Giao thương với Trung Quốc: Hàng đi đường tiểu ngạch dễ như bán cà rem
Tin mới
22:43
DN hàng không, vận tải kho bãi, du lịch… được vay hỗ trợ lãi suất 2%/năm
22:30
Hàn Quốc cấp visa du lịch trở lại cho khách Việt Nam
22:26
Indonesia bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ
22:19
Dự báo lạm phát leo thang mạnh trong quý 3/2022
12:17
EU công bố kế hoạch thoát phụ thuộc năng lượng Nga
11:59
Canada loại sản phẩm của Huawei, ZTE khỏi mạng 5G
11:55
Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 3 tỷ, đình chỉ giao dịch chứng khoán 5 tháng
11:49
Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách, điều hành Ủy ban Chứng khoán
11:04
21 khuyến nghị để giảm ùn tắc ở cảng Cát Lái
11:00
Ngành du lịch khát nhân lực hậu Covid-19
10:36
Giá xăng có thể tăng lên mức 31.000 đồng/lít
10:03
Công nghiệp hỗ trợ: lối tắt vào chuỗi cung ứng toàn cầu
16:24
iPhone 14 có thể chính thức ra mắt vào ngày 13/9
16:17
Người tiêu dùng Mỹ nhạy cảm hơn với giá cả
16:05
Giá thép giảm 500.000 đồng một tấn
16:02
VCCI công bố sáu Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam
15:58
Giá xi măng tăng theo giá xăng
15:55
Mỹ phải ‘không vận sữa bột’ vì thiếu hụt nghiêm trọng
15:50
TP.HCM sẽ không tăng học phí từ đầu năm học 2022-2023?
11:23
Sổ hồng chung cư sẽ chỉ có giá trị từ 50 đến 70 năm?
Bản tin thị trường
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Thời sự
2022/05/21 - 12:06:17 AM

13:35 - 25/03/2016

Giao thương với Trung Quốc: Hàng đi đường tiểu ngạch dễ như bán cà rem

Thị trường nông sản đang bị xé lẻ cho các đầu nậu nên bị ép giá, bị lũng đoạn và hơn hết là phó mặc cho những người không đủ năng lực đàm phán quốc tế.

  • Giao thương với Trung Quốc: Phải đưa về chuẩn chính…
  • Bộ NN-PTNT mở đường cho gia cầm Trung Quốc vào…
  • Tại sao thương nhân Trung Quốc thích đi đường tiểu…
trung-quoc-pha-gia-dong-nhan-dan-te-xuat-khau-hang-viet-them-kho

Buôn bán qua đường tiểu ngạch với Trung Quốc luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thua thiệt, nhưng lại cũng luôn hấp dẫn vì tính dễ dãi. Ảnh: Vinacas.

Biết trước tác hại, biết trước rủi ro nhưng người bán, người mua đều chỉ nhìn lợi trước mắt để dễ dàng chấp nhận phương thức mua bán “chẳng giống ai” này.

Từ gạo đến, trái cây, cao su… đều đi đường tiểu ngạch

Hàng hoá qua tiểu ngạch hầu như không quá khắt khe các chỉ tiêu chất lượng, mẫu mã, nhãn mác… Tất cả đều thượng vàng hạ cám.

Chẳng hạn như mặt hàng cao su mậu biên, như các doanh nghiệp thừa nhận, hơn 60% lượng mủ xuất sang Trung Quốc hàng năm đều… không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch vào các thị trường khó tính.

Số này, chủ yếu được chế biến từ nguyên liệu cao su tiểu điền (khoảng hơn 60% diện tích, tập trung ở nông hộ nhỏ) thông qua các nhà máy có công suất nhỏ, không chịu bất kỳ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng nào cả.

Không những thế, theo lời ông Lê Văn Xứng, trưởng đại diện của một công ty cao su có trụ sở tại Bình Phước, thì mua bán khá đơn giản.

Hầu hết các hợp đồng dựa trên mối quan hệ quen biết với đối tác Trung Quốc hoặc qua mối giới tại cửa khẩu. Buổi sáng, người mua, người bán vào mạng xem giá ở một số sàn giao dịch chính như Thượng Hải, Tokyo, Singapore…

Đến khoảng 11h thì thương nhân Trung Quốc vào kho xem hàng. Thấy hàng đẹp thì trả cao, hàng xấu thì trả thấp. Nếu đồng ý thì làm thủ tục chuyển tiền, khi nào thấy tiền trong tài khoản thì mình giao hàng cho họ.

Thông thường, mủ cao su từ nhà máy trong nước, sẽ được chuyển bằng đường bộ hoặc tàu thuỷ ra cảng Hải Phòng rồi chuyển xuống xe tải chở ra cửa khẩu Lục Lầm, Quảng Ninh.

Một số doanh nghiệp khác cũng cho rằng, mua bán cao su tiểu ngạch không cần hợp đồng, không cần mở LC, đôi khi chỉ trao đổi qua điện thoại và xem hàng, kiểm tra chất lượng hàng bằng… mắt.

Thương nhân Trung Quốc không chê bất cứ loại nào, tốt có giá tốt, rẻ có giá rẻ. “Vào những ngày cao điểm, có khi chỉ cần một cuộc gọi có thể bán hết cả ngàn tấn mủ cao su”, ông Lê Văn Xứng nói.

Và, cách thức buôn bán nhanh chóng, đơn giản nhất mà giới kinh doanh ở cửa khẩu hay ví như “bán cà rem”, tức giao tiền và nhận hàng ngay. Bên bán chỉ việc mở một tài khoản ở bất cứ ngân hàng nào, bên mua đồng ý mua thì chuyển tiền vào. Tiền có trong tài khoản là lấy hàng ngay trong ngày.

Lâu nay, dư luận vẫn luôn đề cập đến tình trạng mặt hàng tôm, thuỷ hải sản xuất tiểu ngạch thường bị thương nhân Trung Quốc xúi người bán bơm, độn tạp chất, thậm chí bỏ cả chì, kẽm, đất đá… vào để ăn gian trọng lượng.

Gạo hay trái cây cũng vậy, hàng tốt trộn lẫn hàng kém chất lượng để xuất tiểu ngạch vẫn thường xảy ra. Cách làm ăn gian dối này sẽ bị rủi ro cao nếu doanh nghiệp Trung Quốc nhập chính ngạch.

Phải bắt đầu tư khâu sản xuất

Ông Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn nói: “Trên thế giới, ít có khu vực, có nước nào còn chọn mua bán theo con đường tiểu ngạch không được kiểm soát, không được thống kê, không minh bạch, trốn thuế và đầy rủi ro cho các bên như Việt Nam với Trung Quốc.

Lâu nay, những mặt hàng nông thuỷ sản có kim ngạch xuất khẩu hàng chục tỷ USD mỗi năm vẫn được doanh nghiệp xuất khẩu đi các nước theo đường chính ngạch với các phương thức mua bán, thanh toán theo thông lệ quốc tế. Do đó, muốn xoá bỏ tiểu ngạch, theo ông Sơn, hoàn toàn có thể làm được nếu Chính phủ có đầy đủ quyết tâm.

Trước tiên, nếu lấy lý do thanh toán thì tại sao với khu vực châu Phi, Trung Đông luôn gặp khó khăn về kinh tế, chính trị… doanh nghiệp vẫn bán hàng vào được.

Hay như với Nga, một thời gian dài chúng ta kêu ca về việc thanh toán bằng đồng rúp không thuận lợi, thì nay đã có ngân hàng BIDV đứng ra làm cầu nối đảm bảo giúp doanh nghiệp có thể giao dịch tốt hơn.

Với Trung Quốc, nếu chúng ta có quyết tâm thì hoàn toàn có thể đàm phán với bạn để các ngân hàng tham gia vào, và doanh nghiệp hoàn toàn có thể an tâm  giao dịch chính ngạch mà không sợ rủi ro gì cả.

Bên cạnh vấn đề thanh toán, Chính phủ cần phải đưa ra chính sách đường dài nhằm giúp người sản xuất, giúp doanh nghiệp chuyển đổi mô hình buôn bán nhỏ lẻ, mậu biên sang buôn bán lớn, chính ngạch.

Lâu nay, thị trường Trung Quốc vẫn được ngầm hiểu là thị trường dễ tính. Chúng ta sản xuất ra sản phẩm chất lượng, kích cỡ, mẫu mã như thế nào cũng bán được. Hay là cứ đến mùa vụ có người thu mua chở ra biên giới là có người mua.

Lối tư duy này đã “ăn mòn” trong đầu người sản xuất, doanh nghiệp, thành ra mới có chuyện con tôm bị bơm tạp chất, con cá con heo bị thuốc kháng sinh hay mủ cao su không có bất cứ tiêu chuẩn nào cả cũng bán được sang Trung Quốc.

Nếu cũng với sản phẩm như vậy, chắc chắn sẽ không qua được cửa hải quan để xuất khẩu vào Trung Quốc theo đường chính ngạch được.

Vì vậy, các chính sách phải bắt đầu từ khâu sản xuất, giúp nông dân cải thiện năng lực, công nghệ, quy mô để có sản phẩm tốt hơn. Còn với doanh nghiệp, Nhà nước phải giúp họ nâng cao quy mô, năng lực tài chính, năng lực quản trị và phải giúp họ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường.

“Nếu chúng ta có quyết tâm chuyển đổi thì việc đưa ra chính sách hỗ trợ thuế để ưu đãi và khuyến khích doanh nghiệp chuyển qua xuất chính ngạch cũng không phải là giải pháp tồi”, ông Sơn nói thêm.

Lỗi do Bộ Công Thương?

Còn ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng: “Vài ba năm nay, mặt hàng sắn lát trở thành hiện tượng xuất khẩu khi liên tục nằm trong tốp có doanh số 1 tỷ USD của Việt Nam. Cũng như một số loại nông sản khác, hàng năm, sản lượng sắn lát của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

Hơn một năm trở lại đây, do bị đánh thuế xuất khẩu 5% nên doanh nghiệp hầu như chỉ chọn mậu biên để bán sắn lát hòng trốn thuế.

Là người phụ trách ngành, ông Lê Bá Lịch, chủ tịch hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho rằng không cứ gì doanh nghiệp Trung Quốc có thói quen trốn thuế mà ngay chính các doanh nghiệp Việt Nam cũng thường có tư tưởng “cứ tránh được cái gì thì tránh”.

Thành ra, câu chuyện lựa chọn giữa bán tiểu ngạch hay chính ngạch luôn là đề tài nóng nhưng rất khó giải quyết. Ngoài ra, thay vì áp thuế xuất khẩu 5% như hiện nay, nếu Nhà nước bỏ đi thì như vậy tiểu ngạch cũng không có ý nghĩa nữa. Doanh nghiệp sẽ “đi” đàng hoàng”.

Từ trước đến nay, theo ông Lê Bá Lịch, sở dĩ Việt Nam luôn phải phụ thuộc thị trường mậu biên là vì nông dân sản xuất ra sản phẩm chỉ biết bán qua thương lái, sau đó thương lái hoặc là chở trực tiếp nông sản ra biên giới bán cho Trung Quốc hoặc họ bán cho một số doanh nghiệp nhỏ để xuất khẩu.

Thị trường nông sản, do đó, bị xé lẻ cho các đầu nậu nên bị ép giá, bị lũng đoạn và hơn hết là phó mặc cho những người không đủ năng lực đàm phán quốc tế.

Các mô hình doanh nghiệp xuất khẩu ra mậu biên hiện nay cũng giới hạn ở quy mô vừa và nhỏ, thiếu trình độ giao thương quốc tế, thiếu năng lực tài chính nên họ chỉ còn chọn con đường mua bán dễ nhất là xuất tiểu ngạch cho Trung Quốc.

Trong khi đó, bán hàng qua biên giới vừa dễ dãi về chất lượng, vừa đơn giản về phương thức giao hàng, còn thanh toán thì lại được lấy tiền liền chứ không rắc rối như mua bán chính ngạch theo thông lệ quốc tế.

Lỗi này, theo ông Lịch, là do Bộ Công Thương chưa làm tốt vai trò quản lý nhà nước, nhất là về tổ chức thị trường.

Bên cạnh đó, theo ông, Bộ Công Thương cũng chưa làm tốt việc hỗ trợ, xúc tiến thương mại: “Nhu cầu sắn lát đâu chỉ có Trung Quốc mà thị trường Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Hong Kong cũng cần cho ngành chăn nuôi hay công nghiệp cồn sinh học nhưng lâu nay, doanh nghiệp chưa lần nào được hỗ trợ”.

Minh Khoa
Thế Giới Tiếp Thị

Có thể bạn quan tâm

Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

Trung Quốc muốn xuất khẩu công nghệ tàu cao tốc khắp thế giới?

Đầu tư cho giao thông Nam bộ: bà con vùng ĐBSCL thấy ‘tủi’

Với Trump, chỉ phản kháng thôi là chưa đủ

Mở rộng cửa bán lẻ điện để xóa bỏ độc quyền của EVN

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chính ngạchđặng kim sơnTrung Quốc. tiểu ngạchxuất khẩu cao suxuất khẩu gạo

Tin khác

Ngành du lịch khát nhân lực hậu Covid-19

Ngành du lịch khát nhân lực hậu Covid-19

Giá xăng có thể tăng lên mức 31.000 đồng/lít

Giá xăng có thể tăng lên mức 31.000 đồng/lít

TP.HCM sẽ không tăng học phí từ đầu năm học 2022-2023?

TP.HCM sẽ không tăng học phí từ đầu năm học 2022-2023?

Chuỗi siêu thị lớn nhất Australia thử nghiệm sử dụng 100% năng lượng xanh

G7 sẽ giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nhiệt điện chạy than

Giá xăng tăng 1.500 đồng một lít

Nhiệt độ Trái Đất có thể tăng thêm 1,5 độ C trong 5 năm tới

Giá xăng trong nước sẽ chạm mốc 30.000 đồng/lít?

Môi trường
Chuỗi siêu thị lớn nhất Australia thử nghiệm sử dụng 100% năng lượng xanh

Chuỗi siêu thị lớn nhất Australia thử nghiệm sử dụng 100% năng lượng xanh

G7 sẽ giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nhiệt điện chạy than

G7 sẽ giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nhiệt điện chạy than

Nhiệt độ Trái Đất có thể tăng thêm 1,5 độ C trong 5 năm tới

Nhiệt độ Trái Đất có thể tăng thêm 1,5 độ C trong 5 năm tới

Cần Thơ – ‘dấu nhấn’ trong hợp tác Mỹ – Việt 25 năm tới

Cần Thơ – ‘dấu nhấn’ trong hợp tác Mỹ – Việt 25 năm tới

Xã hội
Ngành du lịch khát nhân lực hậu Covid-19

Ngành du lịch khát nhân lực hậu Covid-19

Giá xăng có thể tăng lên mức 31.000 đồng/lít

Giá xăng có thể tăng lên mức 31.000 đồng/lít

TP.HCM sẽ không tăng học phí từ đầu năm học 2022-2023?

TP.HCM sẽ không tăng học phí từ đầu năm học 2022-2023?

Sổ hồng chung cư sẽ chỉ có giá trị từ 50 đến 70 năm?

Sổ hồng chung cư sẽ chỉ có giá trị từ 50 đến 70 năm?

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA