Nguy cơ suy thoái năm 2023 khi lãi suất tiếp tục tăng
Tin mới
15:09
Nước Anh ‘tuyên chiến’ với hiệu ứng neo
15:00
Kịch bản nào cho thị trường bất động sản 2024?
14:53
VRG công bố chiến lược xanh hóa
11:54
HAG xoay tiền trả nợ trái phiếu từ đâu?
11:21
Bùng nổ xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng chất bán dẫn
11:18
Lãi suất cho vay khó giảm nhanh?
10:19
World Bank hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á – Thái Bình Dương
09:54
‘Tảng băng chìm’ ngành xăng dầu
20:12
Mời doanh nghiệp đăng ký thông tin sản phẩm bình chọn HVNCLC 2024
12:22
Kiện nhau chưa xong đã làm… đối tác của nhau
11:59
Ai đang dẫn đầu ‘cuộc chơi’ chất bán dẫn?
11:40
Việt Nam tìm lối đi riêng trong điều kiện chính sách nới lỏng
11:36
Bitcoin trở thành đối thủ nặng ký với vàng
10:46
Xu hướng mới: khởi nghiệp ‘net zero’
10:35
Indonesia khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên
10:26
Nhà đầu tư ngóng kết quả kinh doanh quý 3/2023
10:05
Bầu Đức bán khách sạn Hoàng Anh Gia Lai lớn nhất Tây Nguyên để trả nợ
15:46
Chứng khoán Việt Nam chưa được nâng hạng
15:11
Khi nhân viên thành diễn viên quảng cáo
15:03
GDP quý 3/2023 của Việt Nam tăng 5,33%
Bản tin thị trường
15:35
Thị trường 24/7: Xuất khẩu cá tra hồi phục mạnh; Người Việt chi nghìn tỷ mua iPhone 15 trong ngày mở bán
15:25
Thị trường 24/7: Giá gas tháng 10 tiếp tục tăng; Mì gói Việt Nam hút hàng ở Nhật Bản
16:18
Thị trường 24/7: Khách quốc tế đến Việt Nam mới đạt 69% năm 2019; Malaysia thiếu gạo sản xuất trong nước
16:09
Thị trường 24/7: Drone của Việt Nam gây ấn tượng trên bầu trời nước Đức; Vốn FDI vượt mốc 20 tỷ USD
16:28
Thị trường 24/7: Tàu hàng đầu tiên chạy thẳng từ Bình Dương sang Trung Quốc; Rạng Đông Holding thua kiện cổ đông Nhật Bản
16:17
Thị trường 24/7: Doanh nghiệp điều than trời vì quy trình kiểm dịch mới; Indonesia sắp thông qua quy định về bán hàng qua mạng xã hội
15:46
Thị trường 24/7: Giá dầu Brent đang trên đà tới mốc 100 USD; Thái Lan dự báo sản lượng gạo sụt giảm do El Nino
16:24
Thị trường 24/7: HOSE bác thông tin lãnh đạo xin nghỉ việc; Mỹ tăng nhập khẩu dầu ăn đã qua sử dụng của TQ
16:02
Thị trường 24/7: Giá xăng tăng gần 900 đồng/lít; Thị trường căn hộ Thái Lan hút người mua nước ngoài
16:27
Thị trường 24/7: Người Việt chi 33,3 triệu USD mua tôm hùm Australia; Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Singapore giảm mạnh
16:09
Thị trường 24/7: Giá vàng tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm; Gạo 25% tấm của Việt Nam rớt mốc 600 USD/tấn
15:35
Thị trường 24/7: Giá cà phê tăng cao kỷ lục; Siêu thị Pháp dán nhãn sản phẩm tăng giá trá hình
16:12
Thị trường 24/7: iPhone 12 có thể bị cấm tại nhiều nước châu Âu; Quảng Nam chào đón các nhà làm phim Bollywood
15:10
Thị trường 24/7: Indonesia tính cấm bán hàng trên mạng xã hội; Vietcombank và Agribank hạ lãi suất tiết kiệm về 5,5%/năm
15:50
Thị trường 24/7: Bánh trung thu ‘đại hạ giá’ vẫn ế; iPhone 15 chính hãng giá dự kiến từ 21,49 triệu đồng
15:27
Thị trường 24/7: Bộ NN&PTNT bác tin ‘nông sản ùn tắc tại cửa khẩu’; Hoàn lại hơn 87.000 tỷ đồng thuế GTGT
15:29
Thị trường 24/7: Phát hiện rệp ở một số lô sầu riêng xuất khẩu sang TQ; Giá dầu vượt 23.000 đồng một lít
15:55
Thị trường 24/7: Super sale hàng hiệu giảm giá tới 90%; Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh
15:59
Thị trường 24/7: Dừng bán SIM qua đại lý, cửa hàng từ ngày 10/9; Apple chuyển 11 nhà máy vào Việt Nam
16:35
Thị trường 24/7: Thu gần 2.000 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng trong 8 tháng; Giá gạo xuất khẩu tăng cao, doanh nghiệp vẫn kêu lỗ
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcCà phê sáng
2023/10/03 - 6:31:53 PM

09:57 - 14/12/2022

Nguy cơ suy thoái năm 2023 khi lãi suất tiếp tục tăng

Mặc dù đã vượt qua đại dịch COVID-19 tốt hơn nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam không được miễn dịch trước một loại virus khác đang len lỏi xâm nhập, đó là lạm phát.

TS Daniel Borer – Giảng viên Kinh tế, ĐH RMIT Việt Nam.

Trong khi các nước thuộc Liên minh châu Âu ghi nhận mức lạm phát cao kỷ lục là 10,9% vào tháng 9 vừa qua (con số cao chưa từng có đối với đồng tiền chung châu Âu cho đến nay), thì lạm phát ở Mỹ chạm mức 9,1% trong tháng 6/2022 (cao nhất trong 40 năm). Kể từ đó, phản ứng nhanh chóng và quyết liệt của các ngân hàng trung ương đã khiến lạm phát tháng 11 giảm xuống còn 10,0% tại khu vực đồng euro và khoảng 7,3% tại Mỹ.

Vì sao tỷ lệ lạm phát lại tăng cao kỷ lục như vậy trong một khoảng thời gian khá ngắn ngủi vừa qua?

Một trong những nguyên nhân chính là chính sách tiền tệ mở rộng của các ngân hàng trung ương trong đại dịch. Với mong muốn giúp đỡ doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái, các ngân hàng trung ương đã hỗ trợ cho vay với lãi suất cực thấp bằng cách in thêm tiền và qua đó làm tăng lượng tiền mặt trong nền kinh tế.

Việc bơm tiền vào nền kinh tế sớm muộn gì cũng sẽ khiến lạm phát gia tăng. Kết hợp với giá năng lượng tăng trong thời gian qua, không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ lạm phát đã phá vỡ những con số kỷ lục trên toàn cầu.

Lạm phát ở Việt Nam được kiềm chế tốt trong phần lớn năm 2022 nhưng đã lên mức 4,3% trong tháng 10 và 4,37% trong tháng 11, cao hơn mục tiêu ban đầu mà Chính phủ đề ra cho cả năm (4%). Và triển vọng cho năm tới có thể sẽ càng khó khăn hơn.

Diễn biến của năm 2020 giống với diễn biến mà Việt Nam đã trải qua vào năm 2005, khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng lượng tiền mặt lưu thông thêm 5,66%. Điều này dẫn đến lạm phát trong năm kế tiếp (năm 2006) là 7,4%. Để so sánh thì năm 2020, lượng tiền mặt đã tăng 6,62%.

Nếu tính toán dựa vào những con số trên, lạm phát có thể nằm trong khoảng 7-8% trong năm tới. Điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với lãi suất (có thể vượt 10%), và tác động đến các hộ gia đình có khoản vay thế chấp hoặc các khoản tín dụng khác phải trả.

Để ngăn lạm phát leo thang như vậy, NHNN đã bắt đầu theo gương các nước khác và tăng lãi suất. Vào ngày 25/10, NHNN đã tăng lãi suất tái cấp vốn thêm 100 điểm cơ bản lên 6%/năm. Những đợt tăng lãi suất nhanh như vậy sẽ không khuyến khích hoạt động kinh tế mà làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế.

Thật không may khi đây không phải là tin xấu duy nhất có thể xảy ra. Thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam hiện là Mỹ, với kim ngạch kỷ lục 112 tỷ USD vào năm 2021, chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhưng khách hàng số 1 của Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc suy thoái nghiêm trọng khác vào năm tới, khi mà hiện nay nền kinh tế đang phải gánh chịu những đợt tăng lãi suất đột ngột do Cục Dự trữ liên bang (Fed) áp đặt.

Trong khi đó, các quốc gia khác trong khu vực châu Á đang trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư. Nhìn vào bức tranh toàn cảnh không mấy thuận lợi này, Việt Nam có thể sẽ phải đối diện với nguy cơ lạm phát đình trệ (stagflation), tức là suy thoái kinh tế đi kèm với lạm phát cao, vốn đã “hoành hành” ở các nước phương Tây trong thời gian qua.

Chính phủ và NHNN thực sự đang ở một thế khó. Việc theo gương các nước phương Tây tăng mạnh lãi suất có thể là biện pháp chưa phù hợp, bởi dòng tiền ở Việt Nam mới chỉ được mở rộng một cách vừa phải trong thời kỳ đại dịch. Vì vậy, mức lạm phát ở Việt Nam được dự báo sẽ không cao như các nước khác và vì vậy cũng không cần phải kiềm chế quá nhiều.

Động thái tăng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản gần đây được cho là phù hợp để gửi ra thông điệp về chủ trương kiềm chế lạm phát. Nhưng nếu như tiếp tục tăng lãi suất thì có thể khiến lợi bất cập hại.

Bàn về tỷ giá, việc giữ tỷ giá VND-USD gần như cố định sẽ là việc khó duy trì trong trung hạn. Có thể sẽ khôn ngoan hơn nếu quyết định bảo vệ dự trữ ngoại hối và cho phép tỷ giá hối đoái mất giá với một tỷ lệ nhất định và được công bố trước trong năm tới (khoảng 8%/năm). Điều này sẽ “giảm nhiệt” cho thị trường và cho phép các doanh nghiệp đưa ra dự đoán tốt hơn cho năm sau. Ngoài ra, điều này sẽ giữ cho nguy cơ nhập khẩu lạm phát (tăng lạm phát do sự tăng giá của VND đối với hàng hóa nhập khẩu) ở mức thấp.

Nhiệm vụ khó khăn nhất hiện nay là tiếp tục tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn. Khi Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) hình thành, các mối liên kết với khu vực cần được tăng cường và giảm phụ thuộc vào các thị trường như Mỹ hay châu Âu. Ngoài ra, số hóa thương mại cần được đẩy mạnh hơn nữa để giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả hơn về chi phí.

Theo TS Daniel Borer*/DĐDN

———-

(*) Giảng viên Kinh tế, ĐH RMIT Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Hội nhập bản quyền truyền hình

‘Hậu AVG’ và câu chuyện cổ phần hóa MobiFone

Bảo hiểm xe máy âm thầm ‘móc bóp’ người dân?

Nghĩ về phản ứng của taxi truyền thống

Tiền rẻ và những rủi ro

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:lạm phátsuy thoáităng lãi suất

Tin khác

Việt Nam cần làm gì khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc?

Việt Nam cần làm gì khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc?

Hành lang pháp lý cho chung cư mini

Hành lang pháp lý cho chung cư mini

Tại sao lại bắt buộc ô tô cá nhân lắp camera giám sát lái xe?

Tại sao lại bắt buộc ô tô cá nhân lắp camera giám sát lái xe?

Hỗ trợ người dân mua xe điện không phải là ‘hỗ trợ người giàu’?

Sửa đổi luật thuế để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Nâng mức giảm trừ gia cảnh để bớt ‘gánh nặng’ cho người nộp thuế

Ưu đãi tín dụng cho người mua nhà ở xã hội

Nói thách, chuyện không nhỏ

Cà phê sáng
Việt Nam cần làm gì khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc?

Việt Nam cần làm gì khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc?

Hành lang pháp lý cho chung cư mini

Hành lang pháp lý cho chung cư mini

Tại sao lại bắt buộc ô tô cá nhân lắp camera giám sát lái xe?

Tại sao lại bắt buộc ô tô cá nhân lắp camera giám sát lái xe?

Biển số xe ‘giá trên trời’ hay chiêu trò để nổi tiếng?

Biển số xe ‘giá trên trời’ hay chiêu trò để nổi tiếng?

Đời sống
‘Tảng băng chìm’ ngành xăng dầu

‘Tảng băng chìm’ ngành xăng dầu

Nhiều tiêu chí ‘đánh đố’ người mua nhà ở xã hội sẽ được loại bỏ

Nhiều tiêu chí ‘đánh đố’ người mua nhà ở xã hội sẽ được loại bỏ

Sạc pin xe điện: nhiều bất tiện

Sạc pin xe điện: nhiều bất tiện

TP.HCM sẽ có 3 dự án nhà ở xã hội sử dụng vốn ngân sách

TP.HCM sẽ có 3 dự án nhà ở xã hội sử dụng vốn ngân sách

Môi trường
‘Chiến lược xanh’, vấn đề sống còn của kỷ nguyên mới

‘Chiến lược xanh’, vấn đề sống còn của kỷ nguyên mới

‘100 CEO’ hiến kế để TP.HCM trở thành ‘thành phố xanh’

‘100 CEO’ hiến kế để TP.HCM trở thành ‘thành phố xanh’

Cần Giờ là ‘gạch nối’ quan trọng trong hành lang ven biển

Cần Giờ là ‘gạch nối’ quan trọng trong hành lang ven biển

Đà Lạt tính toán đưa nhà kính khỏi nội đô

Đà Lạt tính toán đưa nhà kính khỏi nội đô

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA