếp tục bàn thu phí ôtô vào trung tâm TP.HCM

Tiếp tục bàn thu phí ôtô vào trung tâm TP.HCM

Thu phí không dừng: vẫn rối chuyện thanh toán, dán thẻ

Thu phí không dừng: vẫn rối chuyện thanh toán, dán thẻ

Hiểm họa từ thuốc lá điện tử

Hiểm họa từ thuốc lá điện tử

Vì sao TP.HCM càng chống càng ngập?

Vì sao TP.HCM càng chống càng ngập?

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA