Khơi dòng chảy vàng, khích lệ hay áp đặt?
Tin mới
16:22
HSBC tính cắt giảm gần một nửa diện tích văn phòng trên toàn cầu
16:18
WTO đồng ý về dán nhãn xuất xứ các sản phẩm của Hong Kong
16:13
Sở GTVT TP.HCM đưa ra lộ trình ‘khai tử’ xe 3 – 4 bánh tự chế
16:09
Cổ đông Nhật Bản muốn mua 25 triệu cổ phiếu của Petrolimex
16:07
Trung Quốc xuất khẩu vắc xin Covid-19 cho 27 nước, viện trợ miễn phí cho 53 nước
11:53
TP.HCM sắp mở lại một số dịch vụ không thiết yếu
11:42
TP.HCM duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
11:34
Renault Kiger giá 175 triệu đồng ở Ấn Độ, chờ ngày về Việt Nam
11:13
Úc, Canada sẽ bắt các ông lớn công nghệ trả phí tin tức
10:51
Kinh tế Hong Kong đối diện bốn thách thức nghiêm trọng
10:27
117.600 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên về Việt Nam
21:37
Người giao hàng ở Hàn Quốc ‘làm việc đến chết’
21:27
Nghiên cứu tại Anh chứng minh vắc xin Covid-19 hiệu quả ngay ở mũi đầu
21:22
THACO xuất khẩu lô ôtô và linh kiện phụ tùng lớn nhất từ trước đến nay
21:18
53 tỉnh, thành phố quyết định cho học sinh đi học trở lại
16:39
Thành lập 2 Tiểu ban quản lý lưu vực sông Cửu Long và Sê San-Srêpốk
12:33
Facebook thông báo khôi phục quyền truy cập tin tức tại Úc
12:25
Giới chuyên gia nhận định kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh mẽ
12:10
Giá Bitcoin lại trượt sâu
10:28
11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại Việt Nam
Bản tin thị trường
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
10:23
Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Thời sự
2021/02/25 - 3:02:42 AM

14:16 - 19/07/2016

Khơi dòng chảy vàng, khích lệ hay áp đặt?

Câu trả lời là khích lệ chứ không phải áp đặt. Lịch sử kinh thương của Việt Nam đã chứng kiến những hưng thịnh như thế.

  • Huy động vàng trong dân dễ tạo ra cú sốc…
  • Khi ‘trái bóng’ vàng bị xì hơi
  • Kiến nghị được huy động vàng không cần xin phép

1_53865

Là người am hiểu về vàng, chuyên gia tài chính Lê Trọng Nhi dẫn một câu chuyện sau làm ví dụ.

Trong cơn sóng vàng tuần trước, một người bạn của ông cũng “nô nức” xếp hàng mua kim loại quý này ở thời điểm giá cao nhất: 40 triệu đồng/lượng.

Người bạn này mua thêm 10 lượng, và chỉ qua một đêm, giá vàng rớt mất 3 triệu đồng/lượng. Tổng cộng, ông này mất đứt 30 triệu đồng.

Thực chất, người đó vẫn sở hữu đủ 10 lượng vàng, còn cái gọi là mất 30 triệu đồng đó là phần lỗ nếu tính về giá trị tiền đồng.

Nhưng dưới góc độ kinh tế, số tiền 30 triệu đó không hề mất đi mà chỉ chuyển từ túi người này sang túi người khác. Hay nói cách ví von thì đấy là khoản tiền tự nhiên “chảy vào nền kinh tế”.

Chỉ mới là cơn sóng vàng từ một người thôi đã có 30 triệu đi lang thang vào nền kinh tế, nếu “huy động” được hết 10 lượng vàng kia, nền kinh tế sẽ có chừng 400 triệu đồng ít lang thang.

Con số 400 triệu đồng đó chỉ từ một người, còn cả xã hội đó sẽ là một nguồn lực khổng lồ.

Ước tính người Việt Nam đang sở hữu một lượng vàng tương đương 500 tấn, trị giá hơn 20 tỉ USD. Nếu chừng đó tiền chảy vào nền kinh tế, thì đó sẽ là một con số đáng kể.

Nhưng liệu người dân có chịu để nhà nước “huy động” số tài sản là vàng mà mình đang nắm giữ đó theo như một đề án đang gây nhiều tranh cãi hay không thì lại là một chuyện khác.

Ông Lê Trọng Nhi nhắc lại một câu hỏi kinh điển: “Hà cớ gì người bạn của ông cứ lại giữ vàng, chứ nhất định không chịu bán ra “để đưa tiền vào nền kinh tế”.

Bài học mua vàng giá cao, bán vàng giá thấp, và lần nào cũng mất tiền, và mất khá nhiều tiền, nhưng bạn ông, và rất nhiều người dân khác, lại vẫn lặp lại cái vòng luẩn quẩn đó, cho dù  có tỏ vẻ tiếc nuối nhưng rồi lại tiếp tục vì họ  tỏ ra khá an tâm khi nắm giữ khối kim loại này.

Ông Nhi kết luận: vàng là máu, là nước mắt, và là là tài sản người dân đời thường tin tưởng hơn bất kỳ món đồ nào khác, hay bất kỳ kênh đầu tư nào khác. Vì thế, sẽ không ít người quyết tâm nắm giữ bất chấp các kế hoạch huy động vàng của Chính phủ.

Các chuyên gia về kinh tế tài chính đang nhắc lại câu chuyện nền kinh tế Ấn Độ đã mấy phen “huy động vàng” trong dân chúng.

Bất chấp đưa ra nhiều khoản ưu đãi hấp dẫn, nhưng mục tiêu huy động vàng của nước này vẫn không như mong muốn. Từ đợt huy động vàng năm 1977 rồi 1980 rồi đợt huy động năm 1999 chỉ vỏn vẹn được 15 tấn, trong khi số vàng mà người dân nước này nắm giữ ước tính hơn 20.000 tấn.

Kế hoạch mới nhất được soạn thảo chuẩn bị lại từ năm 2015 và đang thực hiện bằng kế hoạch rất lớn có tên “Tiền tệ hóa vàng” (gold monetization).

Theo đó, người dân Ấn Độ sẽ đem vàng đến gửi cho nhà nước và hưởng lãi suất. Lượng vàng nhỏ nhất mà người dân có thể gửi có trọng lượng 30 gram, theo ba thời hạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, lãi suất thấp nhất là 2.25, cao nhất là 2.5. Kế hoạch này tự tin vừa huy động được vàng trong dân, lại vừa giảm lượng vàng nhập khẩu.

Thế nhưng, sau 6 tháng đến cuối tháng 5/2016 , kết quả chỉ có chừng 3 tấn vàng được “tiền tệ hóa vàng”, một con số nhỏ nhoi so với hơn 20.000 tấn.

Ấn Độ, cùng với Trung Quốc và Việt Nam, là ba quốc gia mà người dân thích mua vàng và trữ vàng. Trung Quốc cũng lập sàn vàng giao dịch nhưng không đi theo vết xe đổ của người Ấn. Còn các quốc gia khác, đặc biệt là phương Tây không hề có chuyện dân chúng ầm ầm đi mua vàng, hay sở hữu vàng kiểu như ở Việt Nam.

Nói về con số vàng trong dân, ông Nhi dẫn lại một tính toán của một giảng viên của Đại học Ngân hàng TPHCM là tiến sĩ Bùi Quang Tín.

Theo đó, trong số 500 tấn “trong dân”, thực chất số vàng nằm trong các tiệm kinh doanh vàng, với số lượng các cửa tiệm lên tới chừng 12.000 trên cả nước, là rất lớn, lên tới 72%.

Số vàng nằm ở ngân hàng là ít nhất, chỉ chừng 1%, và còn lại, chừng 27% là ở trong dân chúng, nhưng số vàng này cũng không ngủ yên mà được giao dịch qua lại.

Nhắc đến những điều đó để thấy rằng tiền tệ hóa vàng là một cuộc chơi không hề đơn giản chút nào.

Vì sao người dân nắm giữ vàng?

Câu trả lời vẫn nằm ở lòng tin. Lòng tin của người sở hữu đối với loại kim loại quý này bất chấp sự trồi sụt về giá cả, nhưng ít nhất cũng ít rủi ro hơn các kênh đầu tư khác.

Còn vì sao các quốc gia Tây Phương và những nền kinh tế phát triển đại đa số người dân không nắm giữ vàng thì câu trả lời cũng nằm ở lòng tin, không phải tin vào vàng mà tin vào cấu trúc nền kinh tế và chính quyền hơn.

Giữa lúc ngân sách đang gặp khó khăn, mất cân đối trong các khoản chi thường xuyên đến chi trả nợ và đầu tư phát triển, thì giải pháp huy động tiền từ dân chúng có lẽ hợp lý nhất.

Bỡi lẽ, nếu như chọn giải pháp tăng cung tiền bằng cách khác thì lãi suất sẽ lên cao, nền kinh tế lạm nguy cơ rơi vào lạm phát. Vậy một giải pháp tốt có lẽ là huy động tiền từ dân chúng, trong đó vàng là một mục tiêu lớn.

Tiền trong dân có còn nhiều hay không?

Câu trả lời có hai luồng ý kiến. Một thì cho rằng vẫn còn rất nhiều, bằng chứng là 500 tấn vàng hoặc hơn còn ở trong dân, nên cần huy động.

Một nhóm kinh tế gia quan sát khác nhận định tiền đã cạn trong dân thường. Lập luận của nhóm này là từ những quan sát về lượng tiền tiết kiệm, dưới hình thức vàng và tiền, trong thời gian qua đã giảm.

Khá nhiều doanh nghiệp đã cầm cự được trong thời kỳ biến động kinh tế trong thời gian qua là nhờ khoản tiền tiết kiệm này, từ vay mượn bạn bè, người thân và tích cóp của mình.

Nay tiền đã cạn, doanh nghiệp hoặc phải bán mình, hoặc chịu thua lỗ, không cầm cự nổi thì ngừng kinh doanh, giải thể…

Cứ cho là 500 tấn vàng vẫn còn lẫn khuất đâu đó và cần phải huy động, vậy thì làm cách nào? Lịch sử của vàng đã gắn với máu và nước mắt của rất nhiều người dân, nên nếu không khéo, sẽ lặp lại những sai lầm cũ, gây hậu quả nhiều hơn kết quả.

Khá nhiều người nhắc đến câu chuyện về thời điểm Luật Doanh nghiệp ra đời vào năm 1999. Khi đó, một luồng gió mới đã kích thích dân chúng đổ tiền vào khởi sự kinh doanh. Rất nhiều doanh nghiệp có tên tuổi của Việt Nam đã ra đời và lớn mạnh từ đạo luật này.

Vậy làm thế nào để có thể huy động được nguồn lực trong dân chúng một lần nữa?

Câu trả lời là khích lệ chứ không phải áp đặt. Lịch sử kinh thương của Việt Nam đã chứng kiến những hưng thịnh như thế.

Hoàng Phi
Theo Tuổi Trẻ

Có thể bạn quan tâm

Bộ GTVT bác thông tin dừng toàn bộ đường bay nội địa từ 31/7

Tiến hành Tổng điều tra Kinh tế 2017

‘Làng tỷ phú’ vắng bóng người

HSBC: Việt Nam nên cổ phần hóa doanh nghiệp hạ tầng nhà nước

Bộ Giao thông vận tải quyết để BOT Cai Lậy thu phí

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:500 tấn vàngdòng chảy vànghuy động vàngLê Trọng NhiTrần Phi Tuấn

Tin khác

Sở GTVT TP.HCM đưa ra lộ trình ‘khai tử’ xe 3 – 4 bánh tự chế

Sở GTVT TP.HCM đưa ra lộ trình ‘khai tử’ xe 3 – 4 bánh tự chế

TP.HCM sắp mở lại một số dịch vụ không thiết yếu

TP.HCM sắp mở lại một số dịch vụ không thiết yếu

TP.HCM duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

TP.HCM duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

53 tỉnh, thành phố quyết định cho học sinh đi học trở lại

Thành lập 2 Tiểu ban quản lý lưu vực sông Cửu Long và Sê San-Srêpốk

11 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 tại Việt Nam

Indonesia phát triển hệ sinh thái xe chạy điện

Johnson & Johnson xin WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin

Môi trường
Thành lập 2 Tiểu ban quản lý lưu vực sông Cửu Long và Sê San-Srêpốk

Thành lập 2 Tiểu ban quản lý lưu vực sông Cửu Long và Sê San-Srêpốk

Indonesia phát triển hệ sinh thái xe chạy điện

Indonesia phát triển hệ sinh thái xe chạy điện

Nhật sẽ đầu tư hơn 9 tỷ USD cho các dự án giảm thải carbon tại châu Á

Nhật sẽ đầu tư hơn 9 tỷ USD cho các dự án giảm thải carbon tại châu Á

Xe máy sẽ tăng phát thải gần 70.000 tấn/năm

Xe máy sẽ tăng phát thải gần 70.000 tấn/năm

Xã hội
Sở GTVT TP.HCM đưa ra lộ trình ‘khai tử’ xe 3 – 4 bánh tự chế

Sở GTVT TP.HCM đưa ra lộ trình ‘khai tử’ xe 3 – 4 bánh tự chế

Người giao hàng ở Hàn Quốc ‘làm việc đến chết’

Người giao hàng ở Hàn Quốc ‘làm việc đến chết’

Hà Nội đóng cửa quán ăn đường phố, cà phê từ 0h ngày 16/2

Hà Nội đóng cửa quán ăn đường phố, cà phê từ 0h ngày 16/2

Giãn cách xã hội toàn tỉnh Hải Dương từ ngày 16/2

Giãn cách xã hội toàn tỉnh Hải Dương từ ngày 16/2

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA