TS Nguyễn Minh Hòa: Cần tính toán khi TP.HCM xoay trục ra biển
Tin mới
10:11
Vì sao Nike ‘thích’ Việt Nam?
16:19
Trung Quốc chật vật phục hồi hậu zero Covid
16:13
VN Index giảm mạnh
16:08
Mặt bằng lãi suất huy động cao tiếp tục hút tiền gửi từ dân cư
10:51
CPI tăng 0,52% trong tháng Tết Nguyên đán
10:43
Sức mua chưa hồi phục
10:39
Facebook, Google, Apple… kê khai, nộp thuế 1.800 tỷ đồng
10:35
Xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc trở lại bình thường sau kỳ nghỉ Tết
10:31
Thị trường giao đồ ăn Đông Nam Á ảm đạm
10:28
Sản xuất công nghiệp tháng đầu năm ‘lao dốc’
10:24
Trái phiếu đáo hạn: áp lực hay ‘ngáo ộp’ thị trường năm 2023
10:21
Năm 2023 vẫn đau đầu với ‘chuyện xăng dầu’?
11:13
Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023
11:07
Du lịch TP.HCM thu hơn 6.300 tỷ đồng dịp Tết
11:03
Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu
11:00
Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam
12:06
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng
12:02
Bobun Paris
11:59
Chuông vọng xứ người – bò bún
11:55
Bún bì thịt khìa ngon mộc
Bản tin thị trường
10:23
Ngày Vía Thần tài, chênh lệch giá mua-bán vàng miếng SJC lên mức 1,4 triệu đồng
10:54
Vàng SJC giảm mạnh sát ngày Vía Thần tài
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
12:06
Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc
12:11
Philippines không áp thuế tự vệ với hạt nhựa HDPE của Việt Nam
10:41
Giá vàng SJC tiếp tục đà giảm
10:37
Giá USD chưa dừng đà tăng
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcGóc nhìn
2023/01/31 - 10:28:46 AM

11:13 - 06/04/2021

TS Nguyễn Minh Hòa: Cần tính toán khi TP.HCM xoay trục ra biển

Mấy ngày nay truyền thông đồng loạt với các bài viết về TP.HCM rất hưng phấn như: “Bỏ dựa vào đất mà hướng ra biển”; “Xoay trục từ đất liền ra đại dương”; “TP.HCM phải tiến ra biển”; “Biển là tương lai của TP.HCM”…

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được ví như lá phổi TP.HCM.

Trong khi đó lãnh đạo TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, quản lý và người dân về đề án này. Do vậy, lúc này rất cần những tiếng nói của các chuyên gia về đô thị, quy hoạch không gian, kinh tế, môi trường, sinh thái và hải dương học. Họ sẽ hiến kế để làm sao TP.HCM tiến ra biển nhưng theo hướng bền vững. Bởi lẽ hơn 20 năm trước, những lời có cánh như “Phố Đông Thượng Hải”; “Kỳ tích hai bờ sông Sài Gòn” cũng dành cho Thủ Thiêm nhưng nay vẫn còn ngổn ngang.

Xoay trục hướng ra biển là đúng

Hội nghị T.Ư 8 (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018, về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đây là lần đầu tiên khái niệm và nội hàm của “kinh tế biển” được đề cập một cách đầy đủ nhất, và “Phát triển kinh tế biển kết hợp với an ninh quốc gia” được coi là một trong nhiệm vụ đặc biệt quan trọng…

Trên thế giới hiện có chừng 200 quốc gia, trong đó có 45 quốc gia không có biển. Việt Nam là một trong số các nước có biển dài và rộng trên thế giới với trên 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền; có bờ biển dài 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; có 28 tỉnh, thành phố ven biển.

Với một tiềm năng vô cùng lớn lao như thế nên việc xác định đất nước ta cần phải xoay trục ra biển và coi biển là mặt tiền của quốc gia là hoàn toàn đúng đắn cho dù rất muộn.

Vì vậy đánh thức giấc mơ làm giàu từ biển ngày càng trở nên cấp bách và sôi động. Trong mấy năm gần đây, liên tiếp các hội thảo về kinh tế biển được tổ chức, 28 tỉnh thành ven biển khởi động các dự án nhằm khai thác thế mạnh của biển.

Tuy nhiên, do không thống nhất được chiến lược khai thác biển sớm nên mỗi địa phương thực hiện khác nhau, dẫn đến những trục trặc như hiện tượng đứt đoạn của đường giao thông ven biển, bờ biển bị phân lô và ô nhiễm.

Việc hướng ra biển không phải là một phát kiến mới mẻ mà cách nay hơn 30 năm TP.HCM đã có chủ trương như thế. Chủ trương này được hiện thực hóa bằng việc phát triển vùng Nam thành phố với một loạt dự án như Khu chế xuất Tân Thuận, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, các điểm du lịch sinh thái…

Tuy nhiên cho đến đầu năm 2020, tình hình khu vực này vẫn trầm lắng, cho dù có một vài dự án nhỏ được triển khai. Cho đến cuối 2020, đột nhiên khu vực phía Nam thành phố sôi động và một loạt dự án phục vụ cho “thành phố biển” được tung ra và khởi động trở lại.

Tháng 2/2021, TP.HCM đã ban hành 4 quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1 dự án tỷ lệ 1/500 có phân khu A, B, C, D, E với tổng diện tích hơn 2.870ha và tổng mức đầu tư lên tới 10 tỷ USD.

Quy mô dân số dự án 228.000 người, với 8,887 triệu lượt khách du lịch/năm. Các sản phẩm của dự án chủ yếu các dòng sản phẩm đô thị (căn hộ, shop, biệt thự…) và một số dòng sản phẩm nghỉ dưỡng (condotel). Thật ra đây là dự án kế thừa một phần của một dự án trước đó triển khai năm 2007 được quy hoạch với quy mô 600ha.

Một dự án khác là Cảng Hiệp Phước có tổng diện tích lên tới 3.900ha, trong đó bao gồm khu công nghiệp, khu đô thị, khu cảng: Khu Đô thị Hiệp Phước với quy mô 1.354ha với dân số dự kiến khoảng 180.000 người; Cảng Hiệp Phước Nhà Bè nằm trên sông Soài Rạp sẽ thay thế hệ thống các cảng Sài Gòn trong nội ô di dời ra và được kỳ vọng sẽ trở thành một cảng lớn nhất thế giới.

Theo đó, huyện Cần Giờ được đề xuất tiến thẳng lên “Thành phố Cần Giờ” mà không lên quận và trở thành một thành phố hiện đại mang chức năng du lịch – dịch vụ – cảng biển. Từ đó hình thành một chuỗi các đô thị mang chức năng kinh tế biển nằm quanh cái phễu của vịnh Cần Giờ là Nhà Bè – Gò Công Đông – Vũng Tàu, và sẽ trở thành một chuỗi đô thị mang tầm vóc quốc tế.

Những điều cần tính toán

Nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 50km, Cần Giờ là huyện duy nhất của thành phố giáp biển với 23km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, các cửa sông lớn từ các sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Đối với TP.HCM, Cần Giờ đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Từ thời “khai thiên, lập địa, mở cõi, định cư” đến nay hầu như Sài Gòn – TP.HCM không phải chịu một cơn bão nào chính là nhờ rừng ngập mặn Cần Giờ, nó chính là “bộ áo giáp” tự nhiên bảo vệ cơ thể thành phố.

Với gần 80% diện tích của Cần Giờ là rừng nên nó được coi là “lá phổi” của thành phố, góp phần điều hòa khí hậu, ngăn gió nóng, làm cho bầu không khí trở nên mát mẻ.

Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ là 75.740ha, trong đó vùng lõi 4.721ha, vùng đệm 41.139ha và vùng chuyển tiếp 29.880ha. Năm 2000, UNESCO công nhận Cần Giờ là “Khu dự trữ sinh quyển thế giới” và trở thành tài sản không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới, bởi đó không chỉ vì diện tích rừng ngập mặn lớn mà còn là giá trị của đa dạng sinh học với hàng trăm loại động, thực vật quý hiếm, trong đó có hơn 2.000 cá thể khỉ các loại.

Do là vùng đặc biệt “nhạy cảm” nên UNESCO và các chuyên gia quốc tế khuyến cáo mức độ thận trọng đặc biệt khi phát triển khu này.

Một số chuyên gia cho rằng, các dự án ở Cần Giờ không ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển, bởi không sử dụng đất nguyên thủy mà lấn ra bên ngoài, nhưng khu lấn ra gần 3.000ha này không phải ở ngoài biển xa tít tắp mà nó phải gắn liền với phần đất đã có, điều này giống như trồng răng mới trên hàm đã có.

Hiện nay huyện Cần Giờ có chừng 70.000 dân, theo tính toán nếu sau khi các dự án đi vào hiện thực vùng đất này sẽ có dân số tĩnh và động gia tăng lên đến gần 10 triệu người (trong đó có khoảng 9 triệu khách du lịch).

Với chừng ấy con người và hoạt động của họ trong sản xuất, sinh hoạt, vui chơi giải trí, lễ hội chắc chắn sẽ gây tác động tới môi trường và sẽ làm tổn hại đến rừng ngập mặn cũng như ít nhiều hệ thực vật và động vật bị tác động.

Để chuyển tải được 10 triệu người mỗi năm thì hệ thống giao thông hiện nay phải được làm mới là điều chắc chắn. Trong đó đường Metro số 4 bắt đầu từ ga Bến Thành và ga cuối nằm tại Khu đô thị – cảng Hiệp Phước đã được tính toán đến.

Hiện đã có đường trục từ trung tâm thành phố đi qua rừng ngập mặn Cần Giờ, còn gọi là đường rừng Sác dài 36,5km rộng 30m với 6 làn xe. Với việc xoay trục ra biển thì hệ thống giao thông hiện nay là quá nhỏ bé, hoặc phải nâng cấp mở rộng đường rừng Sác thành 12 làn xe, hoặc mở thêm đường song hành, hoặc đường trên cao…

Từ các cảng mỗi ngày sẽ có hàng ngàn xe qua lại, trong đó có cả xe siêu trường siêu trọng. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái, nhất là động thực vật.

Kinh nghiệm ở Cà Mau cho thấy hơn 8.000ha đất rừng phòng hộ bị mất là do lớp rừng bên ngoài bị người dân chặt phá dẫn đến xói lở, sau đó rừng cứ mất dần từng mảng. Do vậy việc phát triển kinh tế biển và bảo vệ “lớp áo giáp” cho TP.HCM là một bài toán nan giải giữa tăng trưởng nóng và thuận thiên.

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Hòa*/SGGP-ĐTTC

———–
(*) Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị TP.HCM.

Có thể bạn quan tâm

Co.op – tương lai nào cho người dẫn đầu?

‘Việt Nam muốn thành công thì nên học theo Singapore’

Không có chỗ cho kẻ chậm chân

Bitcoin sẽ thay thế vàng?

‘Con tàu’ xuất khẩu vào EVFTA

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:TP.HCMts nguyễn minh hòaxoay trục ra biển

Tin khác

Joko Widodo – người giúp Indonesia phát triển mạnh mẽ

Joko Widodo – người giúp Indonesia phát triển mạnh mẽ

‘Tẩy xanh’ là trót nhúng chàm

‘Tẩy xanh’ là trót nhúng chàm

Tuổi 91 của doanh nhân Bùi Văn Ngọ

Tuổi 91 của doanh nhân Bùi Văn Ngọ

Phải giải quyết căn cơ vấn đề giá đất

Gói hỗ trợ lãi suất 2% khó qua ‘cửa hẹp’ room tín dụng

Nghịch lý điều hành cung – cầu, giá cả xăng dầu

Để doanh nghiệp nội phát triển như kỳ vọng

Giữ chân người tài, trả lương bằng tài năng, chất xám

Góc nhìn
Joko Widodo – người giúp Indonesia phát triển mạnh mẽ

Joko Widodo – người giúp Indonesia phát triển mạnh mẽ

‘Tẩy xanh’ là trót nhúng chàm

‘Tẩy xanh’ là trót nhúng chàm

Tuổi 91 của doanh nhân Bùi Văn Ngọ

Tuổi 91 của doanh nhân Bùi Văn Ngọ

Phá giá VNĐ: chưa chắc tăng xuất khẩu, nhưng ‘mở cửa’ cho lạm phát

Phá giá VNĐ: chưa chắc tăng xuất khẩu, nhưng ‘mở cửa’ cho lạm phát

Môi trường
15,5 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh

15,5 tỷ USD hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi xanh

Tái chế hay tái sử dụng?

Tái chế hay tái sử dụng?

Hàng triệu m3 bùn thải đã được nhận chìm xuống biển Nghi Sơn

Hàng triệu m3 bùn thải đã được nhận chìm xuống biển Nghi Sơn

Đầu tư vào năng lượng thủy triều

Đầu tư vào năng lượng thủy triều

Xã hội
Năm 2023 vẫn đau đầu với ‘chuyện xăng dầu’?

Năm 2023 vẫn đau đầu với ‘chuyện xăng dầu’?

Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023

Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023

Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam

Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam

Sân bay Tân Sơn Nhất đón lượng khách kỷ lục

Sân bay Tân Sơn Nhất đón lượng khách kỷ lục

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA