ĐBSCL: Sụt lún ngày càng nghiêm trọng vì khai thác nước ngầm quá mức
Tin mới
12:22
Kiện nhau chưa xong đã làm… đối tác của nhau
11:59
Ai đang dẫn đầu ‘cuộc chơi’ chất bán dẫn?
11:40
Việt Nam tìm lối đi riêng trong điều kiện chính sách nới lỏng
11:36
Bitcoin trở thành đối thủ nặng ký với vàng
10:46
Xu hướng mới: khởi nghiệp ‘net zero’
10:35
Indonesia khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên
10:26
Nhà đầu tư ngóng kết quả kinh doanh quý 3/2023
10:05
Bầu Đức bán khách sạn Hoàng Anh Gia Lai lớn nhất Tây Nguyên để trả nợ
15:46
Chứng khoán Việt Nam chưa được nâng hạng
15:11
Khi nhân viên thành diễn viên quảng cáo
15:03
GDP quý 3/2023 của Việt Nam tăng 5,33%
11:09
Việt Nam cần làm gì khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc?
10:30
NHNN hút ròng hàng chục nghìn tỷ đồng, tỷ giá vẫn chưa giảm áp lực
10:26
Vì sao Indonesia ra lệnh cấm bán hàng trên TikTok?
10:13
Mỹ đối diện rất gần nguy cơ đóng cửa chính phủ
09:24
Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường giao đồ ăn
15:37
Nhiều tiêu chí ‘đánh đố’ người mua nhà ở xã hội sẽ được loại bỏ
15:30
Tỷ giá sẽ ổn định tại mức nào?
15:11
Trung thu – tết đoàn viên trọn tâm ý
15:08
Mr Rice – Duy Anh Foods tham gia Hội chợ triển lãm thực phẩm ANUGA 2023
Bản tin thị trường
15:25
Thị trường 24/7: Giá gas tháng 10 tiếp tục tăng; Mì gói Việt Nam hút hàng ở Nhật Bản
16:18
Thị trường 24/7: Khách quốc tế đến Việt Nam mới đạt 69% năm 2019; Malaysia thiếu gạo sản xuất trong nước
16:09
Thị trường 24/7: Drone của Việt Nam gây ấn tượng trên bầu trời nước Đức; Vốn FDI vượt mốc 20 tỷ USD
16:28
Thị trường 24/7: Tàu hàng đầu tiên chạy thẳng từ Bình Dương sang Trung Quốc; Rạng Đông Holding thua kiện cổ đông Nhật Bản
16:17
Thị trường 24/7: Doanh nghiệp điều than trời vì quy trình kiểm dịch mới; Indonesia sắp thông qua quy định về bán hàng qua mạng xã hội
15:46
Thị trường 24/7: Giá dầu Brent đang trên đà tới mốc 100 USD; Thái Lan dự báo sản lượng gạo sụt giảm do El Nino
16:24
Thị trường 24/7: HOSE bác thông tin lãnh đạo xin nghỉ việc; Mỹ tăng nhập khẩu dầu ăn đã qua sử dụng của TQ
16:02
Thị trường 24/7: Giá xăng tăng gần 900 đồng/lít; Thị trường căn hộ Thái Lan hút người mua nước ngoài
16:27
Thị trường 24/7: Người Việt chi 33,3 triệu USD mua tôm hùm Australia; Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Singapore giảm mạnh
16:09
Thị trường 24/7: Giá vàng tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm; Gạo 25% tấm của Việt Nam rớt mốc 600 USD/tấn
15:35
Thị trường 24/7: Giá cà phê tăng cao kỷ lục; Siêu thị Pháp dán nhãn sản phẩm tăng giá trá hình
16:12
Thị trường 24/7: iPhone 12 có thể bị cấm tại nhiều nước châu Âu; Quảng Nam chào đón các nhà làm phim Bollywood
15:10
Thị trường 24/7: Indonesia tính cấm bán hàng trên mạng xã hội; Vietcombank và Agribank hạ lãi suất tiết kiệm về 5,5%/năm
15:50
Thị trường 24/7: Bánh trung thu ‘đại hạ giá’ vẫn ế; iPhone 15 chính hãng giá dự kiến từ 21,49 triệu đồng
15:27
Thị trường 24/7: Bộ NN&PTNT bác tin ‘nông sản ùn tắc tại cửa khẩu’; Hoàn lại hơn 87.000 tỷ đồng thuế GTGT
15:29
Thị trường 24/7: Phát hiện rệp ở một số lô sầu riêng xuất khẩu sang TQ; Giá dầu vượt 23.000 đồng một lít
15:55
Thị trường 24/7: Super sale hàng hiệu giảm giá tới 90%; Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh
15:59
Thị trường 24/7: Dừng bán SIM qua đại lý, cửa hàng từ ngày 10/9; Apple chuyển 11 nhà máy vào Việt Nam
16:35
Thị trường 24/7: Thu gần 2.000 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng trong 8 tháng; Giá gạo xuất khẩu tăng cao, doanh nghiệp vẫn kêu lỗ
15:28
Thị trường 24/7: ‘Cô dâu 8 tuổi’ thích thú với bánh xèo Hương Xưa; Đơn hàng mới tăng, chỉ số PMI phục hồi trên ngưỡng 50 điểm
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcĐời sống
2023/10/02 - 5:50:28 PM

21:29 - 21/03/2017

ĐBSCL: Sụt lún ngày càng nghiêm trọng vì khai thác nước ngầm quá mức

Sụt lún đất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được dự báo sẽ diễn ra ngày một nghiêm trọng hơn và nguyên nhân chính được các nhà khoa học chỉ ra là do khai thác nước ngầm quá mức.

  • TS Lê Anh Tuấn: 2017 vẫn là năm ĐBSCL có…
  • ĐBSCL đối mặt thử thách 2017
  • Hạn mặn mới chỉ là tiếng chuông cảnh tỉnh đầu…
47431_20160427_152548

Nguồn nước ngọt ngày càng trở nên cạn kiệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Trong ảnh là nông dân tỉnh Sóc Trăng tưới nước cho đám ruộng của mình. Ảnh: Trung Chánh/TBKTSG.

Tại hội thảo “Vấn đề sụt lún ở ĐBSCL thách thức và giải pháp tương lai” được tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 21/3, ông Piet Hoekstra của Trường Đại học Utrecht (Hà Lan) dẫn kết quả nghiên cứu sơ bộ của dự án “Rise and Fall”, cho biết mỗi năm khu vực ĐBSCL bị sụt lún 2-4 cm, trong đó nặng nhất diễn ra ở những khu vực thấp của vùng ven biển.

Ông Kỷ Quang Vinh, Chánh văn phòng công tác biến đổi khí hậu Cần Thơ, cũng cho biết mức độ sụt lún đất ở ĐBSCL hiện dao động trong khoảng 2-4 cm/năm do khai thác nước ngầm quá mức.

“Hiện nay, các tầng nước ngầm chúng ta sử dụng hầu như đã cạn kiệt, xuống mức rất thấp”, ông cho biết.

Có cùng quan điểm, ông Piet Hoekstra, chỉ ra rằng khai thác nước nước ngầm là yếu tố chính chi phối sụt lún đất tại ĐBSCL, dù không phải là nguyên nhân duy nhất.

Bài trình bày của ông Piet Hoekstra tại hội thảo cho thấy, ngoài khai thác nước ngầm, thì việc các lớp trầm tích dày bị nén, tác động của điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng như đường xá, tòa nhà cao tầng, các công trình lớn và quá trình kiến tạo địa chất bị đứt gãy cũng là những lý do dẫn đến sụt lún đất.

Các nhà khoa học tại hội thảo, cho biết khu vực ĐBSCL đang có những thay đổi nhanh chóng trong quá trình đô thị hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cũng đã tạo ra không ít thách thức cho khu vực này trong tương lai.

Cụ thể, các nhà khoa học cho rằng thách thức đầu tiên là nhu cầu sử dụng nước để phục vụ sinh hoạt và sản xuất sẽ ngày càng gia tăng. Điều này làm tăng khai thác tài nguyên nước dưới đất ở quy mô lớn hơn, khiến nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm ngày càng gia tăng, tức khả năng sụt lún đất sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, việc khai thác quá mức nước ngầm cũng dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn nguồn nước mặt và cả nguồn nước ngầm, gia tăng rủi ro do ngập lụt, làm mất đất canh tác và gây ra các tác động tiêu cực đến hệ thống các công trình và cơ sở hạ tầng.

Ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, cho biết khảo sát của địa phương cho thấy lưu lượng khai thác nước ngầm hiện đã vượt mức an toàn. “Cụ thể, tại thành phố Sóc Trăng, huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu, cả ba khu vực này giống như cái lồng chảo, tức mực nước ngầm đã hạ liên tục”, ông dẫn chứng.

Một câu hỏi được đặt ra là làm sao để hạn chế sụt lún đất ở ĐBSCL, tức hạn chế việc khai thác nước ngầm trong bối cảnh nhu cầu tiếp tục gia tăng trong tương lai?

Ông Kỷ Quang Vinh, dẫn kinh nghiệm của Nhật Bản, cho biết cách thực hiện của người Nhật để “cắt” tiến trình sụt lún đất là ngưng cấp phép khai thác nước ngầm, nhưng quá trình này cũng phải mất rất nhiều thời gian nguồn nước ngầm mới được khôi phục.

“Nhật Bản bắt đầu không cho phép khai thác nước ngầm, không cho phép khai thác dầu khí vào khoảng năm 1985, nhưng phải đến năm 2000, thì mực nước ngầm mới chựng lại, không sụt giảm tiếp. Từ năm 2000 đến nay nước ngầm mới bắt đầu dâng lên”, ông cho biết.

Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, theo ông Vinh, Việt Nam nên ngưng ngay việc cấp phép khai thác nước ngầm từ bây giờ, “chứ nếu tiếp tục kéo dài, thì độ trễ của nó (phục hồi mực nước ngầm) sẽ còn kéo dài thêm vài chục năm nữa”, ông nói.

Theo ông Vinh, hiện nay thành phố Cần Thơ đã có chủ trương cấm khai thác nước ngầm, tuy nhiên một số địa phương khác thì chưa, trong khi địa tầng nước ngầm là thông nhau, chỉ có Cần Thơ cấm cũng không có tác dụng gì. “Do đó, chuyện này phải là Trung ương cấm triệt để (từ khai thác hộ gia đình cho đến khai thác lớn) thì mới có hiệu quả”, ông nói.

Ông Gilles Erkens từ Viện nghiên cứu Deltares của Hà Lan, cho biết việc khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất công nghiệp đã khiến thành phố Thượng Hải của Trung Quốc sụt lún. Do đó, một nghị quyết về hạn chế sử dụng nước ngầm vào năm 1963 đã được địa phương này ban hành và thông qua.

“Sau khi biện pháp này của Thượng Hải được thông qua, sụt lún đất trong khu vực đô thị đã giảm hàng năm và nước ngầm cũng đã dần hồi phục”, ông Gilles Erkens cho biết.

Nhưng bài toán giải quyết nước sinh hoạt cho người dân ở ĐBSCL như thế nào khi ngưng khai thác nước ngầm?

Ông Vinh cho rằng BĐSCL luôn bị hạn mặn và luôn bị lũ lụt thay thế, do đó khu vực này phải có biện pháp vừa chống lũ lụt, vừa chống hạn mặn.

“Chúng ta phải trữ nước trên tầng nước mặt bằng nhiều cách. Một là trữ ở những vùng đất ngập nước như vùng Đồng Tháp Mười. Hai là từng địa phương phải thực hiện nạo sâu kênh rạch, chứ không đào thêm, và thứ ba là kênh mương, ao hồ. Người dân phải tìm cách trữ nhiều nước mưa để sử dụng cho mùa khô”, ông Vinh phát biểu.

Theo TBKTSG

 

Có thể bạn quan tâm

Thừa Thiên – Huế: 3 học sinh tử vong vì đuối nước

Nhân viên chạy tàu chính thức bị cấm sử dụng smartphone

Công an Gia Lai bác tin được tặng điện thoại Huawei

Chính phủ yêu cầu khẩn trương làm rõ giá kit xét nghiệm Covid-19

Yêu cầu Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 khắc phục bụi phát tán

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:biến đổi khí hậuĐBSCLkhai thác nước ngầmsụt lún

Tin khác

Nhiều tiêu chí ‘đánh đố’ người mua nhà ở xã hội sẽ được loại bỏ

Nhiều tiêu chí ‘đánh đố’ người mua nhà ở xã hội sẽ được loại bỏ

Sạc pin xe điện: nhiều bất tiện

Sạc pin xe điện: nhiều bất tiện

TP.HCM sẽ có 3 dự án nhà ở xã hội sử dụng vốn ngân sách

TP.HCM sẽ có 3 dự án nhà ở xã hội sử dụng vốn ngân sách

Nhà trọ cấm xe điện, nhiều người vội vã bán tháo

Nguồn cung căn hộ chung cư mini được dự báo giảm

Gỡ rối cho các dự án nhà ở

Tổng kiểm tra an toàn PCCC chung cư mini trên toàn quốc

Hiểm họa chực chờ ở các chung cư mini

Cà phê sáng
Việt Nam cần làm gì khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc?

Việt Nam cần làm gì khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc?

Hành lang pháp lý cho chung cư mini

Hành lang pháp lý cho chung cư mini

Tại sao lại bắt buộc ô tô cá nhân lắp camera giám sát lái xe?

Tại sao lại bắt buộc ô tô cá nhân lắp camera giám sát lái xe?

Biển số xe ‘giá trên trời’ hay chiêu trò để nổi tiếng?

Biển số xe ‘giá trên trời’ hay chiêu trò để nổi tiếng?

Đời sống
Nhiều tiêu chí ‘đánh đố’ người mua nhà ở xã hội sẽ được loại bỏ

Nhiều tiêu chí ‘đánh đố’ người mua nhà ở xã hội sẽ được loại bỏ

Sạc pin xe điện: nhiều bất tiện

Sạc pin xe điện: nhiều bất tiện

TP.HCM sẽ có 3 dự án nhà ở xã hội sử dụng vốn ngân sách

TP.HCM sẽ có 3 dự án nhà ở xã hội sử dụng vốn ngân sách

TP.HCM: Thí điểm quảng cáo trên 125 tủ panel trạm biến áp

TP.HCM: Thí điểm quảng cáo trên 125 tủ panel trạm biến áp

Môi trường
‘Chiến lược xanh’, vấn đề sống còn của kỷ nguyên mới

‘Chiến lược xanh’, vấn đề sống còn của kỷ nguyên mới

‘100 CEO’ hiến kế để TP.HCM trở thành ‘thành phố xanh’

‘100 CEO’ hiến kế để TP.HCM trở thành ‘thành phố xanh’

Cần Giờ là ‘gạch nối’ quan trọng trong hành lang ven biển

Cần Giờ là ‘gạch nối’ quan trọng trong hành lang ven biển

Đà Lạt tính toán đưa nhà kính khỏi nội đô

Đà Lạt tính toán đưa nhà kính khỏi nội đô

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA