Trung Quốc 'quay xe' giải cứu bất động sản
Tin mới
10:47
Bước trượt dài của đế chế Toshiba
10:29
Lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm xuống dưới mốc 2%
10:18
Đìu hiu chợ truyền thống
10:15
Sẽ nới thêm tín dụng cho bất động sản?
10:12
Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?
10:06
Bốn ‘ông lớn’ ngân hàng tung gói tín dụng ưu đãi 470.000 tỷ đồng
09:46
Áo mưa che cặp sách cho bé đi học
09:43
Những công dụng tuyệt vời của nước nha đam
09:37
Nhứng món ăn giòn rụm thơm ngon tại Hoa Doanh
15:13
FLC công bố lộ trình để cổ phiếu được giao dịch trở lại
15:08
‘Sóng’ Covid-19 mới bủa vây châu Âu và một phần châu Á
14:50
Thời điểm tốt để mua bất động sản?
14:29
Thế Giới Hội Nhập nằm trong danh sách ‘đã được xác thực’ của Bộ TT&TT
10:16
Cổ phiếu Vinhomes, VPBank tăng giá chóng mặt sau tin bán vốn cho nước ngoài
10:07
Moody’s hạ bậc tín nhiệm Techcombank xuống mức ‘Tiêu cực’
09:28
Startup công nghệ toàn cầu ‘khốn đốn’ sau vụ sụp đổ Silicon Valley Bank
09:23
Fed tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp
09:20
Thị trường bất động sản: khối ngoại tích cực M&A
09:09
Doanh nghiệp chật vật ứng phó sụt giảm đơn hàng xuất khẩu
09:04
Ngóng lãi suất cho vay giảm
Bản tin thị trường
10:39
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh
10:04
Vàng trong nước ‘leo dốc’ theo giá thế giới
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
10:03
Thị trường bắp còn nhiều dư địa tăng giá
10:30
Giá vàng giảm mạnh trước sức ép của đồng USD
15:26
Vàng SJC tăng cùng chiều thế giới, chênh lệch gần 14 triệu đồng/lượng
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcCà phê sáng
2023/03/24 - 12:54:41 PM

12:13 - 21/11/2022

Trung Quốc ‘quay xe’ giải cứu bất động sản

Đặt chân xuống sân bay Suvarnabhumi ngày 6/11, điện thoại của tôi đã hiển thị một loạt tin nhắn từ các bạn ở Trung Quốc, đại ý là: Chính quyền “quay xe” với chính sách bất động sản (BĐS).

Nhà đầu tư đang cần những cam kết chắc chắn về chính trị để yên tâm đầu tư, điều mà Bắc Kinh đang thiếu.

Tôi nửa tin nửa ngờ, vì chỉ hơn 1 tuần trước đó, nhiều phân tích của báo chí phương Tây cho rằng chính sách kinh tế của Trung Quốc sẽ không thay đổi đáng kể dưới nhiệm kỳ mới của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Bước ngoặt chính sách bất ngờ

Thực tế, cổ phiếu của Thượng Hải, Hong Kong đã tăng điểm trong tuần đó, với những đồn đoán xung quanh việc nới lỏng Zero Covid, cũng như nới lỏng quy định với thị trường BĐS. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cũng nhanh nhạy đưa ra báo cáo khuyến nghị mua cổ phiếu Trung Quốc trong tuần, để đón đầu đợt “đổi gió” chính sách. Tuy nhiên, không ai biết cụ thể ngày nào sẽ có chính sách mới.

Vào ngày 9/11, tôi nhận được nhiều thông tin hơn. Hóa ra từ trước đó 1 tuần, đã có những chỉ đạo từ phía Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) về việc nới lỏng tín dụng cho khu vực BĐS. Và đến ngày thứ 6, 11/11 thông tin về cuộc “giải cứu” chính thức quy mô lớn đã được rò rỉ. Một kế hoạch hỗ trợ thị trường BĐS với 16 điểm đã được đưa ra, cùng lúc với hướng dẫn nới lỏng chính sách Zero Covid gồm 20 điểm.

Đáng chú ý, những điểm hỗ trợ thị trường BĐS này do PBoC và Cơ quan giám quản thị trường tài chính đầy quyền lực CBIRC (Ủy ban Quản lý ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc) cùng đưa ra, thể hiện quyết tâm chính trị rõ ràng.

Ngày 13/11, các hãng tin quốc tế mới bắt đầu đưa tin về 16 điểm hỗ trợ với thị trường BĐS, trong đó Bloomberg dùng từ “thay đổi chính sách bất ngờ” để nói về lập trường chính sách mới này.

Về mặt nào đó, đây quả là cú “quay xe chính sách” bất ngờ, đặc biệt nếu bạn tin vào các phân tích của truyền thông, cũng như các nhà phân tích phương Tây, trước khi ông Tập Cận Bình chính thức bắt đầu nhiệm kỳ mới. Bạn sẽ cho rằng không có thay đổi gì đáng kể với chính sách Zero Covid, và Trung Quốc sẽ vẫn siết lại thị trường BĐS cũng như công ty công nghệ.

Điều gì dẫn đến sự thay đổi?

Không có câu trả lời chắc chắn, nhưng có một số gợi ý từ số liệu kinh tế của Trung Quốc. Điều đầu tiên, là tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm đi rất nhanh, chỉ tăng trưởng trên 3% trong 3 quý của năm 2022, so với mục tiêu 5,5%.

2 điểm nghẽn được đa số kinh tế gia chỉ ra: (1) Chính sách Zero Covid kéo dài đã tác động rất tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và niềm tin vào triển vọng kinh tế. (2) Chính sách siết chặt thị trường BĐS, được cho đóng góp gần 25% vào GDP của Trung Quốc, đã khiến thị trường này sụt giảm và có nguy cơ xấu hơn, sẽ kéo lùi tăng trưởng kinh tế.

Dù tỏ ra không chú ý nhiều đến kinh tế, ông Tập không thể thực hiện các mục tiêu khác của mình, khi kinh tế tăng trưởng quá chậm, có thể gây ra những tác động xấu lên xã hội, đặc biệt khi tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ lên gần 19%. Vì vậy, ông Tập phải ưu tiên ổn định vấn đề kinh tế. Tăng trưởng kinh tế có thể không phải là mục tiêu số 1, đạt tăng trưởng bằng mọi giá, nhưng cũng không thể quá chậm như một số cố vấn kinh tế nhận xét.

Điểm thứ 2, nhiều tập đoàn, công ty thân với chính quyền địa phương, cùng chính quyền bỏ tiền ra mua lại một số dự án, đất đai của các công ty BĐS gặp khó khăn. Hành động kiểu “hiệp sĩ trắng hào hiệp” của các cơ quan này lại khiến họ rơi vào khó khăn, khi nguồn vốn trên thị trường BĐS gặp khó. Các hiệp sĩ trắng này có nguy cơ lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả. Và khối nợ của nhóm này được cho 1,6 ngàn tỷ USD, lớn hơn rất nhiều so với lượng trái phiếu BĐS của Trung Quốc sắp đáo hạn trong 2023 và 2024.

Điểm thứ 3, bất ổn của thị trường BĐS Trung Quốc đang đe dọa sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Theo ước tính, thị trường nhà xây mới trị giá khoảng 2,4 ngàn tỷ USD của Trung Quốc đang gặp nhiều vụ vỡ nợ mới. Bên cạnh đó, giá nhà đã qua sử dụng đang giảm, với mức giảm mạnh nhất trong vòng 8 năm qua. Tỷ lệ nợ xấu liên quan đến BĐS trong tổng nợ xấu tăng lên mức khoảng 30% và tiếp tục chiều hướng tăng, khiến một số ngân hàng bắt đầu lo ngại.

Nhiều nhà phát triển BĐS vẫn đang tiếp tục đối mặt với nhiều nguy cơ mất thanh khoản mới, khi các trái phiếu trong và ngoài nước sắp đáo hạn khoảng 292 tỷ USD tính đến cuối 2023. Những điều này có thể tạo ra rủi ro tài chính mang tính hệ thống.

Liệu chính sách sẽ hiệu quả?

Đây là câu hỏi với đa số giới đầu tư vào Trung Quốc lúc này. Một số quan điểm lạc quan đã được phản ánh vào thị trường, với đợt tăng điểm mạnh mẽ nhất của các thị trường Trung Quốc (bao gồm Hong Kong) trong 2022. Có những cổ phiếu BĐS đã tăng lại hơn 40% từ đáy, trong khi trái phiếu định giá bằng USD có loại tăng gần 60%.

Những thay đổi quan trọng như giãn kỳ hạn các tổ chức tài chính cần điều chỉnh nợ vay BĐS trên tổng nợ vay xuống dưới mức trần quy định, và cho phép nới lỏng tín dụng với các nhà phát triển BĐS. Ngoài ra, quy định cho phép nhà phát triển “có chất lượng tốt” được sử dụng 30% tiền bán trước BĐS với thư đảm bảo của ngân hàng, cũng là chính sách gỡ rối về thanh khoản, hứa hẹn giải quyết phần nào sức ép lên các dự án nhà đang xây. Về mặt nguyên tắc, những giải pháp này tạo ra dòng tiền thật sự chảy trở lại vào các dự án đang đói vốn.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lo lắng về khả năng thực thi của những chính sách được đưa ra. Đây không phải là lần đầu tiên các chính sách nới lỏng đối với thị trường BĐS được đưa ra. Từ tháng 11/2021 đã có nhiều lần các đợt nới lỏng chính sách đã diễn ra, nhưng thị trường BĐS và trái phiếu liên quan vẫn rơi vào trạng thái suy sụp.

Nhiều nhà phân tích công khai tỏ ra nghi ngờ các chính sách mới lần này, dù ở quy mô rộng lớn và toàn diện hơn, vẫn sẽ gặp khó khăn để vực dậy thị trường. Và họ cũng lo ngại, những chính sách thất thường, dễ thay đổi của Bắc Kinh sẽ là một vấn đề. Đó là chưa kể, ở phía thực thi, nhiều địa phương và bộ ngành thiếu tầm nhìn dài hạn, dẫn đến những bước đi chệch chính sách tai hại. Vì vậy, dù một số quỹ đầu tư nước ngoài chạy theo dòng tiền đổ vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc hơn 1 tuần nay để tránh “lỡ tàu”, họ cũng không kỳ vọng đợt hồi phục bền vững.

Theo Hồ Quốc Tuấn*/SGGP-ĐTTC

——

(*) Giảng viên Đại học Bristol, Anh.

Có thể bạn quan tâm

Báo chí có quyền sai?

Đã nên thả nổi giá xăng A95?

‘Xin lỗi dân ăn chay, con người biết nói là nhờ ăn thịt’

Không nên chỉ tập trung phân tích con số GDP

Thời kỳ sưu cao thuế nặng sẽ còn dài

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Bất động sảnTrung Quốc

Tin khác

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

SIM rác hoành hành

SIM rác hoành hành

Để TP.HCM và ĐBSCL hợp tác hiệu quả hơn

Giải bài toán thiếu cát cho ĐBSCL

Thoát bẫy thu nhập trung bình trước năm 2030

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Khôi phục niềm tin trên thị trường chứng khoán – bất động sản

Cà phê sáng
Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

SIM rác hoành hành

SIM rác hoành hành

Thách thức giải ngân và bản lĩnh người đứng đầu

Thách thức giải ngân và bản lĩnh người đứng đầu

Đời sống
Đìu hiu chợ truyền thống

Đìu hiu chợ truyền thống

Thời điểm tốt để mua bất động sản?

Thời điểm tốt để mua bất động sản?

Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới

Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA