Khủng hoảng chôn lấp rác
Tin mới
10:44
Việt Nam lên tiếng việc Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép
10:37
Tiền lại đổ mạnh vào chứng khoán
10:34
Bộ Y tế: Chưa tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ dưới 5 tuổi
10:24
Tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt và ‘bêu tên’ trên truyền thông
10:19
Lạm phát giảm nhẹ, FED vẫn tiếp tục tăng lãi suất?
10:16
Mỹ ra quyết định bước ngoặt về Covid-19
10:11
Tiếp cận vốn vay ngân hàng không dễ
10:06
Món Việt tìm cách vào bếp Âu
12:31
Cuộc chiến Mỹ-Trung trên thị trường chứng khoán
12:28
Tỷ phú Elon Musk bán 6,9 tỷ USD cổ phiếu Tesla
12:22
Sẽ cấm mua hộ vé số?
12:17
TP.HCM: Đề nghị siêu thị giảm chiết khấu, không tăng giá bất hợp lý
12:14
USD giảm giá rất mạnh, vàng vẫn ‘bốc hơi’
12:10
Nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh
12:05
‘Cấm cửa’ than Nga, EU đối mặt thách thức gia tăng
11:58
Nước mắm truyền thống Phú Quốc Huỳnh Khoa hơn 200 năm đậm vị
09:53
Giá xăng sẽ xuống 24.000 đồng/lít?
09:46
Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn nhưng vẫn bị ‘trói’ bằng cả ‘rừng’ thông tư
09:38
Giá nhà khu Đông TP.HCM biến động theo hạ tầng
09:34
Ngân hàng tăng lãi suất để hút tiền gửi
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thời sựMôi trường
2022/08/13 - 4:16:52 AM

18:03 - 17/01/2019

Khủng hoảng chôn lấp rác

Không chỉ ở hai đô thị lớn nhất là Hà Nội và TP.HCM, các khu xử lý rác thải ở Đà Nẵng, Huế cũng đang quá tải; còn hai bãi rác chôn lấp ở thành phố Hạ Long thì thậm chí đã đóng cửa vì ô nhiễm.

  • Ông John Kerry: Hà Nội ô nhiễm hơn cả Bắc…
  • Người Sài Gòn có thể phân loại rác tại nhà…
  • Rác độc hại bán cho ai?

Bãi rác Khánh Sơn mỗi ngày tiếp nhận hơn 700 tấn rác thải. Ảnh: Nguyễn Đông/VnExpress.

Đà Nẵng, đô thị hơn một triệu dân mỗi ngày hứng từ 900 đến 1.000 tấn rác sinh hoạt. Dự kiến đến năm 2025, lượng rác sẽ tăng lên khoảng 1.800 tấn.

Thời gian dài, Đà Nẵng xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp tại bãi rác Khánh Sơn. Sau gần 30 năm hoạt động, bãi rác lớn nhất thành phố này đã quá tải, gây nhiều hệ lụy với môi trường sống của cư dân lân cận.

Khoảng 1.700 hộ dân quanh bãi rác Khánh Sơn hàng ngày phải hít thở không khí kèm mùi hôi đậm đặc. Đã nhiều lần, họ xuống đường chặn xe chở rác ra vào bãi, khiến khu vực nội thành ùn ứ rác. Cả chục cuộc đối thoại giữa chính quyền và người dân diễn ra suốt nhiều năm chưa tìm được lời giải.

Lãnh đạo Đà Nẵng thừa nhận trước đây việc xử lý ô nhiễm môi trường ở bãi rác “không được làm đúng quy trình”. Để giảm thiểu ô nhiễm, trong ngắn hạn, thành phố đầu tư khu xử lý nước rỉ rác với công suất 700 m3 mỗi ngày; lắp đặt hai camera quan sát 360 độ tại bãi đổ rác để giám sát việc xử lý, đồng thời thu hẹp phạm vi đổ rác còn khoảng 2.000 m2, phủ đất với tần suất 2 ngày mỗi lần.

Trong nỗ lực giải bài toán rác, hồi cuối năm 2018, ông Tô Văn Hùng – Giám đốc Sở Xây dựng đã đề xuất phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; từ năm 2019 đến 2022, phân loại thành bốn nhóm rác thải xây dựng, rác tái chế, rác nguy hại và rác còn lại; giai đoạn 2023-2025 sẽ phân làm 5 nhóm.

“Chúng tôi cũng đề xuất đầu tư thêm hai đến ba trạm trung chuyển rác, để đảm bảo nếu xảy ra sự cố tại bãi rác Khánh Sơn thì có nơi trữ rác cho toàn thành phố trong thời gian hai đến ba ngày”, ông nói.

Rác thải chất cao như núi trong nhà máy xử lí rác trên địa bàn xã Hương Thủy. Ảnh: Võ Thạnh/VnExpress.

Tại Thừa Thiên Huế, bãi rác Thủy Phương ở thị xã Hương Thủy, rộng hơn 4 ha là nơi tiếp nhận và xử lý rác lớn nhất tỉnh. Hàng ngày, rác thải sinh hoạt của người dân thành phố Huế và thị xã Hương Thủy được thu gom về đây.

Mỗi ngày, Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Huế (Hepco) gom hơn 350 tấn rác sinh hoạt, trong đó khoảng 150 tấn được chôn lấp tại bãi Thủy Phương, 200 tấn còn lại chuyển cho nhà máy của công ty Tâm Sinh Nghĩa (ở gần bãi rác) xử lý.

Tuy nhiên, hai tháng nay Tâm Sinh Nghĩa dừng nhận rác do “rác vẫn còn chất như núi trong nhà máy”.Ông Trần Quang Tuấn, giám đốc nhà máy giải thích, doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng thêm lò đốt trong khi hơn 1.000 tấn rác chưa xử lý còn tồn, nên cơ sở không thể tiếp nhận thêm.

Việc doanh nghiệp dừng xử lý rác cộng với bãi rác xã Lộc Thủy tạm đóng cửa khiến lượng rác về bãi Thủy Phương tăng lên hơn 350 tấn mỗi ngày. “Với tình hình như hiện nay, Thủy Phương chỉ trụ được thêm 2 năm nữa”, ông Khánh nói.

Tỉnh đã cho phép một doanh nghiệp đầu tư nhà máy đốt rác phát điện với công suất 400 tấn mỗi ngày ở xã Phú Sơn (thị xã Hương Thủy). Dự kiến nhà máy này sẽ hoạt động vào năm 2020, cũng là thời điểm bãi rác Thủy Phương hết diện tích chôn lấp.

Rác thải được chôn lấp ở bãi rác Thủy Phương. Ảnh: Võ Thạnh/VnExpress.

TP Hạ Long (Quảng Ninh) cũng từng có hai bãi rác là Đèo Sen và Hà Khẩu xử lý bằng công nghệ chôn lấp, nhưng “do gây ô nhiễm nên đã dừng hoạt động”, ông Nguyễn Vũ Hải, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Hạ Long cho hay.

Đi vào hoạt động từ năm 2006, bãi rác Đèo Sen (phường Hà Khánh, TP Hạ Long) rộng 6,8 ha đã trở thành núi rác khổng lồ. Hàng trăm nghìn tấn rác được chôn lấp trong 10 năm đã khiến tình trạng ô nhiễm môi trường nơi đây trầm trọng. Những ngày mưa bão, bể chứa nước rỉ thải chảy tràn vào nhà dân, gây ngập úng ruộng, vườn. Người dân “ăn cơm cũng phải mắc màn, khi ngủ cũng phải đeo khẩu trang”.

Năm 2013, vì không thể chịu được mùi hôi thối và lo sợ sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, nhiều hộ dân sống gần đó đã gửi đơn kiến nghị đến chính quyền yêu cầu đóng cửa bãi rác.

Bài toán chỉ được giải quyết khi Hạ Long chuyển sang công nghệ đốt rác. 450 tấn rác sinh hoạt hàng ngày được tập kết về Trung tâm xử lý chất thải rắn của Công ty cổ phần Indevco tại huyện Hoành Bồ. Indevco cũng là nơi xử lý rác cho các thành phố Cẩm Phả và hai huyện Hoành Bồ, Quảng Yên với khoảng 150 tấn mỗi ngày.

Hà Nội, sau nhiều lần khủng hoảng rác ở nội thành vì người dân liên tục chặn xe vào bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn) vì ô nhiễm, thành phố dự kiến chi 3.400 tỷ đồng để di dời khoảng 1.000 hộ dân trong bán kính 500 m quanh khu vực.

Theo ông Đặng Huy Đông, nguyên Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, hiện có 3 công nghệ xử lý rác đô thị phổ biến là chôn lấp hợp vệ sinh, đốt rác phát điện và tái tạo điện sạch, các bon hữu cơ từ chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt phân, khí hóa.

Tuy nhiên do các đô thị ở Việt Nam thường không phân loại rác đầu nguồn nên việc áp dụng công nghệ cao khó thành công. Đơn cử, không phân loại rác đầu nguồn sẽ dẫn đến các loại nhựa khi chôn xuống phải mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy. “Phương pháp chôn lấp tốn diện tích song vẫn không tránh khỏi ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, không khí”, ông nhận xét.

Theo VnExpress

Có thể bạn quan tâm

Buộc tái xuất gần 1.100 container phế liệu tồn đọng

Trào lưu dọn rác lan rộng từ Nam chí Bắc

Cháy lớn tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3

Ô nhiễm không khí ở Hà Nội lại bị cảnh báo đỏ, nguy hại sức khỏe

Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:bãi rácchôn lấp rácrác thảixử lý rác

Tin khác

Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu

Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu

Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách

Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách

Nước lũ về miền Tây chuyển biến tích cực

Nước lũ về miền Tây chuyển biến tích cực

Vì sao ĐBSCL sạt lở ngày càng nghiêm trọng?

‘Chảo lửa’ châu Âu chưa hạ nhiệt

Nắng nóng kỷ lục, cháy rừng dữ dội khắp châu Âu

Bộ TN-MT kiến nghị bỏ giám sát đặc biệt đối với Formosa

Nắng hạn bao phủ Âu – Á

Môi trường
Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu

Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu

Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu

Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu

Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách

Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách

Nước lũ về miền Tây chuyển biến tích cực

Nước lũ về miền Tây chuyển biến tích cực

Xã hội
Tranh cãi cấm xe khách vào nội đô TP.HCM

Tranh cãi cấm xe khách vào nội đô TP.HCM

Thuế Thu nhập Cá nhân quá lỗi thời so với 10 năm trước

Thuế Thu nhập Cá nhân quá lỗi thời so với 10 năm trước

TP.HCM: Hàng trăm dự án đầu tư công giải ngân 0 đồng

TP.HCM: Hàng trăm dự án đầu tư công giải ngân 0 đồng

Xăng có thể về 20.000 đồng/lít nếu bỏ thuế?

Xăng có thể về 20.000 đồng/lít nếu bỏ thuế?

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA