Ăn của rừng...
Tin mới
22:44
Cúm A/H5N1: bệnh cũ, lo mới
22:38
Đi bộ giúp ngừa 1 trong 10 cái chết sớm
22:36
6 sai lầm về sức khỏe khi hỏi Google
22:29
Nho nhỏ Tuy An rạng rỡ miền cổ xưa
22:21
Đẹp-ngon xứ Nẫu: Về nghỉ làng chài, đùa con sóng nhỏ
22:11
Thực phẩm từ trái cây đầy màu sắc cùng Duy Anh Foods
22:10
Bổ sung dinh dưỡng cùng nước yến sào Kidgrow Plus HMO Khánh Hòa Nutrition
21:54
Trang sức kim cương NTJ: Giác cắt hoàn mỹ – hào quang hội tụ
21:43
TP.HCM: vốn doanh nghiệp mới giảm gần 40% so với cùng kỳ
21:40
EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng trong năm 2022
15:27
Bất động sản và ngân hàng trong ‘tầm ngắm’ của các thương vụ M&A
15:21
Lãi suất liên ngân hàng qua đêm xuống dưới mốc 1%
15:17
Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cũng không biết khi nào giá heo hơi hồi phục
15:02
Bộ Tài chính sắp công bố kết luận thanh tra 4 DN ép khách hàng mua bảo hiểm
14:43
Năm 2030, diện tích tôm-lúa ở ĐBSCL sẽ đạt 300.000 ha
14:29
Nở rộ chiêu thức ghép mặt, giả giọng để mượn tiền bằng ứng dụng Deepfake
14:11
Lận đận ‘danh phận’ condotel, officetel
14:06
Ràng buộc về tài sản thế chấp làm khó doanh nghiệp nông nghiệp
13:44
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì thiếu vốn, thiếu đơn hàng
16:26
Không chỉ là thuế suất
Bản tin thị trường
15:19
Vàng SJC vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
12:33
Giá vàng đảo chiều đi xuống
10:23
Vàng được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá
10:39
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh
10:04
Vàng trong nước ‘leo dốc’ theo giá thế giới
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcCà phê sáng
2023/04/02 - 3:31:38 PM

11:49 - 20/10/2017

Ăn của rừng…

Đi máy bay từ Hà Nội vào TP.HCM, vào những ngày đẹp trời, nhìn từ cửa sổ, tôi có thể thấy gần như bao quát toàn bộ Tây Nguyên. Nhưng niềm vui sướng được ngắm Tây Nguyên hùng vĩ ngày càng ít đi.

  • Một số địa phương vẫn ca ngợi thủy điện vừa…
  • Vấn đề: ‘Chúng ta giỏi quá! Chuyển hết rừng giàu…
  • Loạn thủy điện
c6c17_an_cua_rung

Từ 2010-2016, Tây Nguyên mất thêm 180.000 hécta rừng. Ảnh: Kinh Luân/TBKTSG.

Thay vào đó là nỗi lo ngại những mảng rừng xanh thưa đi từng ngày. Những khoảng rừng trọc, nhiều nơi còn loang lổ màu đất đỏ của những công trường xây dựng.

Trong hơn năm năm gần đây, từ 2010-2016, Tây Nguyên mất thêm 180.000 hécta rừng. Trong hơn 3,3 triệu hécta đất rừng và đất lâm nghiệp, diện tích rừng còn lại chỉ khoảng 2,5 triệu hécta. Trong khi đó, theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN), kế hoạch trồng rừng thay thế trong ba năm, từ 2014-2016 chỉ là xấp xỉ 21.500 hécta. Nghĩa là, nếu hoàn thành đúng kế hoạch, chỉ trồng được hơn 10% diện tích rừng thay thế cho diện tích rừng đã mất.

Chưa có báo cáo chính thức từ Bộ NN&PTNN, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý rừng, về tổng số diện tích rừng đã mất, cũng như kết quả trồng rừng thay thế, nhưng ảnh chụp vệ tinh, được công bố rải rác trong các hội thảo và ấn phẩm khoa học, cho thấy ở các vùng khác, xu hướng mất rừng cũng tương tự như Tây Nguyên. Qua ảnh vệ tinh, có thể thấy từng mảng rừng lớn đã mất đi theo thời gian.

Thủy điện, sau những đợt xả lũ khiến người dân điêu đứng, thường được nhận diện như tác nhân phá rừng số 1.

Thực tế, chuyển đổi rừng cho mục đích kinh tế cũng là nguyên nhân khiến mất rừng nhiều nhất. Trở lại với Tây Nguyên, số liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) ở Việt Nam, chỉ tính trong vòng có năm năm, các tỉnh Tây Nguyên đã cấp phép đầu tư cho hơn 700 dự án trên đất lâm nghiệp, với tổng diện tích gần 216.000 hécta. Trong khi đó, diện tích chuyển đổi rừng cho thủy điện ở Tây Nguyên chỉ khoảng 5.000 héc ta.

Nhưng dù là tác nhân nào đi nữa, thủy điện hay kinh tế, rừng cũng đều đã bị phá. Và tác động cộng hưởng của thủy điện (xả lũ), lẫn mất rừng (mất nơi trữ nước) là những trận lũ nghiêm trọng với thiệt hại nhân mạng, thiệt hại kinh tế ngày càng lớn trong những năm vừa qua.

Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, tính đến năm 2012, có tới 1.097 dự án thủy điện được cấp phép. Nếu so sánh với giai đoạn những năm 2000 trở về trước, thủy điện là những công trình lớn và số lượng đếm trên đầu ngón tay, thì con số 1.097 nói trên thực sự là khổng lồ (sau này Bộ Công Thương có rà soát, thu hồi giấy phép một số dự án).

Đánh giá tác động môi trường (DTM) với các dự án thủy điện đã được luật hóa và bắt buộc thực hiện từ năm 1993. Với hơn 1.000 dự án, đồng nghĩa hơn 1.000 bản DTM, không rõ chất lượng những bản DTM thế nào. Nhưng hậu quả thực tế, thể hiện qua những thiệt hại sau từng trận lũ thì đã rõ. Đó là còn chưa kể, các dự án chuyển đổi rừng sang các mục đích kinh tế khác – mà tác hại với môi trường, với đa dạng sinh học và hệ sinh thái không thua kém gì thủy điện – không nằm trong diện phải đánh giá DTM. Rừng phòng hộ Phú Yên bị phá chuyển sang nuôi bò. Rừng Cát Bà, rừng Sơn Trà, Bạch Mã, Cù Lao Chàm… bị xẻ thịt để làm du lịch sinh thái. Lâm tặc phá rừng đã đành. Đáng nói hơn, cho dù có đầy đủ hệ thống luật lệ (Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Đa dạng sinh học, Luật Đất đai) và đầy đủ bộ máy, từ kiểm lâm, đến nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, rừng vẫn bị phá, một cách đúng “quy trình”.

Trước bức tranh tồi tệ về nạn phá rừng và sự yếu kém trong việc bảo vệ và phát triển rừng, động thái gần đây của Chính phủ – đóng cửa rừng, tạm dừng cấp phép, triển khai các dự án thủy điện nhỏ – là đúng đắn. Nhưng Chính phủ cần một nỗ lực tổng thể, chứ không đơn thuần dựa vào các bộ, ngành với quyền lực hành chính đang phân mảnh giữa các bộ NN&PTTN, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Du lịch như hiện nay. Trước hết, cần bắt đầu việc rà soát để có dữ liệu chính xác và minh bạch các loại rừng còn, mất bao nhiêu. Hệ thống hóa toàn bộ luật lệ liên quan đến đất và rừng để phát hiện những điểm chồng chéo và cả những lỗ hổng. Tiếp đến, phức tạp và khó khăn hơn, rà soát việc chồng lấn chức năng nhưng lại giúp đùn đẩy trách nhiệm giữa một loạt đầu mối quản lý ngành. Quy về một đầu mối, có quyền lực hành chính mạnh, có thể truy trách nhiệm rõ ràng, minh bạch thông tin và số liệu; từ đó, mới có thể mong có một bộ máy hiệu quả để thực thi luật.

Và cuối cùng, Quốc hội không thể đứng ngoài cuộc. Một cuộc điều trần toàn diện về rừng, về thủy điện là điều người dân đang mong mỏi ở cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước ta.

Sa Nam
Theo TBKTSG

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam phải đua với Indonesia

Chặn nguy cơ đứt gãy chuỗi lao động

Những cú ngắt cầu dao ‘cái rụp’

Đà phục hồi tăng trưởng đang chững lại

Phá nát hết rồi thì bắt đầu từ đâu?

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Ăn của rừngphá rừngTây nguyêntrồng rừng

Tin khác

Không chỉ là thuế suất

Không chỉ là thuế suất

Nhà ở xã hội: ‘liều sâm’ hồi tỉnh thị trường

Nhà ở xã hội: ‘liều sâm’ hồi tỉnh thị trường

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

SIM rác hoành hành

Thách thức giải ngân và bản lĩnh người đứng đầu

Để TP.HCM và ĐBSCL hợp tác hiệu quả hơn

Giải bài toán thiếu cát cho ĐBSCL

Thoát bẫy thu nhập trung bình trước năm 2030

Cà phê sáng
Không chỉ là thuế suất

Không chỉ là thuế suất

Nhà ở xã hội: ‘liều sâm’ hồi tỉnh thị trường

Nhà ở xã hội: ‘liều sâm’ hồi tỉnh thị trường

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

Đời sống
Bộ Tài chính sắp công bố kết luận thanh tra 4 DN ép khách hàng mua bảo hiểm

Bộ Tài chính sắp công bố kết luận thanh tra 4 DN ép khách hàng mua bảo hiểm

Nở rộ chiêu thức ghép mặt, giả giọng để mượn tiền bằng ứng dụng Deepfake

Nở rộ chiêu thức ghép mặt, giả giọng để mượn tiền bằng ứng dụng Deepfake

Hàng không tăng hàng trăm chuyến bay dịp lễ 30/4, 1/5

Hàng không tăng hàng trăm chuyến bay dịp lễ 30/4, 1/5

GDP quý 1 của Việt Nam tăng 3,32%

GDP quý 1 của Việt Nam tăng 3,32%

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA