Xin đừng lấy mất niềm tin giáo dục
Tin mới
11:38
Thuỷ điện miền Bắc và Bắc Trung bộ đón ‘mưa vàng’
11:35
Thị trường bất động sản TP.HCM bắt đầu khởi sắc?
11:24
‘Bữa tiệc’ của đồng USD vẫn chưa kết thúc
11:09
Quảng Ngãi: Nông dân ngán ngẩm với chuối ‘tiến vua’
11:00
Mỹ – Trung và cuộc chiến vi mạch không có đường lùi
10:41
Hàng không, du lịch vào cao điểm hè
16:21
EVN phải có kịch bản điều tiết cắt giảm điện công bằng
16:06
Bị cắt điện liên tục, doanh nghiệp cảng và logistics ‘kêu cứu’
15:55
Chứng khoán hồi phục, cổ phiếu Novaland vẫn liên tục bị bán giải chấp
15:50
Thiếu điện đã được cảnh báo từ trước khi diễn ra dịch Covid-19
15:16
Hàng loạt hồ thủy điện về mực nước chết
16:17
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục mới
16:13
Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè
16:09
VPBank giảm lãi suất tiền gửi dài hạn còn 6,5%/năm
15:54
Startup Ấn Độ – EV River huy động thành công 15 triệu USD
15:45
Nhiều ‘ông lớn’ FDI chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm
15:40
Chuyển động mới tại YeaH1
12:02
Chính phủ yêu cầu giảm 50% phí trước bạ với ôtô trong nước
11:48
Nếu hành dân và doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng kiểm
10:42
Trung Quốc sắp tung ra gói giải cứu bất động sản mới?
Bản tin thị trường
16:30
Việt Nam gia hạn thời gian điều tra CBPG với cáp thép dự ứng lực của 3 quốc gia
15:44
Úc đề xuất không áp thuế CBPG với amoni nitrat Việt Nam
10:32
8 xu hướng thị trường thực phẩm qua Thaifex 2023
11:16
Các hãng xe Nhật tăng cường tuyển dụng kỹ sư phần mềm cho nhu cầu xe điện
11:13
Thái Lan quyết giữ vững vị thế nước xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới
11:06
USD bị bán tháo, vàng tăng mạnh
12:16
Giá vàng SJC lại vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
10:03
‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’
15:34
Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
17:01
‘Bánh tráng không nhúng nước’ gây ấn tượng mạnh tại Thaifex 2023
14:51
Nhiều tín hiệu tích cực từ Thaifex 2023 cho doanh nghiệp Việt
15:20
Những hình ảnh DN HVNCLC chào hàng tại Thaifex 2023
15:17
Hội DN HVNCLC tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại Thaifex Anuga 2023
10:57
Giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh
16:10
Trung Quốc giảm mua chuối, Hoàng Anh Gia Lai ‘hụt lãi’
16:03
Mỹ gia hạn điều tra phòng vệ thương mại với 2 sản phẩm của Việt Nam
22:48
Hội chợ xuất khẩu TP.HCM sớm lấp đầy 250 gian hàng
10:21
USD rớt giá, vàng tăng mạnh
15:44
‘Nông đặc sản vùng miền’ tụ hội ở Gigamall
15:12
Vàng SJC ‘lặng sóng’ trước biến động của giá thế giới
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcCà phê sáng
2023/06/11 - 3:40:37 AM

13:03 - 20/07/2018

Xin đừng lấy mất niềm tin giáo dục

Cứ mỗi lần có thêm thông tin nghi vấn về kết quả thi, lại thêm một lần xã hội thấy buồn, thấy niềm tin của mình bị giảm sút.

  • Chấm lại các bài thi THPT quốc gia 2018 tại…
  • Hàng trăm bài thi tại Hà Giang đã bị nâng…

Trong nhiều thập kỷ qua, giáo dục Việt Nam trải qua nhiều bước thăng trầm của đổi mới. Nhìn trên bình diện tổng thể, giáo dục đã đóng góp không nhỏ vào việc cung cấp cho đất nước đội ngũ nhân lực góp phần vào tăng trưởng kinh tế mạnh hơn một thập kỷ qua. Rất nhiều công trình đô thị, giao thông, hạ tầng cơ sở do chính đội ngũ nhân lực này đảm trách. Những thành tích giáo dục như xóa mù chữ, phổ cập giáo dục và tăng quy mô giáo dục phổ thông, giáo dục đại học với chất lượng giáo dục phổ thông được thế giới đánh giá tích cực…

Nhưng bên cạnh những thành tựu giáo dục do toàn xã hội chung sức đóng góp, còn không ít những vụ việc để lại sự không hài lòng và khoảng trống của niềm tin với giáo dục nước nhà. Hàng năm, lượng học sinh du học nước ngoài tiếp tục gia tăng, số cử nhân thất nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, bạo lực học đường vẫn tiếp diễn. Những kỳ thi chuyển cấp cực kỳ căng thẳng gây bức xúc hàng vạn gia đình ở những đô thị lớn mà minh chứng rõ nhất là kỳ tuyển sinh vào lớp 10 như “sàn chứng khoán” vừa qua ở Hà Nội. Đặc biệt, vụ việc nghiêm trọng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Giang và có thể ở một vài địa phương khác nữa, đã tác động tiêu cực đến niềm tin của người dân vào sự công bằng, minh bạch, tin cậy của việc tổ chức thi cử ở Việt Nam. Điều đau lòng hơn nữa, trong 114 em được sửa nâng điểm ở Hà Giang, khá nhiều em là con em của cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của địa phương. Nếu vụ gian lận này không được phanh phui, biết đâu số con em quan chức này, vô tình hay hữu ý, lấy đi cơ hội học hành của những em khác.

Xã hội đòi hỏi sự công bằng mà người dân được hưởng, nhưng đã bị từ chối bởi một và có thể một nhóm cán bộ đồng lõa làm sai lệch kết quả thi vừa qua. Đã có lúc, người dân tin tưởng mạnh vào một Chính phủ kiến tạo thống nhất từ trung ương đến địa phương, tin tưởng vào ngành giáo dục mà Bộ trưởng là người đứng đầu với những cam kết mạnh mẽ trước xã hội. Tuy nhiên, ai cũng biết đổi mới giáo dục là công việc rất khó khăn đòi hỏi các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp phải vào cuộc. Chỉ ngành giáo dục thì sẽ chẳng bao giờ làm nổi. Đổi mới mà thiếu sự đồng tâm nhất trí, huy động được sức mạnh hệ thống thì cũng chỉ mang tính chắp vá, khó đảm bảo được thay đổi căn bản, toàn diện.

Một quy trình dù thiết kế chặt chẽ đến đâu cũng chỉ có thể ngăn chặn được những người lương thiện, trung thực. Một khi đã có con người tham gia vào quy trình ấy thì rất khó có thể đảm bảo quy trình không có kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng. Nhất là ở một kỳ thi ghép hai mục tiêu vào một kỳ thi thì sức ép và sự thôi thúc gian lận là không hề nhỏ. Trong điều kiện phân cấp mạnh cho địa phương, sự gian lận thi cử rất khó tránh khỏi do nhận thức pháp luật của cán bộ lãnh đạo địa phương, những nhân viên thực thi công vụ, do tư tưởng cục bộ địa phương, do sự chi phối của nhiều thứ sức mạnh ngầm khác… Nhớ lại cách đây hơn 10 năm, cả nước rầm rộ với phong trào “2 không” đã thu được kết quả bước đầu đáng khích lệ. Nhưng rất tiếc, phong trào lại không được duy trì và không được sự ủng hộ nhiệt thành của các địa phương do bệnh thành tích giáo dục còn quá nặng nề gắn với vị thế chính trị của cán bộ lãnh đạo ngành, địa phương.

Có thể nói, hơn 1 tuần qua là một tuần “nóng” của toàn xã hội đối với ngành giáo dục. Cứ mỗi lần có thêm thông tin nghi vấn về kết quả thi, lại thêm một lần xã hội thấy buồn, thấy niềm tin của mình bị giảm sút. Hơn bất cứ lĩnh vực nào, giáo dục là lĩnh vực về con người, vì thế bất cứ một biểu hiện nào tiêu cực của ngành giáo dục, nhất là gian lận, dối trá đều khiến xã hội bị tổn thương. Xưa nay giáo dục chưa bao giờ dạy cho con người ta lươn lẹo gian dối. Giáo dục luôn dạy con người sự trung thực, công bằng, bình đẳng, bác ái, sáng tạo, trở thành người có ích phụng sự cho đất nước, mang lại hạnh phúc cho bản thân và cho người khác. Những giá trị ấy của giáo dục đã bị bỏ qua trong một môi trường xã hội vẫn còn những bất công, tham nhũng, một bộ phận cán bộ đảng viên suy đồi, mang nặng chủ nghĩa cá nhân. Trong môi trường đó, giáo dục luôn chịu những tác động xấu và vụ việc nâng điểm thi ở Hà Giang chỉ là một điển hình.

Dư luận lại đang đặt câu hỏi lớn với ngành giáo dục liệu câu chuyện tiêu cực chỉ có ở Hà Giang hay vài địa phương? Ai dám khẳng định là hoàn toàn không có tiêu cực trong các địa phương còn lại với quy trình tổ chức giám sát và chấm bài như 3 năm qua. Và liệu năm 2018 có phải là “Đồi Ngô” lần cuối hay không? Vấn đề đang nằm ở chỗ, Bộ GD-ĐT ứng xử như thế nào với kết quả thi trắc nghiệm năm 2017, 2018 và những chính sách thi cử sắp tới có gì thay đổi để hạn chế thấp nhất tiêu cực có thể xảy ra. Đã có quá nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết của các chuyên gia, đã có Nghị quyết 29-NQ/TƯ, vấn đề là chúng ta có lắng nghe, tiếp thu và quán triệt ở các cấp, các ngành như thế nào và có cần tham mưu với Đảng và Nhà nước để điều chỉnh chính sách hay không?

Đơn cử, việc công khai phổ điểm thi các môn của địa phương và tiến hành phân tích thống kê sẽ giúp cho các nhà làm chính sách nhìn thấy con đường đi rõ hơn, sớm biết được những khuyết tật của hệ thống để khắc phục. Làm được việc này cũng chính là trách nhiệm giải trình của ngành giáo dục trước những bức xúc xã hội và trước những đồng tiền ngân sách bị tiêu đi… Và điều quan trọng hơn, để các bộ, ngành và chính quyền địa phương thấu hiểu, cùng chung tay với ngành đổi mới mạnh mẽ, hiệu quả để bù lại khoảng trống niềm tin đối với giáo dục.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh/SGGP

Có thể bạn quan tâm

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Đại gia Việt và anh thợ chụp hình dạo Thái Lan

Bàn về những khoản tiền gửi ‘khủng’ của các ‘ông lớn nhà nước’

Womenomics: Kinh tế học ‘nịnh đầm’ lợi hại ra sao?

#Giải cứu khởi nghiệp

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:gian lận thi cửhà giangniềm tin giáo dục

Tin khác

Sẵn sàng cho hành động

Sẵn sàng cho hành động

Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu

Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu

‘Lỗ nhỏ đắm thuyền’

‘Lỗ nhỏ đắm thuyền’

Cường quốc điện gió phải đi nhập điện, vì đâu nên nỗi?

Làm mới để thu hút FDI

Lãng phí lớn do đầu tư công chậm trễ

Dùng 10.340 tỷ cứu 8 dự án BOT thua lỗ?

Doanh nghiệp xây dựng sắp ‘chết chùm’ vì nợ đọng

Cà phê sáng
Sẵn sàng cho hành động

Sẵn sàng cho hành động

Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu

Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu

‘Lỗ nhỏ đắm thuyền’

‘Lỗ nhỏ đắm thuyền’

TS Trần Hữu Hiệp: Du lịch ĐBSCL đang đứng trên ‘đôi chân yếu’

TS Trần Hữu Hiệp: Du lịch ĐBSCL đang đứng trên ‘đôi chân yếu’

Đời sống
Thuỷ điện miền Bắc và Bắc Trung bộ đón ‘mưa vàng’

Thuỷ điện miền Bắc và Bắc Trung bộ đón ‘mưa vàng’

EVN phải có kịch bản điều tiết cắt giảm điện công bằng

EVN phải có kịch bản điều tiết cắt giảm điện công bằng

Thiếu điện đã được cảnh báo từ trước khi diễn ra dịch Covid-19

Thiếu điện đã được cảnh báo từ trước khi diễn ra dịch Covid-19

Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè

Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA