Nợ tăng vọt, kinh tế Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan
Tin mới
15:47
Chiến lược tiếp thị ngoài sân bóng của Manchester City
15:42
Giới trẻ Trung Quốc chuộng đầu tư vàng
15:33
Thương hiệu gạo bắt đầu từ đâu?
15:21
TikTok chưa ủy quyền cho pháp nhân Việt Nam quản lý, xử lý vi phạm
10:31
Ấn Độ nỗ lực cân bằng phát triển kinh tế và chuyển đổi năng lượng
10:20
Mở rộng tiền tệ, nhưng cơ chế tạo vốn ‘nhỏ giọt’
09:54
Kinh doanh theo trend, ‘trà chanh giã tay’ rồi cũng mỏi
09:36
Trái phiếu bất động sản Trung Quốc vẫn là một ‘quả bom’
15:27
Gần 32.000 tỷ đồng đổ vào chứng khoán
15:01
Uber ‘oanh tạc’ mùa Giáng sinh
12:40
Chặn ‘cái sảy’ để đừng ‘nảy cái ung’
12:36
Sức ép gia tăng lên COP28
11:30
Vì đâu công ty khởi nghiệp ‘đình đám’ Cooky hụt hơi?
11:18
Xe hybrid giảm giá trăm triệu, khách hàng ‘sốc’
10:52
Hàng hóa Tết tràn ngập thị trường, sức mua vẫn yếu
10:20
Nhiều ngành hàng xuất khẩu ‘lỗi hẹn’ với mục tiêu năm 2023
15:05
‘Chiến dịch’ thú vị của Be Group
15:02
Giá xe máy giảm mạnh, hết thời ‘chặt chém’ khách hàng
10:21
Có nên ‘lướt sóng’ vàng trong cơn sốt giá?
10:09
Kinh tế số đang bùng nổ tại Đông Nam Á
Bản tin thị trường
16:11
Thị trường 24/7: VN sẽ là điểm sản xuất iPad thế hệ mới; Hàng XK vào EU có nguy cơ bị áp ‘thuế môi trường’
16:40
Thị trường 24/7: Xăng RON95 giảm gần 700 đồng/lít; Tỷ phú Thái đã nhận gần 9.300 tỷ cổ tức từ Sabeco
15:37
Thị trường 24/7: Việt Nam đứng top 3 thế giới về lượng người sở hữu tiền số; Giá dầu thô thấp nhất 5 tháng
16:20
Thị trường 24/7: Tăng trần giá vé máy bay nội địa; Giá cà phê tiếp tục lập kỷ lục mới
16:02
Thị trường 24/7: Lãi suất huy động xuất hiện đáy mới; Xuất khẩu gạo sang nhiều nước EU tăng đột biến
16:32
Thị trường 24/7: Giá gạo xuất khẩu tăng lên mức 663 USD/tấn; Hơn 2,87 tỷ USD vốn ngoại rót vào BĐS
16:20
Thị trường 24/7: Giá xăng RON95 giảm 34 đồng mỗi lít; Ấn Độ tiếp tục là điểm sáng kinh tế toàn cầu
15:47
Thị trường 24/7: Doanh nghiệp sắp được phép khuyến mãi 100%; VN áp thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024
16:35
Thị trường 24/7: Vàng SJC tăng vọt lên mức 73,5 triệu đồng; Chanh Trung Quốc đổ về TP.HCM
15:32
Thị trường 24/7: Vàng nhẫn tăng giá kỷ lục; Ô tô nhập về Việt Nam bất ngờ tăng gần 30%
16:04
Thị trường 24/7: Cả nước chỉ có 305 công trình xanh; Louis Vuitton muốn tổ chức đoàn tàu cổ Bắc – Nam
16:09
Thị trường 24/7: Xăng giảm về mốc 23.000 đồng; Trình Thủ tướng chấp thuận đầu tư casino Vân Đồn
16:27
Thị trường 24/7: Hãng xe máy lớn thứ 4 thế giới vào Việt Nam; Vàng tăng phi mã, vượt 72 triệu đồng một lượng
15:57
Thị trường 24/7: USD ngân hàng rớt mốc 24.300 đồng; Bộ Tài chính bác kiến nghị ưu đãi của các hãng ô tô
16:19
Thị trường 24/7: Giá USD giảm mạnh; Vịnh Hạ Long bị đưa vào danh sách ‘No list 2024’
15:43
Thị trường 24/7: Thu từ xổ số đạt hơn 34,5 ngàn tỷ đồng; Giá vàng SJC tiến sát mốc 71 triệu đồng
15:27
Thị trường 24/7: Tôm hùm xuất khẩu rớt giá mạnh; Thương lái vào tận vườn tranh mua sầu riêng trái mùa
15:22
Thị trường 24/7: VN sắp xuất khẩu lô tổ yến đầu tiên sang TQ; Indonesia thu 1 tỷ USD thuế TMĐT
15:29
Thị trường 24/7: Meta trở lại Trung Quốc sau 14 năm; Đối tác Apple rót thêm hơn 330 triệu USD vào Bắc Giang
16:10
Thị trường 24/7: Giá điện tăng 4,5%; Quốc hội ‘chốt’ mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6,0-6,5%
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thế giớiTin tức
2023/12/08 - 4:55:23 PM

15:36 - 24/08/2023

Nợ tăng vọt, kinh tế Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan

Trong thời gian gần đây, nền kinh tế Trung Quốc đã và đang có sự suy giảm đáng báo động, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến vấn đề về nợ.

Nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc đã tăng hơn 7 lần trong 12 năm.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tổng nợ của Trung Quốc – bao gồm cả nợ của các cấp chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhà nước – đã tăng lên gần 300% GDP vào năm 2022, mức cao nhất trong số các thị trường mới nổi và cũng cao hơn hầu hết các nền kinh tế lớn và hiện đang tiếp tục tăng lên. Trong đó, nợ chính quyền địa phương được ước tính chiếm hơn 70% GDP của Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc đã rơi vào tình trạng ảm đạm kể từ tháng 4/2023. Người tiêu dùng ngại chi tiêu, xuất khẩu và giá cả sụt giảm, tỷ lệ thất nghiệp giới trẻ tăng chóng mặt. Không những thế, thị trường bất động sản Trung Quốc lao đao khi Country Garden – tập đoàn bất động sản tư nhân lớn nhất nước này đang có nguy cơ vỡ nợ. Bên cạnh đó, Quỹ đầu tư Zhongzhi cũng đang khủng hoảng vì chậm trễ thanh toán. Ngoài ra, tập đoàn Soho China công bố báo cáo tài chính nửa đầu năm nay cho thấy lợi nhuận giảm mạnh 93%, tỷ lệ nợ đã gần bằng một nửa tổng giá trị tài sản công ty, có thể dẫn đến “vỡ nợ chéo” đối với một số khoản vay.

Ông Bert Hoffman, người đứng đầu Viện nghiên cứu Đông Á trực thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho biết tỷ suất sinh lời trên tài sản của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã giảm xuống, trong khi đó lực lượng lao động của Trung Quốc đang bị thu hẹp và năng suất giảm dần. Rất nhiều địa phương của Trung Quốc giải quyết bài toán tăng trưởng chậm bằng cách tiếp tục vay mượn và xây dựng, thậm chí còn chuyển sang những khoản vay ngoại bảng. Theo IMF, những khoản vay như vậy có thể lên tới 9.000 tỷ USD trong năm nay.

Theo các chuyên gia, mối quan tâm lớn nhất của Trung Quốc là nợ công tăng vọt, phần lớn là do doanh thu bán đất giảm mạnh do giá bất động sản sụt giảm mạnh, cũng như tác động kéo dài của các biện pháp phong tỏa do đại dịch Covid-19. Ba năm hạn chế nghiêm ngặt do Covid-19 và suy thoái bất động sản đã làm cạn kiệt nguồn ngân sách của các chính quyền địa phương, khiến kinh tế Trung Quốc trì trệ kéo dài.

Theo Goldman Sachs, tổng khối nợ công trong nền kinh tế Trung Quốc ước tính khoảng 23.000 tỷ USD, bao gồm cả trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương và các khoản vay. Nợ công được vay trên khả năng đóng thuế của người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng giảm phát, do đó nhiều địa phương không thể duy trì tốc độ tăng trưởng để có thể trả nợ và chi tiêu thường xuyên. Căng thẳng tài chính nghiêm trọng này gây rủi ro lớn cho các ngân hàng Trung Quốc, đồng thời hạn chế khả năng tăng trưởng và mở rộng các dịch vụ công. Theo các chuyên gia, khả năng vỡ nợ là rất thấp, nhưng mối lo ngại lớn là chính quyền địa phương sẽ phải cắt giảm mạnh chi tiêu hoặc rút tiền ra khỏi các dự án để trả nợ.

Cho đến nay, Bắc Kinh đã công bố một loạt biện pháp để thúc đẩy nền kinh tế, bao gồm cắt giảm lãi suất và các động thái khác để hỗ trợ thị trường bất động sản và doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, Trung Quốc được cho là đang kiềm chế và không thay đổi đáng kể. Các chuyên gia đang kỳ vọng vào một gói hỗ trợ lớn hơn. Bà Garcia-Herrero, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng đầu tư Natixis, nhận định: “Đến thời điểm này, không có kích thích tài chính nào được công bố, điều này dường như cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vẫn cảnh giác về sự gia tăng quá nhanh của nợ công”.

Bên cạnh đó, Tao Wang – nhà kinh tế học tại UBS – cho biết: “Mặc dù chính phủ hiện đã phát tín hiệu bình thường hóa các quy định và cam kết hỗ trợ khu vực tư nhân và các công ty internet, nhưng niềm tin kinh doanh có thể cần thời gian và các biện pháp trấn an cụ thể để phục hồi.”

Nhiều chuyên gia đã kêu gọi Trung Quốc thực hiện các biện pháp gây dựng niềm tin. Cố vấn Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Cai Fang kiến nghị Chính phủ hỗ trợ trực tiếp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, Bắc Kinh không chấp nhận các đề xuất với nội dung này. Ông Tập Cận Bình thường xuyên nhắc giới chức Trung Quốc rằng không nên hy sinh môi trường, an ninh quốc gia và khả năng dự phòng rủi ro để có tăng trưởng. “Cách tốt nhất để hỗ trợ tiêu dùng là thông qua hỗ trợ việc làm, tức là hỗ trợ lĩnh vực doanh nghiệp thông qua giảm thuế”, ông Tao Wang – nhà kinh tế học tại UBS khuyến nghị.

Ông Zhu Ning, Giáo sư tại Viện Tài chính Tiên tiến Thượng Hải, hiện là cố vấn cho chính phủ Trung Quốc dự báo Trung Quốc sẽ tung thêm biện pháp hỗ trợ mạnh tay hơn. “Vấn đề là họ có sẵn sàng hy sinh thâm hụt tài khóa hay không. Hiện tại, họ còn đang lưỡng lự”, ông Zhu Ning nhận định.

Các nhà kinh tế học cho rằng Trung Quốc đã không còn đủ sức bơm nhiều tiền vào nền kinh tế như cách đây 15 năm. Hơn nữa, ông Julian Evans-Pritchard, Trưởng bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, nhận định: “Các nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng cách làm đó sẽ khiến mức nợ tăng hơn nữa, gây phản tác dụng trong tương lai. Trung Quốc đang ở tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong việc vực dậy nền kinh tế.

Theo Nhi Nguyễn/DĐDN

Có thể bạn quan tâm

‘Ngộp thở chung cư’, TP.HCM không cấp phép xây cao ốc trên các tuyến đường kẹt xe

Mỹ sẽ không yêu cầu ‘hộ chiếu vắc xin’

Trung Quốc khẳng định tiếp tục áp dụng chính sách ‘Zero Covid-19’

ADB giảm dự báo tăng trưởng của châu Á

Nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Kinh tế Trung Quốc

Tin khác

Giới trẻ Trung Quốc chuộng đầu tư vàng

Giới trẻ Trung Quốc chuộng đầu tư vàng

Ấn Độ nỗ lực cân bằng phát triển kinh tế và chuyển đổi năng lượng

Ấn Độ nỗ lực cân bằng phát triển kinh tế và chuyển đổi năng lượng

Trái phiếu bất động sản Trung Quốc vẫn là một ‘quả bom’

Trái phiếu bất động sản Trung Quốc vẫn là một ‘quả bom’

Thái Lan mạnh tay trấn áp hàng giả online

Bitcoin vượt 41.000 USD/BTC đánh dấu chu kỳ tăng giá mới?

Trung Quốc tìm kiếm động cơ tăng trưởng mới từ nhóm thu nhập thấp

Quyết định phút cuối của OPEC+

Fed có thể sẽ cắt giảm lãi suất vào giữa năm 2024

Thương mại
Trung Quốc vượt rào kiểm soát xuất khẩu của Mỹ như thế nào?

Trung Quốc vượt rào kiểm soát xuất khẩu của Mỹ như thế nào?

BRI hay 3 sáng kiến mới sẽ định hình chiến lược toàn cầu của Trung Quốc?

BRI hay 3 sáng kiến mới sẽ định hình chiến lược toàn cầu của Trung Quốc?

EU đau đầu với ‘bài toán Trung Quốc’

EU đau đầu với ‘bài toán Trung Quốc’

‘Cơn sóng ngầm’ trong lòng nước Mỹ

‘Cơn sóng ngầm’ trong lòng nước Mỹ

Tin tức
Giới trẻ Trung Quốc chuộng đầu tư vàng

Giới trẻ Trung Quốc chuộng đầu tư vàng

Ấn Độ nỗ lực cân bằng phát triển kinh tế và chuyển đổi năng lượng

Ấn Độ nỗ lực cân bằng phát triển kinh tế và chuyển đổi năng lượng

Trái phiếu bất động sản Trung Quốc vẫn là một ‘quả bom’

Trái phiếu bất động sản Trung Quốc vẫn là một ‘quả bom’

Sức ép gia tăng lên COP28

Sức ép gia tăng lên COP28

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA