Cứu chợ nổi đang 'chìm'
Tin mới
16:17
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục mới
16:13
Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè
16:09
VPBank giảm lãi suất tiền gửi dài hạn còn 6,5%/năm
15:54
Startup Ấn Độ – EV River huy động thành công 15 triệu USD
15:45
Nhiều ‘ông lớn’ FDI chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm
15:40
Chuyển động mới tại YeaH1
12:02
Chính phủ yêu cầu giảm 50% phí trước bạ với ôtô trong nước
11:48
Nếu hành dân và doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng kiểm
10:42
Trung Quốc sắp tung ra gói giải cứu bất động sản mới?
10:27
Doanh nghiệp bất động sản cần chuẩn bị thêm kịch bản rủi ro
10:12
Chủ tịch UBND TP.HCM: Giá trị cốt lõi của nghị quyết là ‘khai thông nguồn lực’
09:26
Hoa Doanh Foods ra mắt diện mạo mới cho bộ sản phẩm Viên Hoa Doanh
15:35
Xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam
14:55
Đô thị lớn như TP.HCM không thể ‘khoác chiếc áo’ như các địa phương khác
11:41
Baidu thành lập quỹ mạo hiểm AI để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
11:37
Giá heo tăng, người chăn nuôi vẫn gặp khó
11:26
Đơn hàng giảm kéo chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp đi xuống
11:22
Ngân hàng ‘quay xe’ chuyển hướng sang phân khúc cá nhân
11:06
Giai đoạn ‘lột xác’ của mặt bằng bán lẻ
10:54
Ngân hàng cấp tập xử lý nợ xấu
Bản tin thị trường
15:44
Úc đề xuất không áp thuế CBPG với amoni nitrat Việt Nam
10:32
8 xu hướng thị trường thực phẩm qua Thaifex 2023
11:16
Các hãng xe Nhật tăng cường tuyển dụng kỹ sư phần mềm cho nhu cầu xe điện
11:13
Thái Lan quyết giữ vững vị thế nước xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới
11:06
USD bị bán tháo, vàng tăng mạnh
12:16
Giá vàng SJC lại vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
10:03
‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’
15:34
Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
17:01
‘Bánh tráng không nhúng nước’ gây ấn tượng mạnh tại Thaifex 2023
14:51
Nhiều tín hiệu tích cực từ Thaifex 2023 cho doanh nghiệp Việt
15:20
Những hình ảnh DN HVNCLC chào hàng tại Thaifex 2023
15:17
Hội DN HVNCLC tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại Thaifex Anuga 2023
10:57
Giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh
16:10
Trung Quốc giảm mua chuối, Hoàng Anh Gia Lai ‘hụt lãi’
16:03
Mỹ gia hạn điều tra phòng vệ thương mại với 2 sản phẩm của Việt Nam
22:48
Hội chợ xuất khẩu TP.HCM sớm lấp đầy 250 gian hàng
10:21
USD rớt giá, vàng tăng mạnh
15:44
‘Nông đặc sản vùng miền’ tụ hội ở Gigamall
15:12
Vàng SJC ‘lặng sóng’ trước biến động của giá thế giới
10:38
Thị phần xuất khẩu sang Mỹ mở rộng gấp đôi trong 5 năm
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcCà phê sáng
2023/06/08 - 5:47:06 PM

10:06 - 27/02/2023

Cứu chợ nổi đang ‘chìm’

Chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ) nổi tiếng và lớn nhất vùng ĐBSCL đã và tồn tại hơn 100 năm qua. Chợ nằm trên trục đường thủy sông Cần Thơ – kênh Xáng Xà No, rất thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán với các tỉnh, TP lân cận và cả vùng ĐBSCL.

Chợ nổi Cái Răng nhìn từ trên cao.

Nhưng thật đáng buồn là hiện nay nhiều du khách đến và nhận xét “chợ nổi đang có dấu hiệu chìm dần”.

Chợ nổi Cái Răng nức tiếng trong và ngoài nước, ai đến miền Tây đều ghé thăm khu chợ này, người nước ngoài rất thích chợ nổi mang đặc trưng sông nước Nam bộ này. Vào thời cực thịnh, từ 4 giờ sáng có đến 500-700 thuyền lớn nhỏ tập trung về đây làm huyên náo cả một vùng.

Chợ nổi Cái Răng được Bộ VH-TT-DL công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016. Tạp chí du lịch Rough Guide của Anh từng bình chọn chợ nổi Cái Răng là 1 trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới bởi “rực rỡ sắc màu nhiệt đới”.

Đáng buồn, biểu tượng ấn tượng nhất của du lịch xứ Cửu Long giang này đang “chìm” dần và có nguy cơ “chìm” hẳn trong khoảng 5-10 năm nữa, nếu không có giải pháp và tầm nhìn mới. Chợ nổi vẫn còn nhưng thưa thớt thuyền, trái cây không phải là loại ngon và phong phú nữa. Du khách than phiền mua trái cây ngoài thuyền đắt và dở hơn trong chợ, nên nhiều người không còn háo hức nữa.

TP Cần Thơ đã tổ chức nhiều hội thảo cấp TP và cấp quận, mời không ít chuyên gia đến tư vấn, nhưng kết quả không như mong đợi. Trước nguy cơ đó, năm 2016 UBND TP Cần Thơ đã phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng”, gồm 13 hạng mục, công trình với tổng kinh phí hơn 63 tỷ đồng, trong đó khoảng 10 tỷ đồng từ ngân sách TP, còn lại là nguồn xã hội hóa.

Đến nay, phần ngân sách nhà nước đã giải ngân gần 100% cho các hạng mục như bố trí phao phân luồng giao thông, thu gom rác thải, xây dựng cầu tàu tạm, truyền thông quảng bá du lịch hàng năm… Riêng nguồn xã hội hóa hầu như không đáng kể.

Ông Vương Công Khanh, Phó Chủ tịch UBND quận Cái Răng, nhìn nhận: “Thương hồ là linh hồn, là những người làm nên chợ nổi. Muốn giữ chợ trước hết phải giữ được thương hồ”. Đây cũng là quan điểm chung của lãnh đạo TP Cần Thơ, nhưng có lẽ chính quan điểm này là khởi nguồn của sự bế tắc.

Bởi mong muốn khôi phục lại nguyên bản cảnh nhộn nhịp của hàng trăm tàu, thuyền, ghe buôn bán trái cây, rau củ, gạo, hải sản cùng tụ về một khúc sông cùng thời điểm là điều không khả thi, và nếu cố làm cho được vô cùng tốn kém và nhanh chết yểu. Đó là kịch bản duy ý chí, phi tự nhiên. Kể cả ý tưởng kêu gọi các thương hồ ra buôn bán ngã ba sông, chính quyền sẽ bù lỗ cũng không phải là kế sách lâu dài.

Từ sau 1990, hệ thống đường bộ ở ĐBSCL ngày càng hoàn thiện, phủ kín hầu khắp các xã, huyện, giao thông thủy giảm hẳn. Việc vận tải hành khách, hàng hóa bằng tàu thuyền dần được thay thế bằng xe tải, xe khách với khối lượng lớn, tốc độ cao, khoảng cách xa và cơ động. Kiểu sinh sống bám lấy kênh rạch bị thay thế kiểu sống bám lấy mặt lộ. Nhà ở từ chỗ quay mặt ra sông, kênh rạch nay quay ra đường, và di chuyển từ nơi này qua nơi khác bằng xe máy thay cho ghe, thuyền.

Hơn nữa, khi điện thoại di động phủ kín, việc mua hàng online và giao hàng tận nơi trở thành chuyện thường ngày. Thực tế cho thấy hầu hết thương hồ bỏ sông nước lên bờ làm ăn, mua xe hơi chạy hàng. Nền kinh tế sông nước mang đặc tính tự cung, tự cấp, tự nhiên về cơ bản đã hoàn thành vai trò lịch sử.

Trong bối cảnh như thế, xây dựng kịch bản cho các thương hồ sẽ không bền vững. Bằng chứng là ở chợ nổi Cái Bè, Tiền Giang có nhà đầu tư đã bỏ ra số tiền lớn để mua hàng chục ghe xuồng nhằm khôi phục chợ , nhưng rốt cục không ai muốn xuống sông để bán hàng, khi có người bán lại không có ai tới mua, thế là kế hoạch phá sản.

Tại hội nghị “Mekong connect 2022” đã có nhận định xác đáng, là tình trạng tour du lịch ở các tỉnh ĐBSCL đều na ná nhau như đi thuyền, lên cù lao, xem làm kẹo, bánh tráng thủ công, vào vườn ăn cây trái, ăn cá lóc nướng, nghe đờn ca tài tử… Khi sản phẩm du lịch nghèo nàn, việc khôi phục đặc sản chợ nổi là nên và cần, nhưng phải theo hướng khác biệt với cái cũ và độc đáo hơn. Một trong số đó là cần tính đến xây dựng chợ nổi phục vụ cho du khách.

Theo đó, tàu, thuyền và mọi hoạt động quanh chợ nổi là công cụ phục vụ du khách, không phải hoạt động buôn bán của tàu, thuyền là trung tâm, còn du khách đến xem như là thành phần thêm vào. Đồng thời chợ nổi không chỉ là hoạt động tàu, thuyền trên sông nước, còn cả trên bờ.

Hình dung không gian sẽ diễn ra với 3 lớp như sau. Lớp 1 là bờ sông, lớp 2 là cặp bờ sông và lớp 3 là giữa sông. Khu vực này là tổ hợp các công trình cố định trên bờ và nổi trên mặt nước như khách sạn, nhà hàng, quán xá, cửa hàng bán thực phẩm, đồ lưu niệm, quán cà phê, casino, sân khấu dành cho biểu diễn ca nhạc, thời trang… Các thuyền cố định kết thành mảng và các thuyền di động chở khách du ngoạn trên sông cùng với công viên, vườn hoa trên bờ sông.

Để thực hiện các mô hình này không nhất thiết phải làm ở địa điểm cũ, có thể tìm các khúc sông hẹp hơn, con nước êm hơn và không ảnh hưởng đến giao thông thủy. Mô hình này đã thực hiện thành công ở Thái Lan hơn 30 năm về trước. Hiện Thái Lan có 12 chợ nổi hoạt động 24/24 và trở thành điểm nhấn trong các tour du lịch quốc tế. Các chợ nổi của Thái Lan, Malaysia đóng góp rất lớn vào doanh thu của ngành du lịch.

Ở miền Tây có 6 chợ nổi, bao gồm: Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang, chợ nổi Ngã Năm – Sóc Trăng, chợ nổi Cái Bè – Tiền Giang, chợ nổi Long Xuyên – An Giang, chợ nổi Trà Ôn – Vĩnh Long và chợ nổi Cái Răng. Nếu được đầu tư đúng mức, có chiến lược phát triển đúng hướng và đặc biệt là tìm ra những điểm độc đáo mang tính bản địa khác với các chợ nổi của Thái Lan, các chợ nổi này sẽ lại trở thành nơi hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Theo Nguyễn Hòa/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

Chúng ta có đang ngại thay đổi?

Tại sao tiền lại tham và lười?

Đã kinh doanh lời hưởng, lỗ phải chịu

Lợi thế cửa trên

Nông thôn mới là của người dân, đúng không?

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chợ nổi cái răng

Tin khác

Sẵn sàng cho hành động

Sẵn sàng cho hành động

Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu

Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu

‘Lỗ nhỏ đắm thuyền’

‘Lỗ nhỏ đắm thuyền’

Cường quốc điện gió phải đi nhập điện, vì đâu nên nỗi?

Làm mới để thu hút FDI

Lãng phí lớn do đầu tư công chậm trễ

Dùng 10.340 tỷ cứu 8 dự án BOT thua lỗ?

Doanh nghiệp xây dựng sắp ‘chết chùm’ vì nợ đọng

Cà phê sáng
Sẵn sàng cho hành động

Sẵn sàng cho hành động

Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu

Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu

‘Lỗ nhỏ đắm thuyền’

‘Lỗ nhỏ đắm thuyền’

TS Trần Hữu Hiệp: Du lịch ĐBSCL đang đứng trên ‘đôi chân yếu’

TS Trần Hữu Hiệp: Du lịch ĐBSCL đang đứng trên ‘đôi chân yếu’

Đời sống
Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè

Lo giá vé máy bay ảnh hưởng đến du lịch hè

Chính phủ yêu cầu giảm 50% phí trước bạ với ôtô trong nước

Chính phủ yêu cầu giảm 50% phí trước bạ với ôtô trong nước

Nếu hành dân và doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng kiểm

Nếu hành dân và doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng kiểm

Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc quản lý, cung ứng điện của EVN

Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc quản lý, cung ứng điện của EVN

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA