Heo khó, bò khỏe
Tin mới
10:14
Bún, phở Việt Nam thương hiệu Mr Rice trên kệ hàng siêu thị châu Âu
10:04
Áo mưa Sơn Thủy – 10 năm giữ vững danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao
10:02
Nổi bật thần thái với trang sức kim cương Ngọc Thẩm Jewelry
09:59
Khám phá các sản phẩm đất nặn mới của Văn phòng phẩm Thuận Nam
09:43
Doanh nghiệp khách sạn gồng lỗ
09:37
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS
09:29
Chủ tịch KorCham: Muốn chuyển đổi sang các ngành công nghệ cao VN phải thu hút được các tập đoàn lớn
09:14
Ngành xây dựng: khó khăn chồng chất
15:41
Đầu tư nước ngoài tiếp tục giảm, 3 tháng chỉ đạt 5,45 tỷ USD
15:35
Không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư
15:25
Những tên tuổi nổi bật trong phái đoàn doanh nghiệp Mỹ vừa đến Việt Nam
15:01
VPBank đạt thỏa thuận bán 15% cổ phần cho ngân hàng SMBC của Nhật Bản
10:15
Chỉ ‘lót ổ’ chờ ‘đại bàng’ là chưa đủ
10:10
Tham vọng ‘xuất ngoại’ cà phê đặc sản của các doanh nhân trẻ
10:00
Bất động sản ế ẩm dù giá giảm mạnh
09:48
Fed tăng lãi suất: những tác động khó lường
09:37
Phá thế khó cho thủy sản
09:13
Cổ phiếu BĐS khởi sắc sau khi Novaland ‘gỡ bom’ trái phiếu thành công?
09:05
Thưa khách, trung tâm thương mại hoạt động cầm chừng
10:02
Nông trại và ‘Thượng đế’
Bản tin thị trường
10:23
Vàng được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá
10:39
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh
10:04
Vàng trong nước ‘leo dốc’ theo giá thế giới
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
10:03
Thị trường bắp còn nhiều dư địa tăng giá
10:30
Giá vàng giảm mạnh trước sức ép của đồng USD
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcCà phê sáng
2023/03/28 - 12:50:35 PM

10:17 - 14/07/2017

Heo khó, bò khỏe

“Giải cứu” thịt heo vẫn là vấn đề nổi cộm của ngành chăn nuôi hơn nửa năm qua. Đã có quá nhiều hoạt động “giải cứu” được phát động, cả hệ thống chính trị nhiều nơi vào cuộc, nhưng…

  • Gia cầm, heo lần lượt xuất ngoại
  • Trung Quốc giảm ăn thịt heo, người nuôi gặp khó
  • Tẩy chay thịt heo giá cao

Hàng loạt giải pháp được đưa ra, từ kêu gọi, vận động đến quy định chỉ tiêu phấn đấu, chỉ tiêu thi đua. Có lúc giá thịt heo trên thị trường có nhích lên đôi chút, nhưng nhìn chung “đầu ra con heo” vẫn bị nghẽn. Con heo vẫn đang gặp khó.

Tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã nêu ra nguyên nhân dẫn đến một lượng lớn heo không tiêu thụ được là do “cung vượt quá cầu” và “3 yếu kém” của ngành là chăn nuôi nhỏ lẻ, liên kết và tổ chức thị trường yếu kém. Nhưng thực ra, còn một nguyên nhân của mọi nguyên nhân là bất cập của cơ chế chính sách, chất lượng của quy hoạch, dự báo hạn chế và việc chỉ đạo, điều hành sản xuất chưa gắn kết tốt với thị trường tiêu thụ làm cho con heo gặp khó.

Từ con heo, nhìn sang con bò vẫn là vấn đề cần chăm lo chính sách. Thời gian gần đây, bò ngoại với số lượng lớn đã gây khó cho thịt bò nội. Nhu cầu tiêu dùng thịt bò ngày càng lớn, trong khi nguồn cung trong nước liên tục giảm. Với nhu cầu dùng thịt bò trong nước tăng, ngành chăn nuôi không đáp ứng đủ lượng hoặc phải nhập khẩu theo đường tiểu ngạch từ các nước láng giềng rất khó kiểm soát chất lượng, thì việc tăng một lượng lớn thị bò nhập khẩu từ các nước có nền nông nghiệp phát triển như Úc, Mỹ, Nhật thời gian gần đây là sự vận hành tất yếu của quy luật cung cầu.

Theo xu thế đó, lần đầu tiên ở ĐBSCL, một hệ thống cung cấp thịt bò tươi nhập khẩu nguyên con, sau khi nuôi nhốt và giết mổ bằng các lò mổ tập trung hiện đại, được đưa vào khai thác với thương hiệu “Bò khỏe” tại Cần Thơ. Sau hơn nửa năm khai sinh, “Bò khỏe” đã xác lập một chuỗi giá trị của con bò ngoại mới tại vựa lúa miền Tây Nam bộ. Công ty CP Sinh Thái Việt là đơn vị nhập khẩu và là chủ đầu tư hệ thống “Bò khỏe”, phân phối thịt bò Úc tươi sống tại Cần Thơ, các tỉnh ĐBSCL và tiến tới mở rộng hệ thống cung cấp bò sạch, chất lượng cao trên toàn quốc. Một chuỗi cung ứng mới của con bò ngoại đã được xác lập từ Úc đến Việt Nam, không chỉ mời chào làm thay đổi thói quen tiêu dùng của các bà nội trợ hàng ngày, mà nó còn có khả năng đáp ứng một lượng thịt lớn cho các suất ăn công nghiệp bằng lợi thế của thịt ngoại giá cả phải chăng, được bảo chứng bằng thương hiệu “Bò khỏe” đang là một thách thức đối với thịt bò nội.

Dư địa của thị trường bò thịt trong nước còn rất lớn. Từ xu thế nhập thịt bò đông lạnh thời gian đầu, nhiều doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu bò nguyên con về để sinh sản và nuôi trong nước chứ không còn để vỗ béo đơn thuần như trước nữa. Phương thức mới này không còn là việc mua bán đơn thuần mà đang bổ sung cho ngành chăn nuôi trong nước bằng sức mạnh của bò ngoại. Đằng sau thịt “Bò khỏe” được bán tại các cửa hàng phân phối là hệ thống trang trại, lò giết mổ hiện đại và đồng cỏ nguyên liệu được đầu tư dùng làm thức ăn cho bò, tạo ra những “phân khúc giá trị mới”, giải quyết việc làm cho người lao động.

Hướng đi mới vừa đặt ra thách thức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi trong nước, vừa đang “bổ trợ” các khiếm khuyết đang tồn tại nhiều năm liền của ngành chăn nuôi kém sức cạnh tranh. Thay vì “cấm cửa” bò ngoại, rất cần nghiên cứu, khuyến khích đầu tư với phương thức tương tự. Nhiều vấn đề như cải tạo giống bò chất lượng cao, tổ chức lại hệ thống chăn nuôi bằng các phương thức phù hợp, có chính sách khuyến khích đầu tư hệ thống giết mổ hiện đại, đảm bảo thịt bò sạch, truy xuất nguồn gốc và thương hiệu mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hợp tác chăn nuôi, phân phối. Nhìn thực trạng “heo khó, bò khỏe”, thay vì chạy theo “giải cứu”, cần thiết kế lại chính sách bằng tư duy phát triển.

Vấn đề quan trọng hơn các hoạt động “giải cứu” là phải xác lập các cơ chế, chính sách để đáp ứng sức cầu; nâng chất, đảm bảo nguồn cung và lồng ghép với phát triển chăn nuôi trong nước, các phân khúc giá trị gia tăng và ngành phụ trợ cho chăn nuôi, khuyến khích đầu tư trang trại, lò giết mổ đảm bảo chất lượng thực phẩm.

Chính sách bảo trợ hàng nội, hàng rào kỹ thuật thay cho hàng rào thuế quan trong xuất nhập khẩu thời mở cửa là rất cần, nhưng “sự nuông chiều” hay kiểu bảo vệ bằng cách “che chắn” thường dễ triệt tiêu động lực cạnh tranh cho ngành sản xuất trong nước.

Việt Nam đã tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do FTA. Hàng loạt các dòng thuế nhập khẩu hàng hóa được đưa về bằng 0 theo lộ trình cam kết. Nguyên tắc “chơi chung” và “có đi có lại” buộc chúng ta không thể cấm cửa bò ngoại trong khi muốn tăng xuất khẩu vào nước bạn các mặt hàng chúng ta đang có lợi thế. Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nội là con đường tất yếu để tồn tại trong xu hướng mở cửa, hội nhập và ngành chăn nuôi không phải là ngoại lệ.

Trần Hữu Hiệp
Theo SGGP

Có thể bạn quan tâm

PGS.TS Nguyễn Minh Hòa: Thủ Thiêm có còn mơ về ‘phố Đông’?

Đậu Anh Tuấn: Động lực cải cách từ khu vực tư

Gọi ông Tập là ‘kẻ thù’, ông Trump bắn tín hiệu xấu cho đàm phán thương mại

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Đem gạo ngon nhất thế giới đi thi để lấy giải nhì?

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:giải cứu heogiải cứu lợnheo khó bò khỏengành chăn nuôi

Tin khác

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

SIM rác hoành hành

SIM rác hoành hành

Để TP.HCM và ĐBSCL hợp tác hiệu quả hơn

Giải bài toán thiếu cát cho ĐBSCL

Thoát bẫy thu nhập trung bình trước năm 2030

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Khôi phục niềm tin trên thị trường chứng khoán – bất động sản

Cà phê sáng
Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

SIM rác hoành hành

SIM rác hoành hành

Thách thức giải ngân và bản lĩnh người đứng đầu

Thách thức giải ngân và bản lĩnh người đứng đầu

Đời sống
Không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư

Không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư

Đìu hiu chợ truyền thống

Đìu hiu chợ truyền thống

Thời điểm tốt để mua bất động sản?

Thời điểm tốt để mua bất động sản?

Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới

Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA