Bỏ biên chế: cần áp dụng từ giáo viên đến hiệu trưởng
Tin mới
21:33
Giá trứng gia cầm tăng 2.000 – 5.000 đồng/chục
16:11
Dầu cọ Malaysia hưởng lợi từ sự bất ổn chính sách của Indonesia
15:57
G7 sẽ giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nhiệt điện chạy than
15:44
VN-Index ‘tăng sốc’ hơn 56 điểm
15:38
Ba kịch bản đại dịch Covid-19 tới năm 2027
15:24
Dừng áp thuế chống bán phá giá với thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc
15:22
5 doanh nghiệp VN lọt top 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes
10:53
Báo động nguy cơ khủng hoảng nợ toàn cầu
10:38
Vốn FDI của Mỹ đang chảy mạnh vào Việt Nam
09:52
PGS Nguyễn Minh Hòa: Suy ngẫm từ con sông ‘kinh tiền’ Chao Phraya của Thái Lan
09:38
Chứng khoán đã ‘bốc hơi’ hơn 52 tỷ USD
22:25
Bộ Tài chính thanh tra các công ty chứng khoán và kiểm toán
22:20
Hàn Quốc ưu tiên áp dụng các biện pháp nhằm ổn định vật giá
22:14
UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn ‘giải cứu’ 38 dự án bất động sản
16:11
Kinh tế Trung Quốc đã hạ nhiệt đáng kể trong tháng 4
16:02
Elon Musk quan tâm sản xuất pin xe điện ở Indonesia
15:57
Bình Thuận: Làng nghề nước mắm truyền thống nguy cơ ‘treo lều’
15:53
Nhiều nước châu Á áp thuế để hạ nhiệt thị trường bất động sản
15:47
Giá USD tăng sốc lên 24.000 đồng mỗi USD
10:40
Lãi suất VNĐ khó đứng yên
Bản tin thị trường
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
10:17
Giá dầu thế giới ngày 14/3: dầu Brent giảm về mức 110,7 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Thời sựXã hội
2022/05/17 - 9:38:49 PM

15:18 - 24/05/2017

Bỏ biên chế: cần áp dụng từ giáo viên đến hiệu trưởng

Trong buổi tiếp xúc cử tri là cán bộ quản lý ngành giáo dục thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định vừa qua, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, cho biết sắp tới bộ sẽ triển khai thí điểm bỏ cơ chế công chức, viên chức trong giáo viên mà sẽ theo chế độ hợp đồng “có vào – có ra”.

  • Bộ trưởng GD-ĐT đề nghị phân quyền cho trường phổ…
  • Mỗi năm giảm 1,5-2% biên chế
  • 10 mong muốn của giáo viên gửi tân Bộ trưởng…
829cf_giaovien

Giáo viên được cho là phải chủ động, tích cực hơn khi chính sách biên chế bị cắt bỏ – Ảnh: MT

Giảm tiêu cực trong ngành giáo dục

Nếu chính sách này được triển khai, việc tuyển dụng và quản lý nhân lực trong ngành giáo dục sẽ được vận hành theo quy luật của thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc, giáo viên – người lao động sẽ phải lo phấn đấu để tự bồi dưỡng, hoàn thiện năng lực để đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng – nhà trường.

Ủng hộ chính sách này, bà Trần Thúy Hằng, sáng lập viên Stemhouse Education, nguyên giáo viên toán trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1, TPHCM), cho rằng việc bỏ biên chế giáo viên sẽ tạo động lực cho những giáo viên đang công tác phải thay đổi cách làm việc “dạy cho xong, đến tháng lãnh lương”. “Còn duy trì tình trạng hiện nay, năng lực giáo viên dễ bị cào bằng, người dạy dễ bị trì trệ do có suy nghĩ vào biên chế xem như an toàn”, bà Hằng nói.

Đồng quan điểm trên, thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn, giáo viên trường Tiểu học Bình Hòa (quận Bình Thạnh, TPHCM), nhận định chất lượng giáo dục có đạt hiệu quả hay không, ngoài các yếu tố về đội ngũ quản lý, tầm nhìn của lãnh đạo, chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, đổi mới thi cử,… thì đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định. Với cách đánh giá, xếp loại thi đua theo kiểu “cào bằng” đang xảy ra ở nhiều trường hiện nay, hầu hết giáo viên đều là “lao động tiên tiến”, “hoàn thành nhiệm vụ”, dẫn đến sự trì trệ, triệt tiêu động lực phấn đấu.

“Nhiều người làm công tác quản lý, giáo viên thuộc diện biên chế, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, khi đã có được tấm bằng đại học hoặc cao đẳng sư phạm, lại có được suất biên chế là đã an phận và “rung đùi hưởng lương”. Họ không còn nhiệt huyết như những ngày đầu, thiếu tinh thần phấn đấu, ít trau dồi thêm chuyên môn, yên tâm đứng lớp cho đến ngày về hưu. Chính vì vậy, hình thức hợp đồng thay cho biên chế trong tuyển dụng giáo viên là hướng đi đúng đắn. Đội ngũ quản lý, giáo viên, ai có trình độ, năng lực, dám tạo ra các bước đột phá, có tầm nhìn và chiến lược phát triển tốt cho nhà trường thì làm, còn không thì hãy bước ra và dành cơ hội cho người khác”, ông Sơn chia sẻ.

Không chỉ kích thích động lực làm việc của người dạy, chính sách này được cho là sẽ góp phần hạn chế tiêu cực trong ngành giáo dục. Một số giáo viên cho biết, để có một suất biên chế, nhiều người đã phải “chạy” với số tiền lớn.

“Ở TPHCM, tình trạng này hiếm nhưng ở nhiều tỉnh thành, ngoài việc phải có hộ khẩu tại địa phương, giáo viên tốt nghiệp bằng khá, có năng lực, kinh nghiệm cũng phải chi cả trăm triệu đồng, cộng thêm sự giúp đỡ từ nhiều mối quan hệ cá nhân, may ra xin được một suất biên chế”, một giáo viên dạy bộ môn tiếng Anh ở thành phố Quảng Ngãi kể.

Tuy nhiên, cũng theo ông Sơn, từ trước đến nay cán bộ quản lý và giáo viên đã quen với hình thức biên chế trong giáo dục. Vì thế, mô hình giáo dục chuyển từ biên chế sang hợp đồng có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, mà khó khăn lớn nhất vẫn là sự đồng thuận từ phía giáo viên. “Cần phải làm tốt công tác tư tưởng, nếu không sẽ gây tâm lý lo lắng cho đội ngũ giáo viên. Phải có lộ trình thực hiện với những quy định và văn bản luật liên quan đến vấn đề hợp đồng trong giảng dạy; phải lấy ý kiến từ phía nhà giáo, phụ huynh và những nhà chuyên môn để quá trình chuyển đổi được sự nhất trí cao”, ông Sơn cho biết.

“Việc xóa bỏ biên chế, thay bằng hình thức hợp đồng là phù hợp với quy luật tất yếu của xã hội nhưng cần cân nhắc để khắc phục những tồn tại, yếu kém trước khi thực hiện. Nếu không có những cải thiện về chế độ, chính sách, khen thưởng cho giáo viên thì việc xoá bỏ biên chế thay bằng hình thức hợp đồng có thể khiến cho đời sống phần đông giáo viên vốn đã vất vả càng trở nên bấp bênh và eo hẹp hơn. Một khi người giáo viên vẫn còn lo toan với cuộc sống mưu sinh thì việc nâng cao chất lượng giáo dục vẫn còn là một bài toán chưa có lời giải”, ông Sơn nói thêm.

Theo ông Sơn, trước mắt cần thực hiện theo kiểu cuốn chiếu, những giáo viên mới tuyển dụng sẽ thực hiện hợp đồng, có chế độ đãi ngộ về lương và các khoản thu nhập để thu hút người tài và những giáo viên có trình độ chuyên môn cao phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. Khi có những cải cách về tiền lương, mức thu nhập tương xứng với công việc, sự cống hiến của giáo viên được nhìn nhận một cách chính xác, công bằng… chắc chắn sẽ thu hút một lượng lớn các sinh viên dự thi vào ngành sư phạm, từ đó có nguồn lực bổ sung cho đội ngũ giáo viên trong tương lai.

Đồng tình với quan điểm trên, theo bà Hằng, chính sách biên chế lâu nay là một trong những sức hút của ngành sư phạm. Giáo viên được vào biên chế xem như đã nằm trong vùng an toàn. Để thu hút lao động, ngoài các chính sách đãi ngộ về học phí ở các trường sư phạm, Bộ GD&ĐT cần thay đổi cách đánh giá, kiểm tra năng lực giáo viên. Cách đánh giá năng lực giáo viên hiện nay có quá nhiều bất cập, cứng nhắc và không chính xác; để khách quan, cần phải lấy ý kiến từ tổ trưởng chuyên môn tới ý kiến học sinh. Đồng thời, khi giáo viên có những sáng kiến giảng dạy, có thành tích tốt phải được khen thưởng xứng đáng.

Tại hội nghị sơ kết học kỳ 1 năm học 2016-2017 của các sở GD&ĐT tổ chức vào ngày 14/1, Bộ GD&ĐT cho biết, cả nước hiện thừa khoảng 27.000 giáo viên các trường công lập từ tiểu học đến THPT.

Tình trạng thừa giáo viên ở hầu hết cấp học được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến các sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm trong nhiều năm qua không xin được việc làm.

Bỏ biên chế luôn với hiệu trưởng

Tuy đồng ý với chính sách của Bộ GD&ĐT nhưng nhiều giáo viên cũng đặt vấn đề về cách kiểm soát quyền lực của hiệu trưởng, khi hiệu trưởng được giao quyền tuyển dụng và quản lý nhân sự bằng cơ chế hợp đồng.

“Hiệu trưởng có sự hậu thuẫn từ bộ máy quản lý phòng, sở GD&ĐT địa phương, có thể sa thải giáo viên bất cứ lúc nào, nhất là trong bối cảnh thừa giáo viên như hiện nay. Không còn biên chế, số phận của giáo viên phụ thuộc nhiều vào sự định đoạt của những người có quyền ký tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng, trong khi cơ chế xin – cho vẫn còn tồn tại, không ai dám chắc sẽ không có tiêu cực xảy ra”, một giáo viên bậc tiểu học ở TPHCM băn khoăn.

Bàn về vấn đề này, bà Hằng nêu ý kiến, để kiểm soát quyền của hiệu trưởng, cần có một ban thanh tra giáo dục độc lập giám sát hiệu trưởng từng trường, thông qua ý kiến của giáo viên, học sinh. Trong lúc đó, ông Sơn cho rằng, để chính sách phát huy hiệu quả thì việc chuyển đổi từ biên chế sang hợp đồng phải áp dụng cho cả bộ máy, từ lãnh đạo, người làm công tác quản lý chứ không chỉ áp dụng với mỗi giáo viên đứng lớp.

Tuy nhiên, một giảng viên trường Đại học Sư phạm TPHCM cho rằng, những lo ngại trên có thể xảy ra ở bất kỳ tổ chức nào có người lãnh đạo không công tâm. Nếu mối quan hệ giữa giáo viên-nhà trường được duy trì theo hướng người lao động-nhà tuyển dụng, thì giáo viên có thể nghỉ việc, tìm trường khác dạy, nếu không hài lòng với cách làm việc của hiệu trưởng.

“Bỏ biên chế đồng nghĩa với việc giáo viên phải tự chủ hơn, phải ý thức được năng lực, quyền lợi của mình để tìm được công việc, mức lương và môi trường làm việc tương xứng”, giáo viên này nêu ý kiến.

Theo TBKTSG

 

Có thể bạn quan tâm

Ngăn chặn lợi ích nhóm, quan hệ dòng họ, thân quen…

Ngành thuế khuyến khích cán bộ nghỉ hưu trước tuổi

Lượng khách quốc tế đến TP.HCM tăng 14,3%

Lịch trình làm việc dày đặc của TT Obama tại Việt Nam

Tạm dừng các chuyến bay thương mại từ nước ngoài

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:bỏ biên chếBộ trưởng GD-ĐTgiáo viênhiệu trưởng

Tin khác

Giá xăng trong nước sẽ chạm mốc 30.000 đồng/lít?

Giá xăng trong nước sẽ chạm mốc 30.000 đồng/lít?

Việt Nam dừng việc áp dụng khai báo y tế Covid-19 nội địa

Việt Nam dừng việc áp dụng khai báo y tế Covid-19 nội địa

TP.HCM muốn bỏ khai báo y tế với người nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất

TP.HCM muốn bỏ khai báo y tế với người nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất

Tranh cãi về tăng lương tối thiểu vùng

Đã đến lúc nới lỏng tối đa các biện pháp phòng dịch?

Vừa thoát ‘bão Covid-19’, người lao động lại phải chật vật trong cơn ‘bão giá’

TP.HCM: Nhu cầu tuyển dụng cao ở mức lương từ 5 – 10 triệu đồng

Chính phủ yêu cầu bảo đảm cân đối cung cầu mặt hàng xăng dầu

Môi trường
G7 sẽ giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nhiệt điện chạy than

G7 sẽ giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nhiệt điện chạy than

Nhiệt độ Trái Đất có thể tăng thêm 1,5 độ C trong 5 năm tới

Nhiệt độ Trái Đất có thể tăng thêm 1,5 độ C trong 5 năm tới

Cần Thơ – ‘dấu nhấn’ trong hợp tác Mỹ – Việt 25 năm tới

Cần Thơ – ‘dấu nhấn’ trong hợp tác Mỹ – Việt 25 năm tới

Làm sạch sông ngòi

Làm sạch sông ngòi

Xã hội
Giá xăng trong nước sẽ chạm mốc 30.000 đồng/lít?

Giá xăng trong nước sẽ chạm mốc 30.000 đồng/lít?

Việt Nam dừng việc áp dụng khai báo y tế Covid-19 nội địa

Việt Nam dừng việc áp dụng khai báo y tế Covid-19 nội địa

TP.HCM muốn bỏ khai báo y tế với người nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất

TP.HCM muốn bỏ khai báo y tế với người nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất

ILO khuyến cáo Việt Nam tiếp tục xây dựng lưới an sinh nhiều chiều

ILO khuyến cáo Việt Nam tiếp tục xây dựng lưới an sinh nhiều chiều

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA