Bình đẳng giáo dục công - tư, có khả thi?
Tin mới
11:13
Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023
11:07
Du lịch TP.HCM thu hơn 6.300 tỷ đồng dịp Tết
11:03
Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu
11:00
Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam
12:06
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng
12:02
Bobun Paris
11:59
Chuông vọng xứ người – bò bún
11:55
Bún bì thịt khìa ngon mộc
11:51
Mừng tuổi bún ốc nguội
11:45
Phù phiếm giấm nuốc?
11:28
Khi gạo dài cọng lê thê món
11:21
Thăm lò nước mắm ở Ý
11:17
Hẹn với sông Gâm núi Thúy
11:13
Miêu thành, xứ của ‘quàng thượng’
11:09
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo
12:30
Những tác phẩm hay xuất bản cuối năm 2022
12:24
‘Những nhà tư tưởng lớn’: triết học của ngôn ngữ và tình thương
12:15
Ngày về đảo
12:09
Nguyễn Hàng Tình: Bây giờ chúng ta sống ‘lạ’ quá
12:03
Gió bấc cuối năm
Bản tin thị trường
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
12:06
Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc
12:11
Philippines không áp thuế tự vệ với hạt nhựa HDPE của Việt Nam
10:41
Giá vàng SJC tiếp tục đà giảm
10:37
Giá USD chưa dừng đà tăng
10:05
Vàng SJC vẫn ‘một mình một chợ’
10:08
Giá thế giới giảm, vàng SJC lại tăng mạnh
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcXã hội
2023/01/29 - 4:20:57 PM

10:06 - 31/07/2017

Bình đẳng giáo dục công – tư, có khả thi?

Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa làm việc với nhiều trường để lấy ý kiến cho việc sửa Luật Giáo dục đại học. Một trong những vấn đề các trường đặt ra là bình đẳng giữa các trường công và tư nhằm giúp cho hệ thống có thể phát triển hài hòa.

  • Hơn 14.000 tỷ đồng dành cho giáo dục nghề nghiệp
  • Giáp Văn Dương: Triết lý giáo dục trong thời đại…
  • Giám đốc WB thúc giục Việt Nam cải thiện chất…
8c781_ba_pham_thi_ly

TS Phạm Thị Ly, Ủy viên Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực nhiệm kỳ 2016-2020, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá giáo dục đại học của trường Đại học Nguyễn Tất Thành, trao đổi về vấn đề bình đẳng giáo dục công – tư, liệu có khả thi ở Việt Nam?

– Theo bà, triển vọng phát triển của khu vực tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam ra sao?

– Trước hết phải nói triển vọng của khu vực tư trong giáo dục đại học phụ thuộc rất nhiều vào tư duy chính sách của các nhà làm chính sách.

Trong bối cảnh ngân sách công ngày càng hạn hẹp, xu hướng phát triển của đại học tư là tất yếu. Trong hội nghị các trường đại học ngoài công lập ngày 14/4 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng khẳng định: “Chủ trương của Chính phủ và Bộ GD-ĐT là tiến tới một môi trường phát triển tốt, bình đẳng trong toàn hệ thống”. Các văn bản chính sách chính thức khác của Chính phủ cũng đều cho thấy thái độ ủng hộ sự phát triển của các trường đại học tư. Tuy vậy, trong thực tế, còn quá nhiều rào cản để các trường tư có thể phát triển lành mạnh và bền vững.

– Bà có thể nói rõ hơn, những rào cản đó là gì?

– Hiện vẫn có tình trạng chưa bình đẳng giữa trường công và trường tư. Các trường công đang được bao cấp bằng ngân sách, tức là tiền đóng thuế của người dân. Cha mẹ sinh viên trường tư vừa phải đóng tiền học cho con mình, vừa phải đóng thuế để nuôi trường công dành cho con người khác, và trong nhiều trường hợp, họ không có lựa chọn nào khác. Như thế đã là bất công. Ở nhiều nước, khu vực tư vẫn có sự hỗ trợ của nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng vấn đề còn là, các trường công cũng đang tiến hành nhiều hoạt động có tính chất thương mại hóa và mang lại lợi ích cho một số người, dù họ đang sử dụng đất đai, cơ sở, ngân sách của công. Cạnh tranh như thế rõ ràng là không công bằng.

Trong khi cổ vũ và vận động cho sự bình đẳng công – tư, chúng ta không nên nhầm lẫn “bình đẳng” nghĩa là áp dụng một chính sách như nhau. Bình đẳng chỉ có nghĩa là cả hai khu vực công và tư đều có những điều kiện và cơ hội ngang nhau trong quá trình vươn lên đạt tới sự ưu tú. Việc áp dụng cùng một chính sách như nhau có thể sẽ xói mòn thế mạnh của trường công, hoặc trường tư, vì một chính sách có thể thích hợp với khu vực công nhưng không thích hợp với khu vực tư hoặc ngược lại.

– Cụ thể là như thế nào, thưa bà?

– Ví dụ như mô hình quản trị. Trường công là tài sản công có sứ mạng phục vụ lợi ích công. Trường tư không vì lợi nhuận là các tổ chức xã hội thuộc sở hữu cộng đồng có sứ mạng phục vụ cộng đồng xã hội dựa trên sự bổ khuyết những gì khu vực nhà nước và khu vực tư nhân không đáp ứng được hoặc đáp ứng không đầy đủ.

Trong khi đó, trường tư vì lợi nhuận, về bản chất là các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đào tạo và tìm kiếm lợi nhuận cho nhà đầu tư trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của người dân. Vì bản chất và sứ mạng khác nhau nên mô hình quản trị của nó có thể và cần phải khác nhau. Thực tế cho thấy 75% trường tư hiện nay có thành viên hội đồng quản trị kiêm nhiệm công tác trong ban giám hiệu, điều này không phù hợp với văn hóa và mô hình đại học phương Tây nhưng lại tỏ ra thích hợp với bối cảnh hiện tại của Việt Nam: chính những trường này lại ít bị tranh chấp, và vì không phí sức cho tranh chấp họ có thể tập trung cho việc phát triển nhà trường. Nó thích hợp chính là vì về bản chất các trường tư ở Việt Nam hiện nay đều là các trường vì lợi nhuận và bản chất của nó là doanh nghiệp.

Trong khi đó, các trường công và các trường tư không vì lợi nhuận là những trường có thể hoạt động theo mô hình quản trị doanh nghiệp (nghĩa là dựa trên hiệu quả và các thước đo phù hợp nhằm sử dụng tốt nhất nguồn lực của nhà trường) nhưng nó không phải và không bao giờ nên được xem là các doanh nghiệp. Nó không được xem lợi nhuận là mục tiêu, bởi vì nó đang sử dụng nguồn lực công. Vì thế, nó cần phải có một mô hình quản trị trong đó hội đồng quản trị phải tách ra khỏi bộ phận điều hành nhằm giám sát bộ phận điều hành trong việc thực hiện mục tiêu phục vụ lợi ích công.

– Vậy thì trong các trường tư vì lợi nhuận, ai sẽ giám sát bộ phận điều hành để bảo vệ lợi ích của người học, nếu như người điều hành cũng chính là người sở hữu, vì chúng ta biết rằng trường đại học là một tổng hòa của nhiều bên khác nhau, trong đó mong đợi và lợi ích của bên này rất có thể mâu thuẫn với mong đợi và lợi ích của bên khác?

– Một lần nữa chúng ta cần nhắc lại trường tư vì lợi nhuận về bản chất là một doanh nghiệp, vì thế họ sẽ được hưởng lợi nếu dịch vụ của họ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và ngược lại, họ sẽ phá sản nếu họ không mang lại được giá trị gia tăng nào cho người học. Có thể phản biện rằng đào tạo đại học là một dịch vụ đặc biệt và là một thị trường bất đối xứng thông tin, trong đó khách hàng trả tiền trước, và khi thấy chất lượng dịch vụ chẳng ra gì thì đã muộn. Đúng là như thế và vì thế, trường đại học vì lợi nhuận phải được xem là một doanh nghiệp đặc biệt, không chỉ vì lý do bất đối xứng thông tin như đã nói trên, mà còn vì nó có khả năng tạo ra một lợi ích ngoại biên lớn hơn cho xã hội. Khi các trường này đem lại chất lượng đào tạo tốt cho người học, thì không phải chỉ bản thân người học được hưởng lợi, mà cả xã hội cũng đều được hưởng lợi nhờ vào năng lực làm việc và sáng tạo của những người tốt nghiệp.

Vì những lẽ đó, các trường này phải tuân thủ quy trình kiểm định nghiêm ngặt, và nhất là phải hoạt động dựa trên những quy chế rất rõ ràng về minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình. Vai trò kiểm soát của Nhà nước chính là ở những cơ chế ấy. Và vì lợi ích mà các trường này tạo ra cho xã hội, họ cũng cần được Nhà nước hỗ trợ theo những cách thích hợp.

– Theo bà, đâu là những cách thích hợp mà Nhà nước có thể hỗ trợ cho các trường đại học tư?

– Một trong những khó khăn lớn của các trường tư là nguồn vốn để đầu tư vào đất đai và cơ sở vật chất. Nếu tính đúng, tính đủ theo giá thị trường, nguồn vốn khổng lồ đổ vào đất đai và cơ sở vật chất sẽ nâng mức học phí lên cao ngất. Trong lúc đó, khả năng chi trả của đại bộ phận người dân còn có giới hạn. Vì thế các trường cần phải có một thời gian dài mới có thể hoàn vốn. Nhà nước có thể hỗ trợ họ thông qua những quỹ đầu tư phát triển cho vay dài hạn, ít ra là vài chục năm, với mức lãi suất ưu đãi. Đó là cách để các trường có thể giữ được mức học phí không quá cao, đồng thời vẫn có thể trả lương tương đối cho các thầy cô giáo và chi trả cho các hoạt động đào tạo cần thiết nhằm cải thiện chất lượng.

Nhà nước cũng có thể giảm thuế, áp dụng lãi suất ưu đãi, hoặc chuyển toàn bộ tiền thuế các trường phải đóng thành ra quỹ học bổng. Hiện nay, chính sách đáng khen ngợi nhất trong vấn đề này là cho vay học phí không phân biệt trường công – tư. Chính sách này rất cần tiếp tục duy trì.

Một vấn đề khác cũng không kém quan trọng, là quyền tự chủ của các trường. Có thể nói cái vốn quý giá nhất của các trường tư là quyền chủ động trong vấn đề lựa chọn nhân sự. Nhưng còn nhiều vấn đề khác cũng cần được cởi trói để các trường có thể chủ động với những sáng kiến đổi mới. Ví dụ quy định về tỷ lệ giảng viên trên sinh viên hay số giảng viên có bằng tiến sĩ, mới nghe thì có vẻ có lý, nhưng thực ra nó rất có thể làm hạn chế những nỗ lực đổi mới của các trường. Ví dụ, với những trường định hướng ứng dụng, việc có nhiều tiến sĩ (chưa nói tới chất lượng của bằng tiến sĩ) tham gia giảng dạy chưa chắc đã có ích bằng việc tổ chức cho sinh viên làm việc và thực tập tại các doanh nghiệp với sự hướng dẫn của những người đang làm việc trong lĩnh vực chuyên môn ấy, tuy họ có thể chưa có bằng tiến sĩ và cũng không phải là người cơ hữu của trường. Vấn đề cuối cùng vẫn là hiệu quả. Các quy định tưởng như giúp nâng cao chất lượng, nhưng thực tế có thể chỉ kích hoạt các biện pháp đối phó. Chất lượng hay không chất lượng chủ yếu tùy thuộc vào động lực bên trong của nhà trường. Nếu nhà trường có quá ít tiến sĩ, giáo sư? Không sao cả, miễn là thông tin ấy phải được công khai cho người học được tiếp cận.

Theo báo cáo mới nhất (tháng 6/2017) của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đến nay có 235 (1) trường đại học, học viện (gọi chung là trường đại học) trong đó tổng số trường đại học ngoài công lập là 60 trường, chiếm 25,5%. So với con số 8,6% trường ngoài công lập trên tổng số trường vào năm 1994, thì con số này là một sự phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, tỷ trọng trường tư trong tổng số các trường đại học đang có xu hướng giảm.

Năm 2010, tỷ lệ các trường đại học ngoài công lập chiếm 26,7% nhưng sáu năm sau – năm 2016 – chỉ chiếm 25,5%. Nghĩa là khu vực trường đại học ngoài công lập đang phát triển chậm lại.

(1) Tính các trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia, đại học vùng, các trường 100% vốn nước ngoài; không tính đại học và các trường thuộc khối Quốc phòng – An ninh.

Theo TBKTSG

 

Có thể bạn quan tâm

Bầu cử Mỹ đến giai đoạn ‘được ăn cả ngã về không’

Nổ thiết bị hun khói của Formosa

Động trời luật ngầm xe cấp cứu

Mưa kéo dài, người dân miền Trung lại chìm trong nước lũ

Bộ trưởng GD-ĐT: Giáo dục không phải là một trận đánh, giáo dục là con người

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:bình đẳng giáo dụcgiáo dục công - tưluật giáo dục đại họcts phạm thị ly

Tin khác

Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023

Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023

Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam

Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam

Sân bay Tân Sơn Nhất đón lượng khách kỷ lục

Sân bay Tân Sơn Nhất đón lượng khách kỷ lục

Khổ sở tìm shipper giao hàng ngày cận Tết

Sân bay, bến xe bắt đầu ‘nóng’

Grab có đang vì người tiêu dùng?

Năm 2022, không có căn hộ bình dân được xây dựng ở TP.HCM

Taxi truyền thống đang lấy lại vị thế?

Góc nhìn
Joko Widodo – người giúp Indonesia phát triển mạnh mẽ

Joko Widodo – người giúp Indonesia phát triển mạnh mẽ

‘Tẩy xanh’ là trót nhúng chàm

‘Tẩy xanh’ là trót nhúng chàm

Tuổi 91 của doanh nhân Bùi Văn Ngọ

Tuổi 91 của doanh nhân Bùi Văn Ngọ

Phá giá VNĐ: chưa chắc tăng xuất khẩu, nhưng ‘mở cửa’ cho lạm phát

Phá giá VNĐ: chưa chắc tăng xuất khẩu, nhưng ‘mở cửa’ cho lạm phát

Môi trường
15,5 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh

15,5 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh

Tái chế hay tái sử dụng?

Tái chế hay tái sử dụng?

Hàng triệu m3 bùn thải đã được nhận chìm xuống biển Nghi Sơn

Hàng triệu m3 bùn thải đã được nhận chìm xuống biển Nghi Sơn

Đầu tư vào năng lượng thủy triều

Đầu tư vào năng lượng thủy triều

Xã hội
Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023

Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023

Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam

Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam

Sân bay Tân Sơn Nhất đón lượng khách kỷ lục

Sân bay Tân Sơn Nhất đón lượng khách kỷ lục

Người lao động kỳ vọng tiền lương năm 2023 sẽ tăng từ 10% trở lên

Người lao động kỳ vọng tiền lương năm 2023 sẽ tăng từ 10% trở lên

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA