Giải quyết rác nhựa bằng dữ liệu và công cụ chính sách
Tin mới
14:54
Trung Quốc tuyên bố GDP tăng trưởng 18,3% trong quý 1
09:58
Lệnh trừng phạt siêu máy tính Trung Quốc của Mỹ bắt đầu có hiệu lực
09:47
Xu hướng lên sàn ngoại gọi vốn của doanh nghiệp Việt
09:36
Người Việt ăn uống thiếu lành mạnh
09:25
Fitch: Biện pháp chống dịch góp phần nâng tín nhiệm của Việt Nam
09:00
VNR ‘kêu cứu’ Thủ tướng, khó trụ vững đến hết tháng 4
08:55
Doanh thu quý 1 của Formosa Hà Tĩnh đạt gần 1,1 tỷ USD
22:33
Xuất khẩu khẩu trang y tế tăng mạnh trở lại
22:28
Mỹ cấm vận kinh tế, trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga
15:56
Việt Nam đang mua rất nhiều gạo cao cấp của Ấn Độ
15:46
ECB công bố khảo sát về đồng euro kỹ thuật số
15:35
Các hạn chế chống Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần
15:27
Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase được định giá 86 tỷ USD
15:18
Mỹ tính áp loạt lệnh trừng phạt lên Nga
15:15
Quảng Ninh lần thứ 4 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI
09:45
Các hãng công nghệ Trung Quốc được lệnh ‘học hỏi trường hợp Alibaba’
09:09
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Nông nghiệp sẽ không loay hoay trồng cây gì, nuôi con gì’
09:00
Campuchia phong tỏa thủ đô Phnom Penh
16:27
Giới đầu tư đổ xô vào tài sản rủi ro cao nhờ điều kiện tín dụng dễ dàng
16:22
Microsoft mua công ty trí tuệ nhân tạo Nuance với giá 19,7 tỷ USD
Bản tin thị trường
09:14
Năm thách thức hay bài học lớn từ kế hoạch IPO kỷ lục của Grab
09:34
‘Con tôm Việt Nam đang gặp áp lực cạnh tranh từ đối thủ’
08:51
Đài Loan sửa đổi luật để thu hút nhân tài nước ngoài
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
16:43
Giới trẻ Đài Loan đổ xô đi đổi tên thành ‘Cá Hồi’ để được ăn sushi miễn phí
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Thời sựMôi trường
2021/04/16 - 2:59:48 PM

09:39 - 12/12/2019

Giải quyết rác nhựa bằng dữ liệu và công cụ chính sách

Việt Nam được chỉ tên đích danh là một trong những quốc gia gây ô nhiễm đại dương nhất thế giới, xếp thứ tư sau Trung Quốc, Indonesia và Philippines.

  • Đời rác trong kinh tế tuần hoàn
  • Nguy cơ rác nhựa từ kênh rạch lên bàn ăn

Mỗi ngày, khoảng 2.500 tấn rác thải nhựa phát sinh đang ảnh hưởng đến các đô thị, khu vực ven biển và nhánh sông tại Việt Nam.

Quản lý hiệu quả thu gom và xử lý rác nhựa ở đô thị, nhận thức và chính sách giảm rác nhựa tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong công cuộc chống rác nhựa tại Việt Nam. Đó là nội dung của thảo luận về rác đại dương tổ chức tại American Center thuộc tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM ngày 9/12.

Một mẻ lưới đánh bắt gần bờ của ngư dân ở Mũi Né, Bình Thuận kéo lên. Vài con cá lẫn trong những chai nhựa và bao ni lông. “Ngư dân ở các làng chài ven biển của Việt Nam là những người đầu tiên chịu ảnh hưởng của rác thải nhựa đổ ra đại dương”, Emi Koch, đến từ tổ chức phi lợi nhuận Beyond the Surface ở San Diego, California bắt đầu câu chuyện của mình như thế.

Mỗi năm, có đến 8 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra sông ngòi và rồi ra đại dương khắp nơi trên thế giới. Mỗi ngày, khoảng 2.500 tấn rác thải nhựa phát sinh đang ảnh hưởng đến các đô thị, khu vực ven biển và nhánh sông tại Việt Nam.

Bắt đầu từ dữ liệu

Nhận thức được xem là yếu tố mấu chốt trong công cuộc giảm dần lượng rác nhựa và các tác động của nó đối với môi trường thiên nhiên và chất lượng sống của con người. Việt Nam đã được “vinh danh”, nhưng đến thời điểm hiện tại, số liệu thống kê về rác nhựa chưa được thu thập một cách có khoa học và chính thức của các bộ, ngành tại Việt Nam.

“Số liệu sản xuất, tiêu dùng và rồi sau đó là rác nhựa, cùng các vấn đề xử lý rác nhựa tại Việt Nam chưa được quan tâm. Một khi có đủ số liệu, chúng ta sẽ nhận rõ vấn đề bắt đầu từ đâu và có hành xử trách nhiệm”, bà Bùi Thị Thu Hiền, điều phối viên thuộc hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN, nhận định.

Các đô thị Việt Nam đã có hệ thống thu gom rác, nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Bà Linh Nguyễn, giám đốc tổ chức phi lợi nhuận về bảo vệ môi trường Enda Vietnam, cho biết hệ thống thu gom rác ở một siêu đô thị như TP.HCM do công ty dịch vụ công ích Citenco và mạng lưới thu gom rác dân lập với 4.000 lao động đảm trách. Citenco chỉ giải quyết được 30 – 35% của khoảng 9.000 tấn chất thải rắn người dân thành phố thải ra. Lượng còn lại do khoảng 2.160 phương tiện thô sơ như xe lam, xe ba gác và xe tự chế giải quyết.

“Con số chính xác rác nhựa chưa thu thập được bởi nhiều lý do. Phần lớn các loại nhựa có thể tái sử dụng được các hộ thu rác dân lập phân loại trước tiên, bởi mang lợi nguồn thu nhập cho họ. Tỷ lệ tái sử dụng chỉ 5%. Các loại rác từ đồ nhựa sử dụng một lần lên đến 95% là phần vô giá trị lại đòi hỏi chi phí xử lý cao hơn, vì cần lò đốt hiện đại, không làm tổn hại môi trường”, bà Linh Nguyễn nói.

Chính sách là công cụ

Đồ nhựa chỉ dùng một lần đang bị những người bảo vệ môi trường “tấn công” ráo riết. Các chuỗi ẩm thực như Highlands, Trung Nguyên, Phúc Long và Starbucks đang bị sức ép tẩy chay, khi người tiêu dùng lại là người kêu gọi các chuỗi này chuyển sang các loại ống hút thân thiện môi trường và các loại ly tách bằng giấy hay thuỷ tinh, sành sứ có thể tái sử dụng nhiều lần.

“Người tiêu dùng có ý thức môi trường, dù chỉ là phần nhỏ, cũng tạo áp lực lên các chuỗi. Nhưng nếu chưa có luật hay những quy định bắt buộc, thì các chuỗi vẫn tà tà. Ép thì hơi quá, nhưng nếu chúng ta có lộ trình giảm nhựa dùng một lần không chỉ riêng ở chuỗi ẩm thực, thì nạn ô nhiễm rác nhựa ở sông ngòi và biển Việt Nam sẽ giảm thiểu nhanh chóng”, Linh Nguyễn nhận định.

Đại diện của Enda Vietnam cũng nói rằng, loại thuế mới đề nghị 50.000 đồng đối với một ký sản phẩm nhựa là một bước chuyển tốt. Cô cũng cho rằng, người dùng nếu phải trả thêm tiền cho loại bao bì nhựa xài một lần khi đi siêu thị, sẽ suy nghĩ và thay đổi. “Các loại túi nhựa sử dụng nhiều lần hay túi vải sẽ phát huy hiệu quả trong công cuộc chống rác nhựa”, bà Linh Nguyễn phát biểu.

Và ngay cả các công ty nhựa cũng không muốn bị xem là “tội đồ” khi ý thức xã hội bắt đầu thay đổi. Bùi Thị Thu Hiền từ IUCN nói rằng hiệp hội Nhựa Việt Nam có đến 2.000 thành viên là các công ty sản xuất nhựa và có liên quan đến ngành nhựa. “Một số sản phẩm bằng vật liệu có thể phân huỷ đã ra đời. Chúng tôi đã làm việc với các công ty nước giải khát, sữa và ngành hàng tiêu dùng để cùng tìm ra giải pháp chung. Ngành nhựa không thể tự mình giải quyết một vấn đề quá lớn”, cô nhận định.

Bãi cát không thể là bãi rác

Emi Koch là nhà sinh thái học, xã hội học đoạt giải National Geographic Adventurer năm 2018 và cũng giành giải thưởng kể chuyện kỹ thuật số của Fulbright và National Geographic. Bà nói các cộng đồng sinh sống bằng nghề cá dọc bờ biển và cả các cộng đồng ven sông rạch trên thế giới đang chịu tác hại đầu tiên của các núi rác nhựa. “Trước khi nói đến vấn đề rác nhựa hoà vào đại dương và ảnh hưởng đến sinh vật biển và nguồn thực phẩm của chúng ta, thì chúng ta phải chú ý: nguồn sống của cộng đồng đang giảm đi, khi khách du lịch bỏ các bãi biển tuyệt đẹp đang bị rác xâm hại”, Koch phát biểu.

Giảm lượng rác nhựa chỉ dùng một lần trong tương lai sẽ cứu các bãi biển Việt Nam. IUCN đang phối hợp với chính quyền thành phố Hội An, Quảng Nam chương trình thu gom rác.

Quỹ đầu tư Circulate Capital Ocean Fund vừa được hình thành đầu tháng 12/2019 tại Singapore với số vốn 106 triệu USD. Các nhà đầu tư của quỹ là các tập đoàn nước giải khát, hàng tiêu dùng và hoá chất hương liệu hàng đầu thế giới như PepsiCo, Coca-Cola, Dow Chemicals, Danone, Unilever, Procter & Gamble và Chevron Phillips Chemical. Quỹ sẽ đầu tư 2 – 10 triệu USD cho các dự án khởi nghiệp về đổi mới nguồn nguyên vật liệu nhựa và kỹ thuật tái chế tiên tiến. Ba dự án đầu tiên ở Indonesia và Ấn Độ sẽ được đầu tư vào đầu năm 2020, tiếp đó là các dự án ở Đông Nam Á.

Ricky Hồ (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Nhu cầu pin xe điện sẽ khiến giá các vật liệu chính gia tăng

Nhóm 1% người giàu nhất phát thải carbon gấp đôi 50% dân số thế giới

ĐBSCL sắp đối mặt đợt hạn, mặn rất nghiêm trọng

Thái Lan: Hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng nặng nề đến người dân

Giá điện mặt trời cao nhất gần 2.500 đồng một kWh

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:ô nhiễm môi trườngrác nhựarác thải nhựa

Tin khác

Trung Quốc lên kế hoạch xây siêu đập, lớn hơn cả đập Tam Hiệp

Trung Quốc lên kế hoạch xây siêu đập, lớn hơn cả đập Tam Hiệp

TP.HCM: Mức giá dịch vụ thoát nước sẽ tăng

TP.HCM: Mức giá dịch vụ thoát nước sẽ tăng

Malaysia trả lại Mỹ một container rác thải nhựa

Malaysia trả lại Mỹ một container rác thải nhựa

Chưa thể loại bỏ điện than?

Tàu 2.560 tấn chở tro ở nhiệt điện Vĩnh Tân chìm tại Mũi Né

Một số bãi sông Hồng sẽ thành ‘khu đô thị mới hiện đại’?

Đề xuất xây sân bay nhỏ ở Cần Giờ

Thái Lan cảnh báo mực nước sông Mekong thấp trầm trọng

Môi trường
Trung Quốc lên kế hoạch xây siêu đập, lớn hơn cả đập Tam Hiệp

Trung Quốc lên kế hoạch xây siêu đập, lớn hơn cả đập Tam Hiệp

TP.HCM: Mức giá dịch vụ thoát nước sẽ tăng

TP.HCM: Mức giá dịch vụ thoát nước sẽ tăng

Malaysia trả lại Mỹ một container rác thải nhựa

Malaysia trả lại Mỹ một container rác thải nhựa

Nhu cầu pin xe điện sẽ khiến giá các vật liệu chính gia tăng

Nhu cầu pin xe điện sẽ khiến giá các vật liệu chính gia tăng

Xã hội
TP.HCM: Đầu mùa nóng, mỗi ngày có 5.000 cuộc gọi thắc mắc hóa đơn tiền điện

TP.HCM: Đầu mùa nóng, mỗi ngày có 5.000 cuộc gọi thắc mắc hóa đơn tiền điện

Giá xăng RON 95 tiếp tục tăng gần 800 đồng một lít

Giá xăng RON 95 tiếp tục tăng gần 800 đồng một lít

Nhiều BQT chung cư lấy tiền bảo trì gửi tiết kiệm tiêu xài

Nhiều BQT chung cư lấy tiền bảo trì gửi tiết kiệm tiêu xài

Đại diện của bà Trần Uyên Phương lên tiếng

Đại diện của bà Trần Uyên Phương lên tiếng

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA