Bộ trưởng GD-ĐT: Giáo dục không phải là một trận đánh, giáo dục là con người
Tin mới
16:11
Kinh tế Trung Quốc đã hạ nhiệt đáng kể trong tháng 4
16:02
Elon Musk quan tâm sản xuất pin xe điện ở Indonesia
15:57
Bình Thuận: Làng nghề nước mắm truyền thống nguy cơ ‘treo lều’
15:53
Nhiều nước châu Á áp thuế để hạ nhiệt thị trường bất động sản
15:47
Giá USD tăng sốc lên 24.000 đồng mỗi USD
10:40
Lãi suất VNĐ khó đứng yên
10:35
‘Cứu Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm’
10:12
Nhà đầu tư nên làm gì khi cổ phiếu lỗ 50%?
09:51
Doanh nghiệp trong thế lưỡng nan: chi phí tăng, sức mua thấp
13:07
‘Vua thép’ Việt Nam vào top doanh nghiệp lớn nhất thế giới
12:58
Chuỗi giảm của giá vàng khi nào sẽ kết thúc?
12:54
Elon Musk tạm hoãn thỏa thuận mua lại Twitter
12:33
Giá xăng của Việt Nam quá cao so với thu nhập của người dân
16:47
HSBC dự báo lạm phát của Việt Nam ở dưới mức 4%
16:17
Masan lấn sân sang thị trường giặt ủi
16:09
‘Cơn lốc đỏ’ tiếp tục càn quét gần 990 mã chứng khoán
12:23
Trung Quốc chống chọi với ‘sự lao dốc’ của nhân dân tệ như thế nào?
12:18
Doanh nghiệp thận trọng với trang web giả mạo đối tác Hà Lan
12:14
East Ventures huy động 550 triệu USD cho các start-up ở Indonesia
12:10
Bitcoin gảm giá xuống mức thấp nhất từ cuối năm 2020
Bản tin thị trường
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
10:17
Giá dầu thế giới ngày 14/3: dầu Brent giảm về mức 110,7 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Thời sựXã hội
2022/05/16 - 9:56:36 PM

09:26 - 10/04/2016

Bộ trưởng GD-ĐT: Giáo dục không phải là một trận đánh, giáo dục là con người

“Nhiệm vụ của tôi là tạo niềm tin. Chỉ khi xã hội có niềm tin vào giáo dục thì đó mới thắng lợi. Còn khi chưa có niềm tin vào giáo dục thì vẫn thất bại” – tân Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ.

  • Quốc hội phê chuẩn nội các mới của Thủ tướng…
  • Đồ họa: Giáo dục, kế hoạch thiên niên kỷ và…
  • Thủ tướng chỉ đạo đưa đầy đủ nội dung về…
images626962_Anh-Nha-ok

Tân Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: SGGP

Ngày 9/4, ngay sau khi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng GD-ĐT, tân Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có cuộc trao đổi nhanh với PV bên hành lang Quốc hội.

– Chúc mừng ông được Quốc hội tín nhiệm phê chuẩn giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Ông có sợ áp lực của ghế nóng Bộ trưởng Bộ GD-ĐT?

– Trong quan điểm của tôi, tôi không sợ đó là “ghế nóng”, tôi không ngồi thì người khác cũng phải ngồi. Nóng thì mình sẽ có cách.

Đã làm trong ngành nhiều năm, tôi thấu hiểu những khó khăn, gian khổ không hề nhỏ mà các vị Bộ trưởng tiền nhiệm đã phải trải qua. Nay được đặt vào cương vị ấy, tôi ý thức sâu sắc rằng có rất nhiều thử thách đang chờ ở phía trước.

Mặc dù vậy, tôi rất tin tưởng vào thành công vì GD-ĐT là lĩnh vực được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội dành cho sự quan tâm đặc biệt. Tôi tin chúng ta có rất nhiều chuyên gia giỏi và đầy nhiệt huyết ở cả trong và ngoài nước.

Nếu tranh thủ được trí tuệ và nhiệt tình của họ thì lo gì ngành GD-ĐT của chúng ta không có “hòn núi cao”. Tôi sẽ thành tâm lắng nghe và tạo điều kiện để các bậc cao minh, trí giả cũng như người dân bình thường đều có thể hiến kế hoặc đưa ra những suy nghĩ tâm huyết của mình.

– Ngay lúc này, người dân đang rất muốn biết những việc mà tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ ưu tiên làm trong thời gian tới?

– Chúng tôi đang đứng trước đòi hỏi đổi mới của cuộc sống, trước yêu cầu hội nhập, trước nhu cầu của con người: nhu cầu được học hành tử tế, được sống vui vẻ, được sống trong xã hội yên bình.

Đó là nhu cầu chính đáng của bất kỳ người dân nào. Mình được giao nhiệm vụ này mà lại không chú trọng đến nhu cầu đó một cách thực sự thì không đúng, vì bản chất của giáo dục là con người, càng không phải là những cái trung gian.

Sách giáo khoa, chương trình…, đó chỉ là những cái công cụ để đáp ứng quá trình đổi mới, đó không phải là mục tiêu, mục đích. Mục tiêu là đào tạo những con người thực sự nhân văn, biết sống, biết làm việc, học để làm người. Bác Hồ của chúng ta cũng đã nói về mục tiêu này rồi.

Nên nếu như chỉ dừng lại mục tiêu của giáo dục là chương trình, sách giáo khoa là không đúng. Mục tiêu của giáo dục phải là con người.

Đồng thời phải rất lắng nghe mưu cầu của con người. Vì mưu cầu của con người là được sống một cách tự thân.

Ngay cả những người nghèo nhất họ cũng có mưu cầu được sống một cách thanh thản, bản thân những tội phạm họ cũng không muốn làm tội phạm nhưng vì hoàn cảnh xô đẩy. Thế nên, giáo dục tội phạm là phần ngọn chứ không phải gốc.

Gốc là giáo dục thế nào để hạn chế phần xấu, tăng phần thiện lên, chứ không phải chỉ dừng lại ở khung chương trình, sách giáo khoa hay cách thức giảng dạy – đó là công việc của các thầy, các thầy phải làm.

Vừa qua, tôi quan sát thấy chúng ta mất thời gian để bàn về việc của các thầy. Việc của các thầy cứ tung ra xã hội.

Việc của các thầy là chương trình thế nào, dạy thế nào, tổ chức thi thế nào – đó là việc của các thầy. Còn yêu cầu, quan tâm của xã hội là người nào cũng được tiếp cận với giáo dục tốt và giáo dục là để khơi dậy mặt tốt của con người. Đừng đổ hết lỗi cho giáo dục.

Nhà trường – gia đình – xã hội là mối quan hệ không thể tách rời. Giáo dục có cố gắng đến mấy nhưng môi trường xã hội, cộng đồng không đồng hành mà chỉ bình luận, chỉ kêu thì cũng không được.

– Câu chuyện đổi mới chương trình, sách giáo khoa chưa bao giờ hết nóng. Và ông đảm nhận vị trí Bộ trưởng khi vấn đề này vẫn đang rất bề bộn?

– Xưa nay, mọi người mất nhiều công sức để nói về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, nhưng đó là câu chuyện của các thầy, câu chuyện của nhà trường.

Với yêu cầu, mục tiêu đổi mới đặt ra như thế thì các thầy phải làm thế nào, đó là công việc có tính chất nghiệp vụ. Không nên mang nghiệp vụ ra để xã hội bàn.

Xã hội đòi hỏi về vấn đề con người, đừng đưa ra đòi hỏi về giáo trình, sách giáo khoa, bởi đó hoàn toàn là công việc của các thầy, của nhà trường. Nếu các thầy không đáp ứng được mục tiêu đầu ra thì sách giáo khoa không giải quyết được cái gì.

Ví dụ học sinh phổ thông học xong thì ngoan ngoãn, cơ bản, nề nếp. Nhưng từ dạy nghề trở đi phải chuyên nghiệp.

Như vậy, phổ thông giáo dục con người, đó là nơi ươm mầm để có rất nhiều người theo học nghề bác sĩ, theo nghề này, nghề kia.

Giáo dục phổ thông giống như nền móng, từ đó ra làm bác sĩ, công nhân, kỹ thuật, để từ đó tất cả bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không thể có chuyện ông giáo sư coi thường ông công nhân.

Nói vậy để các bạn chia sẻ, tôi tiếp cận theo hướng đó chứ không “nhảy” vào thế nào là chương trình, sách giáo khoa. Đó là nhiệm vụ của các ông Thứ trưởng, Vụ trưởng sẽ phải làm.

Các ông làm thế nào thì tôi hướng dẫn, tôi kiểm tra. Tôi cũng quan niệm giáo dục không phải là một trận đánh, giáo dục là con người, đó là một công trình lớn được xây dựng liên tục trong nhiều năm.

Nếu làm như chiến dịch thì làm xong rồi tắt luôn. Con người đâu phải chiến dịch, con người đâu phải thắng thua. Tôi quan niệm không có chuyện thắng hay thua.

Nhiệm vụ của tôi là tạo niềm tin. Chỉ khi xã hội có niềm tin vào giáo dục thì đó mới thắng lợi. Còn khi chưa có niềm tin vào giáo dục thì vẫn thất bại.

– Vậy tân Bộ trưởng sẽ xây dựng niềm tin đó bằng cách nào?

– Bằng nhận thức của mình. Có những công việc chỉ những người trong ngành bàn với nhau. Có những công việc cả xã hội cùng bàn. Không nên lẫn lộn hai thứ.

Bây giờ bảo Bộ trưởng phải làm việc A, B, C, D thì đó không phải là công việc của Bộ trưởng. Nhưng Bộ trưởng phải sắp xếp, tạo được định hướng, đặc biệt là tạo được hứng khởi để anh em có niềm tin, phấn chấn. Bây giờ phải thổi được tự hào, niềm hứng khởi vào đội ngũ hàng triệu giáo viên, thậm chí thổi cả cái hổ thẹn (nếu có) cho hàng triệu giáo viên để các thầy cô thấy được điều đó.

Các thầy cô giáo là “kỹ sư tâm hồn”, rất nhạy cảm, nhạy cảm hơn cả nghệ sĩ, khi họ đã buồn rồi thì làm sao họ “sáng tác” được. Do đó, trước khi làm cho xã hội tin thì người trong ngành phải tin đã. Phải động viên, không được mắng mỏ, chê bai các thầy cô.

Quyết định sự thành bại của sự nghiệp này là ở nhân tố con người. Do vậy, để triển khai kế hoạch đổi mới căn bản, toàn diện, trước hết phải tính đến nhân tố giữ vai trò quyết định này.

Mặc dù còn có muôn vàn khó khăn, nhưng các thầy cô giáo ở tất cả các cấp học sẽ đóng vai trò tiên phong trong sự nghiệp này.

Giáo viên cần phải có vị trí xứng đáng với vai trò đó. Học sinh phổ thông cũng như sinh viên các trường ĐH-CĐ và chuyên nghiệp phải được coi là đối tượng trung tâm của sự nghiệp đổi mới. Chất lượng đầu ra của đối tượng này sẽ là thước đo mức độ thành công của sự nghiệp đổi mới.

– Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Phan Thảo (thực hiện)
Theo SGGP

Có thể bạn quan tâm

Bão số 1 giật cấp 10 chỉ cách Hoàng Sa khoảng 150 km

Ông Đinh La Thăng bị cho thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị

Tiếp tục chống tham nhũng

Thủ tướng trông cậy vào tiếng nói của báo chí

Bệnh viện K sẽ cảnh cáo nữ bác sĩ ‘nhận một xấp phong bì’

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Bộ trưởng GD-ĐTcải cách giáo dụcPhùng Xuân Nhạsgk

Tin khác

Giá xăng trong nước sẽ chạm mốc 30.000 đồng/lít?

Giá xăng trong nước sẽ chạm mốc 30.000 đồng/lít?

Việt Nam dừng việc áp dụng khai báo y tế Covid-19 nội địa

Việt Nam dừng việc áp dụng khai báo y tế Covid-19 nội địa

TP.HCM muốn bỏ khai báo y tế với người nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất

TP.HCM muốn bỏ khai báo y tế với người nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất

Tranh cãi về tăng lương tối thiểu vùng

Đã đến lúc nới lỏng tối đa các biện pháp phòng dịch?

Vừa thoát ‘bão Covid-19’, người lao động lại phải chật vật trong cơn ‘bão giá’

TP.HCM: Nhu cầu tuyển dụng cao ở mức lương từ 5 – 10 triệu đồng

Chính phủ yêu cầu bảo đảm cân đối cung cầu mặt hàng xăng dầu

Môi trường
Nhiệt độ Trái Đất có thể tăng thêm 1,5 độ C trong 5 năm tới

Nhiệt độ Trái Đất có thể tăng thêm 1,5 độ C trong 5 năm tới

Cần Thơ – ‘dấu nhấn’ trong hợp tác Mỹ – Việt 25 năm tới

Cần Thơ – ‘dấu nhấn’ trong hợp tác Mỹ – Việt 25 năm tới

Làm sạch sông ngòi

Làm sạch sông ngòi

EU xúc tiến lệnh cấm lưu hành hóa chất độc hại

EU xúc tiến lệnh cấm lưu hành hóa chất độc hại

Xã hội
Giá xăng trong nước sẽ chạm mốc 30.000 đồng/lít?

Giá xăng trong nước sẽ chạm mốc 30.000 đồng/lít?

Việt Nam dừng việc áp dụng khai báo y tế Covid-19 nội địa

Việt Nam dừng việc áp dụng khai báo y tế Covid-19 nội địa

TP.HCM muốn bỏ khai báo y tế với người nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất

TP.HCM muốn bỏ khai báo y tế với người nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất

ILO khuyến cáo Việt Nam tiếp tục xây dựng lưới an sinh nhiều chiều

ILO khuyến cáo Việt Nam tiếp tục xây dựng lưới an sinh nhiều chiều

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA