Khởi động 'giấc mơ' đường sắt miền Tây
Tin mới
09:56
Giữ dáng đẹp da cùng nước bưởi Tingco
10:03
‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’
12:24
Sức mua teo tóp
12:18
Bộ Công Thương: Điện nhập khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
12:11
Unilever chuẩn bị mở dịch vụ y tế từ xa tại Indonesia và Việt Nam
12:07
Châu Âu xoay xở giữa căng thẳng Mỹ – Trung
17:08
Doanh nghiệp loay hoay giữa ‘bài toán’ giảm giá và duy trì lợi nhuận
17:01
FLC lại thất hứa với cổ đông
16:58
NCB hé lộ giá bán 203 triệu cổ phần Bamboo Airways
16:45
82% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, ngừng kinh doanh
10:46
Nguy cơ bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm do rủi ro vỡ nợ
10:33
Mất đơn hàng vì chậm chuyển đổi xanh
10:28
Hạ lãi suất, vẫn cần thêm ‘cú hích’ tín dụng
10:13
Cường quốc điện gió phải đi nhập điện, vì đâu nên nỗi?
09:51
Sự kết hợp độc đáo từ nha đam và chanh dây trong nước giải khát Tingco
09:50
Đi chợ thế giới: ‘Kể chuyện sản phẩm bằng QR Code’
09:49
Động lực tạo nên sức hút khác biệt từ trang sức Ngọc Thẩm Jewelry
09:20
Hoa Doanh Foods và hành trình giới thiệu đặc sản vùng miền Việt Nam
15:37
Hơn 20 dự án điện tái tạo chốt được giá tạm với EVN
15:25
‘Cục máu đông’ thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp đang lớn dần
Bản tin thị trường
15:34
Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
17:01
‘Bánh tráng không nhúng nước’ gây ấn tượng mạnh tại Thaifex 2023
14:51
Nhiều tín hiệu tích cực từ Thaifex 2023 cho doanh nghiệp Việt
15:20
Những hình ảnh DN HVNCLC chào hàng tại Thaifex 2023
15:17
Hội DN HVNCLC tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại Thaifex Anuga 2023
10:57
Giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh
16:10
Trung Quốc giảm mua chuối, Hoàng Anh Gia Lai ‘hụt lãi’
16:03
Mỹ gia hạn điều tra phòng vệ thương mại với 2 sản phẩm của Việt Nam
22:48
Hội chợ xuất khẩu TP.HCM sớm lấp đầy 250 gian hàng
10:21
USD rớt giá, vàng tăng mạnh
15:44
‘Nông đặc sản vùng miền’ tụ hội ở Gigamall
15:12
Vàng SJC ‘lặng sóng’ trước biến động của giá thế giới
10:38
Thị phần xuất khẩu sang Mỹ mở rộng gấp đôi trong 5 năm
10:33
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát triển một loại drone ‘ăn được’
10:22
Lễ hội ‘Nông đặc sản vùng miền’ tại Gigamall từ 28/4-2/5
15:26
Dự báo giá vàng sẽ giảm về ngưỡng 1.930 USD
16:03
Thiếu hụt gạo trên toàn cầu sẽ đạt mức lớn nhất trong 20 năm
09:25
Giá vàng thế giới giảm sốc
12:03
Giá vàng nhẫn, vàng trang sức giảm mạnh
09:51
Giá vàng thế giới sụt giảm
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcCà phê sáng
2023/05/29 - 10:12:44 AM

10:13 - 13/02/2023

Khởi động ‘giấc mơ’ đường sắt miền Tây

Hơn cả một giấc mơ của người đồng bằng, câu hỏi bao giờ miền Tây có đường sắt như đã từng có và hơn hẳn trước kia, cần sớm có lời đáp.

Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển TP.HCM xác định xây dựng đường sắt TP.HCM – Cần Thơ đi qua TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ là một trong những dự án trọng điểm quốc gia trong quá trình phát triển của TP.HCM.

Trước đó, Quyết định 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt cả nước, Quyết định 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch vùng ĐBSCL, đều xác định mục tiêu đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ chiều dài khoảng 174km, khổ đường 1.435mm (tàu tốc độ cao).

10 năm trước, tại Quyết định 2563/QĐ-BGTVT ngày 27/8/2013 của Bộ Giao thông-Vận tải, đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường sắt TP.HCM – Cần Thơ, xác định căn cứ pháp lý, dự kiến các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, vay ODA, vốn của doanh nghiệp và tư nhân, mở ra nhiều khả năng huy động các vốn khác nhau cho công trình này khi triển khai trong thực tế.

Dự án được nhiều đối tác nước ngoài từ Mỹ, Anh, Canada có khả năng cấp vốn quan tâm. Chính quyền TP.HCM và các địa phương trong vùng đã tích cực góp ý, khẳng định sự cần thiết của tuyến đường huyết mạch này. Nhưng cho đến nay, vì nhiều lý do, giấc mơ tìm lại những chuyến xe lửa đã từng hiện diện ở miền Tây trăm năm trước vẫn chưa thành hiện thực.

Tại buổi tiếp xúc cử tri đơn vị TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ đã chỉ đạo việc nghiên cứu để sớm đầu tư tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ.

Phát biểu tại lễ ra quân triển khai thi công dự án cải tạo, nâng cấp đoạn Nha Trang – TP.HCM đầu năm mới 2023, người đứng đầu Chính phủ cũng đã giao các bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, trình Hội đồng thẩm định nhà nước và các cấp để sớm triển khai theo quy hoạch, trong đó nghiên cứu triển khai trước đoạn TP.HCM – Cần Thơ.

Không thể phủ nhận, nhiều công trình trọng điểm, huyết mạch giao thông ở ĐBSCL đã được đầu tư. Hệ thống đường bộ, đường thủy, hàng hải và hàng không trong vùng, các trục dọc, đường ngang, cầu vượt sông lớn như Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu, Vàm Cống, Cao Lãnh, Đầm Cùng, Năm Căn… đã tạo ra mạng lưới giao thông tốt hơn. Nhiều công trình trọng điểm gần đây được khởi công, cho chủ trương đầu tư hứa hẹn tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng và cả nước, mở đường cho vùng này phát triển nhanh hơn.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể, trước yêu cầu phát triển giao thông vùng này vẫn đang vướng nhiều điểm nghẽn gây ách tắc kết nối liên vùng TP.HCM – ĐBSCL. Hàng hóa của các tỉnh miền Tây Nam bộ lên TP.HCM cũng đang quá tải trên các tuyến đường bộ lẫn đường thủy, trong khi chưa có nhiều tuyến bay kết nối TP.HCM với các tỉnh đồng bằng và từ vùng này đi nơi khác.

Theo các tài liệu lịch sử, đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho dài 70km cũng là đường sắt đầu tiên của Việt Nam và Đông Dương, bắt đầu hoạt động ngày 20-7-1885. Sau 83 năm ghi dấu sự tồn tại của mình, vì nhiều lý do, chuyến xe lửa cuối cùng của miền Tây đã ngừng hoạt động từ năm 1958. Và cho đến nay một tuyến đường sắt là thứ duy nhất còn vắng bóng ở ĐBSCL – vùng kinh tế nông nghiệp, thủy sản lớn nhất nước.

Trả nợ miền Tây

Tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ được triển khai chạy qua 5 tỉnh, thành sẽ là cầu nối phát triển liên vùng ĐBSCL – TP.HCM và miền Đông Nam bộ. Việc xuất hiện tuyến đường sắt mới sẽ mở đường cho phát triển giao thông liên vùng hoàn chỉnh với đầy đủ các phương thức giao thông. Nó là phần nối dài về miền Tây của đường sắt quốc gia Bắc – Nam.

Hiện nay đoạn Nha Trang – TP.HCM đang được nâng cấp nằm trong kế hoạch tổng thể của Chính phủ, được bố trí khoảng 3.100 tỷ đồng trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn từ Hà Nội đến TP.HCM. Nếu đường sắt TP.HCM – Cần Thơ được xây dựng cũng là tiền đề quan trọng để nối tiếp đầu tư tuyến đường sắt Cần Thơ – Cà Mau theo quy hoạch.

Vẫn còn một số ý kiến về đầu tư tuyến đường sắt này, trong đó có góp ý điều chỉnh hướng tuyến, nguồn vốn đầu tư, cũng như hiệu quả tài chính của dự án, cần được lắng nghe để hoàn thiện. Không sai khi cho rằng giao thông thủy vẫn là thế mạnh của ĐBSCL. Nhưng việc phát triển đường sắt không hề làm mất đi thế mạnh này, mà còn góp phần kết nối tốt hơn các phương thức giao thông thủy, bộ và hàng không, tạo ra mạng lưới giao thông hoàn chỉnh cho vùng ĐBSCL.

Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ giải bài toán giao thông, dự án này chắc chắn còn thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch mạnh mẽ và có ý nghĩa quan trọng bảo vệ môi trường. Các địa phương trên tuyến đường sắt có thể khai thác quỹ đất ở các ga để có nguồn vốn phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội. Mở ra không gian phát triển các đô thị, khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, trường học, bệnh viện, hệ thống siêu thị theo tiêu chuẩn quốc tế; thúc đẩy phát triển liên vùng ĐBSCL và TP.HCM, miền Đông Nam bộ chính là động lực mạnh mẽ để đưa đường sắt trở lại với người dân đồng bằng.

Vẫn biết cả nước đang tập trung triển khai đồng loạt các dự án giao thông trọng điểm, sử dụng nguồn vốn đầu tư lớn trong thời gian ngắn, diễn ra trên địa bàn rộng, liên quan giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng lớn đến sinh kế, đời sống người dân. Vật giá, vật tư, xăng dầu tăng đột biến, có thể đẩy tổng mức đầu tư dự kiến được lập trước đó lên cao. Do vậy, việc quyết định đầu tư đường sắt TP.HCM – Cần Thơ càng trở nên thách thức.

Nhưng giao thông chính là huyệt đạo phát triển của miền Tây. Đầu vào qua đây, từ thu hút đầu tư, phát triển giao thương, văn hóa, du lịch đến mọi thứ, mà đầu ra cũng là đây. Phát triển hạ tầng giao thông chính là mệnh lệnh phát triển vùng. Bởi lẽ, phát triển giao thông ĐBSCL thông suốt là “món nợ” dân đồng bằng chưa được trả xong.

Hơn cả một giấc mơ của người đồng bằng, câu hỏi bao giờ miền Tây có đường sắt như đã từng có và hơn hẳn trước kia, cần sớm có lời đáp. Lời giải cho đường sắt TP.HCM – Cần Thơ còn ở phía trước, nhưng nó sẽ không đến đích nếu không có phát lệnh cho điểm xuất phát.

Theo Trần Hữu Hiệp/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

Vào cửa hàng, khi gởi xe tôi… được chào

Phục hồi kinh tế TP.HCM, cần năng lực thích nghi hơn ‘cây đũa thần’

Lọc hóa dầu đau đầu với môi trường và còn hơn thế nữa

BOT Cai Lậy đâu bằng tăng thuế phi lý!

Một góc nhìn phản biện từ khởi nghiệp tài nguyên bản địa

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:đường sắt miền tâyđường sắt tp.hcm - cần thơ

Tin khác

Cường quốc điện gió phải đi nhập điện, vì đâu nên nỗi?

Cường quốc điện gió phải đi nhập điện, vì đâu nên nỗi?

Làm mới để thu hút FDI

Làm mới để thu hút FDI

Lãng phí lớn do đầu tư công chậm trễ

Lãng phí lớn do đầu tư công chậm trễ

Doanh nghiệp xây dựng sắp ‘chết chùm’ vì nợ đọng

TP.HCM bắt đầu hành trình mới

Cần thể chế tương thích với đô thị đặc biệt

Tăng giá điện có đi ngược với mục tiêu kiềm chế lạm phát?

Kỳ nghỉ vàng

Cà phê sáng
Cường quốc điện gió phải đi nhập điện, vì đâu nên nỗi?

Cường quốc điện gió phải đi nhập điện, vì đâu nên nỗi?

Làm mới để thu hút FDI

Làm mới để thu hút FDI

Lãng phí lớn do đầu tư công chậm trễ

Lãng phí lớn do đầu tư công chậm trễ

Dùng 10.340 tỷ cứu 8 dự án BOT thua lỗ?

Dùng 10.340 tỷ cứu 8 dự án BOT thua lỗ?

Đời sống
Phú Quốc: Nước sinh hoạt chỉ đáp ứng 40% nhu cầu sử dụng

Phú Quốc: Nước sinh hoạt chỉ đáp ứng 40% nhu cầu sử dụng

Vì sao thiếu điện?

Vì sao thiếu điện?

Hàng trăm khách hàng mua bảo hiểm tiếp tục đến trụ sở Manulife khiếu nại

Hàng trăm khách hàng mua bảo hiểm tiếp tục đến trụ sở Manulife khiếu nại

Việt Nam xem xét công bố hết dịch Covid-19

Việt Nam xem xét công bố hết dịch Covid-19

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA