
09:49 - 10/10/2018
Nhật Bản được miễn thị thực nhiều nhất thế giới
Nhật Bản đã vượt qua Singapore để khẳng định vị trí dẫn đầu trên bảng tổng sắp 2018 Henley Passport Index, sau khi đạt được miễn thị thực đến Myanmar trong tháng này.
Nhật Bản hiện nay được hưởng miễn thị thực/truy cập visa tại nơi đến ở 190 điểm đến, so với Singapore chỉ tổng cộng có 189. Những quốc gia này theo sít sao nhau kể từ khi cả hai leo lên hạng nhất hồi tháng 2, đẩy Đức xuống hạng nhì lần đầu tiên kể từ năm 2014.
Đức hiện nay đã rơi xuống vị trí thứ 3, và chia đồng hạng với Hàn Quốc và Pháp. Công dân của họ được truy cập miễn thị thực đến 188 quốc gia. Pháp lên hạng hồi thứ sáu 5/10 vừa qua khi được hưởng truy cập miễn thị thực vào Uzbekistan. Iraq và Afghanistan tiếp tục đứng hạng cuối (106) bảng Henley Passport Index – dựa trên dữ liệu độc quyền của Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA),
Mỹ và Vương Quốc Anh, cả hai với 186 điểm đến, đã tụt xuống thêm một hạng nữa – từ 4 xuống 5 – vì không nước nào đạt được thêm điểm đến nào kể từ đầu năm 2018. Với hoạt động visa ra khỏi nước tồn đọng so với các nước châu Á thành tích cao, có vẻ không chắc gì họ phục hồi vị trí số 1 đạt được vào năm 2015 vào bất kỳ lúc nào.
Nhìn chung, Các tiểu vương quốc A Rập thống nhất có sự lên hạng đáng chú ý nhất trên bảng Henley Passport Index, từ hạng 62 vào năm 2006 lên hạng 21 trên toàn thế giới hiện nay, và nhìn về phía trước, leo lên đáng kể nhất là Kosovo, đã chính thức đáp ứng tất cả các tiêu chí tự do hóa thị thực với EU hồi tháng 6 và hiện nay đang thảo luận với Hội đồng châu Âu.
Nga nhận được cú hích vào tháng 9 khi Đài Loan tuyên bố miễn thị thực, nhưng quốc gia này trớ trêu là đã sụt một hạng từ vị trí 46 xuống 47 do các chuyển động thứ hạng cao hơn ở phía trên. Điều này cũng tương tự như Trung Quốc: công dân Trung Quốc được miễn thị thực vào St. Lucia và Myanmar, nhưng passport Trung Quốc sụt hai hạng, xuống vị trí 71.
TS Christian H. Kalin, chủ tịch nhóm Henley & Partners, cho rằng tất cả các quốc gia với các chương trình lấy quyền công dân qua đầu tư (CBI) đều tụt hạng trong khuôn khổ top 50 của bảng tổng sắp Henley Passport Index. Moldova, một nước mới vào bảng, sẽ khởi động chương trình CBI vào tháng 11, đã leo 20 hạng tính từ 2008. “Tự do đi lại đi kèm với hộ chiếu thứ hai thật đáng kể trong khi các giá trị kinh tế và xã hội do các chương trình CBI đem lại dành cho các nước sở tại có thể biến đổi,” TS Kalin nói.
Trần Bích tổng hợp (theo MTG/Zing/Businesswire.com)
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này