Rác điện tử: cái giá quá đắt cả về kinh tế lẫn con người
Tin mới
10:44
Việt Nam lên tiếng việc Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép
10:37
Tiền lại đổ mạnh vào chứng khoán
10:34
Bộ Y tế: Chưa tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ dưới 5 tuổi
10:24
Tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt và ‘bêu tên’ trên truyền thông
10:19
Lạm phát giảm nhẹ, FED vẫn tiếp tục tăng lãi suất?
10:16
Mỹ ra quyết định bước ngoặt về Covid-19
10:11
Tiếp cận vốn vay ngân hàng không dễ
10:06
Món Việt tìm cách vào bếp Âu
12:31
Cuộc chiến Mỹ-Trung trên thị trường chứng khoán
12:28
Tỷ phú Elon Musk bán 6,9 tỷ USD cổ phiếu Tesla
12:22
Sẽ cấm mua hộ vé số?
12:17
TP.HCM: Đề nghị siêu thị giảm chiết khấu, không tăng giá bất hợp lý
12:14
USD giảm giá rất mạnh, vàng vẫn ‘bốc hơi’
12:10
Nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh
12:05
‘Cấm cửa’ than Nga, EU đối mặt thách thức gia tăng
11:58
Nước mắm truyền thống Phú Quốc Huỳnh Khoa hơn 200 năm đậm vị
09:53
Giá xăng sẽ xuống 24.000 đồng/lít?
09:46
Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn nhưng vẫn bị ‘trói’ bằng cả ‘rừng’ thông tư
09:38
Giá nhà khu Đông TP.HCM biến động theo hạ tầng
09:34
Ngân hàng tăng lãi suất để hút tiền gửi
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thời sựMôi trường
2022/08/12 - 10:28:59 PM

12:49 - 25/03/2019

Rác điện tử: cái giá quá đắt cả về kinh tế lẫn con người

Chất thải điện tử hiện là một trong những loại chất thải rắn phát triển nhanh nhất ở các đô thị. Điều đáng chú ý là mặc dù hầu như tất cả các loại chất thải điện tử đều có thể tái chế, song tỷ lệ tái chế là không cao.

  • Trào lưu dọn rác lan rộng từ Nam chí Bắc
  • Khủng hoảng chôn lấp rác
  • Trung Quốc sắp có cả núi pin rác vì ‘phong…

Công nhân làm việc tại trung tâm thu tập rác điện tử ở Ploufragan, miền tây Pháp. Ảnh: AFP/ TTXVN

Những thành phần có thể được thu hồi từ chất thải điện tử bao gồm nhựa, kim loại và thủy tinh. Dưới đây là những con số “biết nói” về quá trình tái chế chất thải điện tử.

Tỷ lệ tái chế thấp

Trong năm 2014, khoảng 41,8 triệu tấn chất thải điện tử đã được tạo ra trên toàn thế giới, trong đó có 12,8 triệu tấn thiết bị nhỏ, 11,8 triệu tấn thiết bị lớn, 7 triệu tấn thiết bị trao đổi nhiệt độ (thiết bị đóng băng và làm mát), 6,3 triệu tấn màn hình và các thiết bị hiển thị, 3 triệu tấn thiết bị công nghệ thông tin nhỏ và 1 triệu tấn đèn.

Lượng chất thải điện tử trên toàn thế giới ước tính có thể đạt mức cao kỷ lục 49,8 triệu tấn trong năm 2018, với mức tăng trưởng hàng năm là 4-5%.

Trong số 41,8 triệu tấn chất thải điện tử được thống kê nêu trên, chỉ tính riêng một mình nước Mỹ con số này đã là 11,7 triệu tấn, trong khi trong cả năm 2014 chỉ có khoảng 6,5 triệu tấn được xử lý bằng hệ thống thu gom đồ điện tử quốc gia. Số liệu cho các năm 2015 và 2016 hiện vẫn chưa được công bố.

Ông Jim Puckett, Giám đốc điều hành và là người sáng lập tổ chức phi chính phủ Mạng lưới Hành động Basel (BAN), đã nói rằng: “Tỷ lệ tái chế đối với các thiết bị điện tử là vô cùng thấp”. Ông Puckett ước tính rằng nhiều nhất chỉ có 5% số kim loại được sử dụng trong các thiết bị điện tử là được tái chế.

Theo Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), trong năm 2012 chỉ có khoảng 1 triệu tấn chất thải điện tử trong số hơn 3,4 triệu tấn được tạo ra ở nền kinh tế lớn nhất thế giới được tái chế, tương đương với tỷ lệ 29%. Trong khi đó, tỷ lệ tái chế chất thải điện tử trong hai năm trước đó 2010 và 2011 lần lượt là 19,6% và 24,9%.

Tuy nhiên, con số này đã giảm nhanh xuống chỉ còn khoảng 15-20% trong những năm gần đây.

Theo một báo cáo mới công bố của EPA, mỗi ngày có đến hơn 416.000 thiết bị di động và 142.000 máy tính được không còn giá trị sử dụng được đưa vào quy trình tái chế hoặc thải bỏ trong các bãi chôn lấp và lò đốt rác.

Chương trình tài liệu về các vấn đề thời sự của nước Anh được phát sóng trên kênh truyền hình BBC (BBC Panorama) cho biết mỗi năm thế giới “xả” khoảng từ 20- 50 triệu tấn chất thải điện tử, tương đương hơn 5% tổng số chất thải rắn đô thị.

Trong khi đó, báo cáo của EPA lại khẳng định chất thải điện tử chỉ chiếm khoảng 2% tổng số chất thải rắn, song điều đáng nói là số chất thải điện tử này là nguyên nhân tạo ra 70% chất thải nguy hại được “xả” vào các bãi chôn lấp.

Theo EPA, trong năm 2007, có khoảng 26,9 triệu chiếc tivi với tổng cân nặng lên đến 910.600 tấn đã bị bỏ đi ở Mỹ. Năm 2009, theo báo cáo của EPA, tỷ lệ tái chế đối với các thiết bị điện tử như điện thoại di động, tivi và máy tính lần lượt là 8%, 17% và 38%.

Cái giá quá đắt về kinh tế…

EPA tiết lộ rằng sẽ có khoảng 9.071,85 kg đồng, 9,071 kg palladium, 249,48 kg bạc và 22,68 kg vàng được phục hồi nếu chúng ta tái chế 1 triệu chiếc điện thoại di động

Theo một nghiên cứu do Hiệp hội Điện tử Tiêu dùng (CEA) thực hiện, trong năm 2012, một hộ gia đình trung bình ở Mỹ đã đầu tư 1.312 USD để mua sắm thiết bị điện tử tiêu dùng.

Cuộc khảo sát của CEA cho thấy trung bình mỗi gia đình tại Mỹ sở hữu 24 sản phẩm điện tử tiêu dùng riêng biệt và trong năm 2012, điện thoại thông minh và máy tính bảng chính là hai nhân tố giúp đẩy doanh số bán thiết bị điện tử tiêu dùng hàng năm trên toàn cầu lên mức hơn 206 tỷ USD.

Công ty nghiên cứu thị trường iSupply cho biết vào năm 2010 và 2011, có khoảng 1,56 tỷ và 1,6 tỷ thiết bị điện tử tiêu dùng đã được đặt mua trên toàn cầu.

Quá trình sản xuất một chiếc máy tính cùng với màn hình của nó cần ít nhất 1,5 tấn nước, 21,77 kg hóa chất và 240,4 kg nhiên liệu hóa thạch. So với việc xử lý tại các bãi chôn lấp hoặc trong lò đốt, việc tái sử dụng hoặc tái chế máy tính có thể tạo thêm 296 việc làm mỗi năm cho mỗi 10.000 tấn chất thải máy tính được xử lý.

Việc tái chế 1 triệu máy tính xách tay có thể tiết kiệm đủ năng lượng để vận hành 3.657 căn nhà ở Mỹ trong vòng một năm.

Trong khi đó, trong những chiếc điện thoại di động có chứa một lượng kim loại quý rất cao như bạc và vàng. Điều đó có nghĩa là người Mỹ hiện đang vứt bỏ khoảng 60 triệu USD giá trị tương đương bạc và vàng mỗi năm.

… và về con người

Ở một góc nhìn khác, theo EPA, trong chất thải điện tử có chứa số lượng lớn chì mà nếu thải ra môi trường có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người cùng những ảnh hưởng đối với thận, máu cũng như hệ thần kinh trung ương và ngoại biên.

Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 1 tỷ chiếc điện thoại di động và 300 triệu máy tính được đưa vào sản xuất. Chất thải điện tử toàn cầu dự kiến sẽ tăng 8% mỗi năm và có khoảng 80% số chất thải điện tử tạo ra ở Mỹ được “xuất khẩu” sang châu Á, phản ánh một luận điểm gây tranh cãi đáng kể khi người ta nhắc đến dòng chảy thương mại toàn cầu.

Giám đốc Puckett cho biết một phần trong số các thiết bị được bàn giao để chuẩn bị cho quá trình tái chế sẽ được chuyển đến các nước đang phát triển như thủ đô Accra của Ghana hay khu vực phía Nam Trung Quốc, những địa điểm có cơ sở hạ tầng và quy trình tái chế kém hiệu quả nhất.

Những nơi này thường xuyên diễn ra tình trạng chất thải điện tử được xử lý trong một môi trường không được kiểm soát, hay còn gọi là bất hợp pháp. Theo Liên hợp quốc, có đến 90% số rác thải điện tử trên toàn cầu đang được xử lý theo cách này.

Trong một thử nghiệm gần đây, BAN đã đặt máy theo dõi GPS trên 205 máy in và màn hình máy tính cũ để xem chuyện gì đã xảy ra với chúng. Kết quả là 40% số những thiết bị được bàn giao để tái chế đã được chuyển ra nước ngoài, điểm đến phần lớn là châu Á.

Thậm chí, tất cả 37 thiết bị trong số đó được dẫn tới Hong Kong (Trung Quốc) đều được xử lý và tháo gỡ bằng tay, với những dụng cụ không đảm bảo.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

EVN đòi cắt bớt 1,7 tỷ kWh điện gió và điện mặt trời vì dôi dư

Hà Lan mở tour du lịch ‘câu rác nhựa’ trên sông

Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách

Việt Nam trong nhóm thị trường năng lượng hiệu suất cao nhất ở Đông Nam Á

ĐBSCL có thể bị ‘chìm dưới mặt nước’ vào khoảng năm 2100

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:rác điện tửrác rắn

Tin khác

Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu

Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu

Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu

Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu

Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách

Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách

Vì sao ĐBSCL sạt lở ngày càng nghiêm trọng?

‘Chảo lửa’ châu Âu chưa hạ nhiệt

Nắng nóng kỷ lục, cháy rừng dữ dội khắp châu Âu

Bộ TN-MT kiến nghị bỏ giám sát đặc biệt đối với Formosa

Nắng hạn bao phủ Âu – Á

Môi trường
Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu

Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu

Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu

Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu

Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách

Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách

Nước lũ về miền Tây chuyển biến tích cực

Nước lũ về miền Tây chuyển biến tích cực

Xã hội
Tranh cãi cấm xe khách vào nội đô TP.HCM

Tranh cãi cấm xe khách vào nội đô TP.HCM

Thuế Thu nhập Cá nhân quá lỗi thời so với 10 năm trước

Thuế Thu nhập Cá nhân quá lỗi thời so với 10 năm trước

TP.HCM: Hàng trăm dự án đầu tư công giải ngân 0 đồng

TP.HCM: Hàng trăm dự án đầu tư công giải ngân 0 đồng

Xăng có thể về 20.000 đồng/lít nếu bỏ thuế?

Xăng có thể về 20.000 đồng/lít nếu bỏ thuế?

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA