Làm thịt giả bằng không khí
Tin mới
15:56
Người ủng hộ ông Trump chuyển sang MeWe, Gab và Rumble
15:40
Ông Biden tiết lộ kế hoạch bơm 1,9 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế
15:33
Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19
15:18
Nông sản xuất khẩu sẽ tăng mạnh nhờ tiếp cận thị trường 2,2 tỷ người
10:28
EIU: Việt Nam là trung tâm của chuỗi cung ứng châu Á
09:47
Mỹ đưa thêm doanh nghiệp Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ về kinh tế
09:43
Tập đoàn LG muốn đầu tư thành phố thông minh 20.000 tỷ ở Đồng Nai
09:33
TP.HCM tìm cách ‘cứu’ chợ truyền thống
16:18
Mỹ áp thuế quan mới lên nhiều mặt hàng nhập khẩu từ EU
16:05
Đóng cửa nhà máy vì cước tàu biển tăng dồn dập
15:58
‘Nhiệm kỳ mới cần phải sửa ngay Luật Đất đai’
15:55
Alibaba, Tencent, Baidu ‘thoát’ lệnh cấm đầu tư của Mỹ
15:37
Ông Trump tung đòn chống Trung Quốc vào phút chót
09:27
Nhật Bản thay đổi văn hóa làm việc hậu Covid-19
09:24
Xuất khẩu lô gạo đầu tiên năm 2021 sang Singapore và Malaysia
09:20
HSBC dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 7,6% trong năm 2021
09:01
Brazil: Vắc xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc chỉ hiệu quả hơn 50%
08:37
Ông Trump phát biểu, vài giờ sau khi có nghị quyết luận tội
08:27
Tổng thống Trump lần thứ 2 bị luận tội
16:12
Telegram ghi nhận 25 triệu người dùng mới trong 3 ngày
Bản tin thị trường
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
10:05
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì cước tàu biển đi châu Âu và Mỹ tăng hơn 5 lần
11:43
Hàng không thế giới đủ sức tồn tại để đón bình minh?
09:28
Apple sẽ đưa ra xe tự lái iCar ra thị trường vào năm 2024
10:57
Thiếu hụt container rỗng đẩy giá gạo Việt lên đỉnh cao trong 9 năm
09:45
Doanh nghiệp Việt bán hàng trên Amazon chỉ để làm thương hiệu?
09:25
Nông sản đồng bằng cần nhắm phân khúc giá cao
08:59
Đặc sản đồng bằng sẽ xuất hiện tại 5 phòng triển lãm trên cả nước
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Thời sựMôi trường
2021/01/15 - 9:45:55 PM

09:36 - 26/11/2019

Làm thịt giả bằng không khí

Thay vì một đàn bò khổng lồ góp phần làm ấm lên toàn cầu với những lần thải hơi gây ô nhiễm của chúng, Air Protein sử dụng CO2 để nuôi các vi sinh vật, sau đó tạo ra một protein có thể chế biến thành một thứ thay thế thịt.

  • Ô nhiễm rác thải nhựa chỉ đứng sau ô nhiễm…
  • Vỉa hè bằng nhựa có ngăn được dịch rác thải…

Bạn có thể tin được là thịt trong cái dĩa này được làm từ không khí?

Hầu hết thịt giả nguồn gốc thực vật như Impossible Burger hoặc the Beyond Burger được làm ra từ protein của đậu nành hay đậu Hà Lan. Nhưng chế phẩm mới nhất thay thế thịt lại dụng đến protein làm ra từ… không khí, qua một quá trình chuyển đổi CO2 thành một thành phần với cấu hình dinh dưỡng không khác gì protein bạn tìm thấy trong thịt thà động vật.

Air Protein, một startup đóng tại vùng vịnh San Francisco, công bố những nguyên mẫu đầu tiên của thịt có nguồn gốc từ không khí hôm 12/11. Đằng sau công nghệ của Air Protein là xuất phát từ ý tưởng đầu tiên được NASA khai thác vào những năm 1960, khi các nhà khoa học cố hình dung ra làm cách nào nuôi các phi hành gia trong không gian. Họ phát hiện có thể sử dụng các vi sinh vật để chuyển đổi CO2 – do các phi hành gia thở ra – thành thức ăn. Sử dụng một quy trình tương tự trên trái đất, bên trong các bể lên men, có thể giúp cải thiện triệt để ô nhiễm môi trường của thực phẩm.

Công ty gọi tên công nghệ của họ là một quá trình sản xuất men probiotic tương tự như làm sữa chua. Bên trong một thiết bị lên men, các vi khuẩn sản sinh tự nhiên tiêu thụ CO2 và một hỗn hợp bí mật “các dưỡng chất khoáng”, để sản sinh ra một thành phần chứa 80% protein. Không giống như đậu nành hoặc protein thực vật khác, vốn là một “protein hoàn chỉnh” có dạng acid amin tương đồng với protein trong thịt bò hoặc thịt gà. Protein này còn chứa các vitamin như B12 thường không tìm thấy trong thực phẩm thuần chay. Không giống như một số protein động vật, nó không chứa bất kỳ kháng sinh và hormone nào. Và quá trình được vận hành bằng năng lượng tái tạo.

Cuối cùng, CO2 dùng trong quá trình chế biến có thể đến từ các nhà máy thu trực tiếp không khí được thiết kế để chống biến đổi khí hậu, bằng cách hút CO2 từ bầu khí quyển. “Chúng tôi tin rằng chúng ta càng mở rộng quy mô sản xuất, các cơ sở thu không khí trực tiếp ngày càng trở nên có sẵn hơn, thì đây là một cơ hội hoàn hảo để sử dụng các cơ sở thu không khí trực tiếp đưa thẳng vào thực phẩm”, CEO của Air Protein Lisa Dyson nói.

Một phần tư đất đai trên thế giới hiện nay đang dùng để chăn nuôi gia súc, một phần ba đất canh tác đang dùng để trồng các loại thực vật làm thức ăn gia súc. Khi mà nhu cầu thịt thà tăng lên, nông dân và những chủ mục trường lấn sâu hơn vào rừng nhiệt đới Amazon. Vào năm 2050, loài người có thể ăn hơn 68% protein gốc động vật so với tỷ lệ họ ăn năm 2010. Nhưng nếu protein được nuôi trồng trong các nhà máy sản xuất kiểu như nhà máy bia, thì các nguồn lực cần thiết để sản xuất thịt sẽ giảm đáng kể.

“Một trong những điều chúng ta có thể trông thấy nhãn tiền ngay bây giờ là rừng Amazon đang cháy”, Dyson nói. “Và một trong những nguyên do cháy rừng là để sản xuất lương thực, hoặc để chăn thả gia súc hoặc trồng trọt, trong đó có những loại cây trồng dùng làm thức ăn gia súc. Chúng ta cần đất canh tác. Và vì thế một trong những việc chúng tôi giải quyết bằng cách làm thực phẩm tại Air Protein, là làm thực phẩm không cần đất canh tác”. Điều đó có lợi thế còn hơn cả việc trồng đậu nành, cũng đòi hỏi phải có rất nhiều đất canh tác và nước. “Bạn cần một trang trại to bằng cả bang Texas, để thu được một lượng protein tương đương với một quy trình sản xuất của Air Protein chỉ rộng bằng khuôn viên Walt Disney World”, cô nói.

Sản phẩm của Air Protein có thể dùng để làm bánh mì kẹp, thịt gà, thịt gà tây, hoặc hầu như bất kỳ sản phẩm thịt nào mà bạn muốn. Bạn thậm chí còn dùng sản phẩm gốc không khí đó để làm mì ống, ngũ cốc và thức uống giàu protein. Bản thân sản ph ẩm trông giống như một loại bột protein, nhưng chỉ bao gồm các nguyên tố được tìm thấy trong không khí, cụ thể là CO2, oxygen và nitrogen, được pha với nước và các chất khoáng để tạo ra chất base. Qua sử dụng năng lượng tái tạo và một quá trình sản xuất lợi khuẩn probiotic (lên men), Air Protein chuyển đổi các nguyên tố thành một sản phẩm ăn được (chất base bằng bột) với một cấu hình acid amin tương tự như thịt thật – nó chứa tất cả chín acid amin thiết yếu, vì vậy đó là một protein hoàn chỉnh.

Air Protein cũng bổ sung các vitamin, gồm vitamin B12 chủ yếu tìm thấy trong các sản phẩm động vật và khó lòng cho những người ăn thuần chay và ăn chay có đầy đủ trong chế độ ăn của họ. CEO của Air Protein Lisa Dyson lập công ty, sau khi nhận ra rằng các sinh vật đơn bào chuyển đổi CO2 thành các dưỡng chất. Vấn đề về cơ bản là nếu các sinh vật ấy có thể làm điều đó, tại sao con người không thể?

Vẫn còn quá sớm để nói protein gốc không khí này bổ như thế nào so với thịt thật hay thịt giả đối với sức khoẻ về lâu về dài, nhưng có lẽ nó có khả năng đáp ứng cả về mặt sức khoẻ môi trường.

Khởi Thức (theo TGHN/CNET, FastCompany)

Có thể bạn quan tâm

Cho phép nhập phế liệu sắt, thép, nhựa, xỉ hạt lò cao làm nguyên liệu sản xuất

Chưa có ‘lối thoát’ cho trên 4 triệu tấn xỉ than ở Vĩnh Tân

Hệ thống gom rác nhựa trên sông

Môi trường cần… túi giấy

Nghệ An loại bỏ 15 dự án thủy điện ra khỏi quy hoạch

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:thịt giả làm từ không khí

Tin khác

Người châu Âu ngày càng hạn chế đi lại bằng máy bay

Người châu Âu ngày càng hạn chế đi lại bằng máy bay

Thủ phạm gây ô nhiễm tại Hà Nội là lượng bụi lớn từ phương Bắc?

Thủ phạm gây ô nhiễm tại Hà Nội là lượng bụi lớn từ phương Bắc?

Điện mặt trời ‘bùng nổ’ chiếm tới 25% công suất lắp đặt

Điện mặt trời ‘bùng nổ’ chiếm tới 25% công suất lắp đặt

Nhật Bản sẽ loại bỏ xe chạy bằng xăng trong 15 năm tới

Nhật Bản dừng cấp vốn ODA cho các dự án điện than

Thổ dân Amazon kiện công ty dầu khí Trung Quốc

Hà Nội và TP.HCM lại vào ‘mùa’ ô nhiễm không khí

Biến đổi khí hậu – thương mại tự do: hai thách thức thời đại

Môi trường
Người châu Âu ngày càng hạn chế đi lại bằng máy bay

Người châu Âu ngày càng hạn chế đi lại bằng máy bay

Thủ phạm gây ô nhiễm tại Hà Nội là lượng bụi lớn từ phương Bắc?

Thủ phạm gây ô nhiễm tại Hà Nội là lượng bụi lớn từ phương Bắc?

Điện mặt trời ‘bùng nổ’ chiếm tới 25% công suất lắp đặt

Điện mặt trời ‘bùng nổ’ chiếm tới 25% công suất lắp đặt

Bộ Công Thương đề nghị tạm dừng xây mới thuỷ điện nhỏ

Bộ Công Thương đề nghị tạm dừng xây mới thuỷ điện nhỏ

Xã hội
Thái Lan lên kế hoạch phát tiền mặt cho người dân

Thái Lan lên kế hoạch phát tiền mặt cho người dân

Người lao động khó khăn do Covid-19 và thiên tai được hỗ trợ 2 triệu đồng

Người lao động khó khăn do Covid-19 và thiên tai được hỗ trợ 2 triệu đồng

Giá xăng tiếp tục tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng tiếp tục tăng hơn 400 đồng/lít

TP.HCM: Giá vé xe Tết tăng 40%-60% so với ngày thường

TP.HCM: Giá vé xe Tết tăng 40%-60% so với ngày thường

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA