Các Bộ vẫn vô tư ban hành điều kiện kinh doanh
Tin mới
11:09
Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi
10:57
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
10:54
Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại Việt Nam
10:51
Zalo thu phí, người dùng than trời vì rắc rối
09:52
Nắng hạn bao phủ Âu – Á
09:49
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%
09:32
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?
09:27
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại
09:15
Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng
08:58
Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’
08:53
Đưa gạo Việt đi xa hơn
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
11:16
Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng
11:09
EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
11:04
‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai
10:57
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?
09:33
Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài
09:25
Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu
Bản tin thị trường
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Thời sự
2022/07/07 - 5:52:11 AM

15:31 - 16/06/2016

Các Bộ vẫn vô tư ban hành điều kiện kinh doanh

Theo Chủ tịch VCCI, thực tế, Luật Đầu tư đã có hiệu lực gần 1 năm qua nhưng các bộ vẫn vô tư ban hành thêm nhiều ĐKKD mới, và đây là điều thực sự đáng lo ngại.

  • Giấy phép con của Bộ Công Thương ‘tiêu diệt’ doanh…
  • Thông tư 23 chặn ‘rác công nghệ’ hay một loại…
  • Rào cản ‘giấy phép con’ thách thức Chính phủ mới
dieukienkinhdoanhbizlivevn_rjmr

Các Bộ vẫn vô tư ban hành điều kiện kinh doanh

Luật Đầu tư 2014 được Quốc hội thông qua đến nay đã gần 2 năm, vậy mà đến thời điểm này, các Bộ, ngành mới “ồ ạt” trình văn bản nâng cấp điều kiện kinh doanh (ĐKKD).

Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp mất quyền phản biện – Đây là quan điểm của LS Trần Hữu Huỳnh – Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC).

Theo LS Trần Hữu Huỳnh, Luật Đầu tư năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015 thể hiện tinh thần cải cách mang tính cách mạng đó là quy định rõ ràng lĩnh vực cấm đầu tư, đầu tư có điều kiện và cải cách thủ tục hành chính về đầu tư.

Tuy vậy, tinh thần cải cách của Luật Đầu tư 2014 sẽ chỉ nằm trên giấy khi kỷ luật hành chính trong thực thi không nghiêm.

“Quy trình về ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được thể chế hóa rất rõ ràng trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ban hành chính sách thì phải có sự phản biện từ đối tượng chịu sự điều chỉnh mà ở đây là doanh nghiệp”.

“Gấp gáp như hiện nay thì doanh nghiệp rất khó trong việc tham giá đóng góp ý kiến, phản biện. Việc lấy ý kiến đóng góp sẽ bị làm chiếu lệ. Như vậy, doanh nghiệp đã mất quyền góp ý kiến và phản biện chính sách”.

“Khi chính sách thiếu sự phản biện từ thực tiễn thì còn dẫn đến hệ lụy chính sách có chất lượng kém. Rất nhiều ĐKKD sẽ chỉ “thay vỏ” còn nội dung bên trong hầu như không có sự đổi mới. Mục tiêu rà soát tính hợp lý, hợp pháp, khả thi của các ĐKKD như tinh thần cải cách đều không đạt được” – Luật sư Trần Hữu Huỳnh nói với DĐDN.

Còn theo TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI: Các bộ vẫn vô tư ban hành điều kiện kinh doanh.

Ông Lộc nói: “Mặc dù, trong các Nghị quyết 19 và 35 của Chính phủ đều thể hiện rất rõ ràng chủ trương của Chính phủ kiên quyết cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, loại bỏ các giấy phép con bất hợp lý, không đặt ra các quy định mới gây khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh.

Quy định về điều kiện phải rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm gắn với điều kiện, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh đúng pháp luật.

Tuy nhiên, có một thực tế, Luật Đầu tư đã có hiệu lực gần 1 năm qua nhưng các bộ vẫn vô tư ban hành thêm nhiều ĐKKD mới.

Hoạt động rà soát, ban hành các Nghị định về ĐKKD thực hiện khá chậm và đặt ra nhiều quan ngại về sự minh bạch trong quá trình xây dựng, cộng đồng doanh nghiệp ít có cơ hội tham gia vào hoạt động xây dựng này”.

“Hầu hết các Nghị định về ĐKKD được soạn thảo được thực hiện theo trình tự thủ tục rút gọn. Các Bộ không có thời gian tổ chức lấy ý kiến, các dự thảo văn bản không được cập nhật công khai trên các trang thông tin điện tử.

Điều này đặt ra nhiều băn khoăn về chất lượng cũng như tinh thần của Luật Đầu tư về điều kiện kinh doanh được thực thi một cách đầy đủ và hiệu quả trong các Nghị định này” – ông Lộc nói.

Còn ông Hà Thanh Tùng – Giám đốc Công ty TNHH sản xuất, thương mại và dịch vụ Đông Tùng (Hà Giang) cho rằng, ĐKKD đang đi ngược chủ trương của Chính phủ.

Luật Đầu tư 2014 và tinh thần cải cách của Chính phủ đang hướng tới việc tạo điều kiện cởi mở để các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên, Nghị định 19/2016 về kinh doanh khí đang bóp chặt doanh nghiệp hơn trước.

Các quy định tại Nghị định 19 buộc doanh nghiệp phải tăng gấp đôi mức đầu tư một cách vô lý. Doanh nghiệp buộc phải đầu tư bồn chứa và vỏ bình thừa hơn ½ nhu cầu để được cấp phép là quy định đi ngược lại chủ trương tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp.

“Chúng tôi hiểu, có thể Bộ Công Thương đang hướng trị trường gas Việt Nam theo mô hình Thái Lan chỉ có 5 doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, nếu để các doanh nghiệp tự co hẹp lại về số lượng đầu mối dựa trên cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ thì mới thực sự lựa chọn được những doanh nghiệp tốt”.

“Còn tạo khó khăn về thủ tục hành chính và điều kiện quy mô doanh nghiệp để thu gọn về một số doanh nghiệp lớn là đi ngược lại tinh thần khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển của Chính phủ”.

“Các doanh nghiệp lớn chưa chắc đã phải là doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao và cung ứng sản phẩm, dịch vụ tốt cho thị trường. Thậm chí đôi khi còn tạo sự độc quyền ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng” – ông Tùng nói.

Ông Nguyễn Thế Hùng – GD Công ty CP thương mại Ki Linh phản ánh về ĐKKD nhập khẩu ô tô.

Bộ Công Thương ban hành Thông tư 20/2011 về ĐKKD nhập khẩu ô tô đã “làm khó” doanh nghiệp nhập khẩu và bảo hộ doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước.

Theo quy định của Thông tư 20, “thương nhân phải nộp bổ sung Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật và Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp.

Theo lý giải của Bộ Công Thương tại Thông tư này thì quy định bổ sung như trên là nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an toàn giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, thực tế doanh nghiệp bị hành về thủ tục hành chính tại cảng do đó mất chi phí hàng trăm triệu đồng mỗi lần nhập hàng.

Nếu không cho nhập khẩu thì phải quy định rõ, đã cho phép nhập khẩu về thì thủ tục hành chính không nên phân biệt đối xử.

“Bảo hộ lắp ráp trong nước khiến thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng. Trong khi đó, mục tiêu nội địa hóa ngành sản xuất ô tô trong nước không đạt được” – ông Hùng cho biết.

Luật sư Trần Hữu Huỳnh cho rằng: “Rõ ràng kỷ luật hành chính trong ban hành chính sách của các bộ không nghiêm. Không chỉ với việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn ĐKKD mà rất nhiều văn bản hướng dẫn luật khác đã không được các bộ thực hiện đúng thời hạn.

Chúng ta thử nhìn lại việc thực hiện hai Nghị quyết 19/CP của Chính phủ về “cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” cũng như việc thực hiện luật báo cáo của các bộ trước Chính phủ.

Những vấn đề chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên như vậy còn không thực hiện nghiêm. Rồi hàng loạt các nghị định, nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa… cũng rơi vào cảnh tương tự. Nhưng chúng ta thấy, không ai kỷ luật ai trong chuyện này cả.

Ở đây có sự bất bình đẳng. Vi phạm của các cơ quan hành chính thì sờ sờ, nhưng cũng không thấy kỷ luật mà chỉ là kêu gọi thực hiện. Còn người dân và doanh nghiệp mà vi phạm thì lập tức sẽ bị kỷ luật, bị xử lý hành chính, thậm chí cả hình sự”.

Theo DĐDN

Có thể bạn quan tâm

Hàng nghìn hộ dân Hà Tĩnh có nguy cơ thiếu gạo

Giá xăng có thể tăng lại vào ngày mai

Thủ tướng: ‘Tỉnh nào ở tỉnh đó, nhà nào ở nhà đó’

Cựu chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà tử vong

Ba hiệp hội taxi cùng lên tiếng yêu cầu Uber và Grab thượng tôn pháp luật

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:cải cách thể chếchính phủđiều kiện kinh doanhđkkdgiấy phép con

Tin khác

Nắng hạn bao phủ Âu – Á

Nắng hạn bao phủ Âu – Á

Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’

Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’

Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất

Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất

NXB Giáo dục lãi ‘kỷ lục’ 287 tỷ đồng nhờ tăng giá sách giáo khoa

Trình UBTVQH việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu

Formosa Hà Tĩnh đã chi hàng tỷ USD để khắc phục môi trường

Sau 7 lần tăng, giá xăng RON 95 giảm nhỏ giọt 110 đồng/lít

Bộ Tài chính đề xuất giảm 4 loại thuế đối với xăng dầu

Môi trường
Nắng hạn bao phủ Âu – Á

Nắng hạn bao phủ Âu – Á

Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất

Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất

Formosa Hà Tĩnh đã chi hàng tỷ USD để khắc phục môi trường

Formosa Hà Tĩnh đã chi hàng tỷ USD để khắc phục môi trường

Cô thợ may xóm tôi sao phải biết về kinh tế tuần hoàn?

Cô thợ may xóm tôi sao phải biết về kinh tế tuần hoàn?

Xã hội
Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’

Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’

Trình UBTVQH việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu

Trình UBTVQH việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu

Bộ Tài chính đề nghị ‘chưa thực hiện giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng’

Bộ Tài chính đề nghị ‘chưa thực hiện giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng’

Mỏi mòn chờ giảm thuế xăng dầu

Mỏi mòn chờ giảm thuế xăng dầu

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA