Lao động nhập cư Trung Quốc lo lắng vì mất việc, giảm lương
Tin mới
16:13
Giá xăng tăng lần thứ 5 liên tiếp
15:04
7 ngân hàng Việt Nam ra mắt thẻ tín dụng nội địa
14:58
TP Thủ Đức sẽ được chia thành 3 khu vực để quản lý
14:53
Doanh nghiệp Nhật Bản sẽ mở rộng sản xuất tại Việt Nam
14:47
Bà Janet Yellen trở thành nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ
14:43
VN-Index giảm sốc hơn 38 điểm
10:23
Samsung đầu tư 10 tỷ USD xây nhà máy sản xuất chip 3nm ở Mỹ
10:07
Bộ Công an yêu cầu dừng cấp chứng minh nhân dân 9 số
09:43
Nhà nước kiến tạo phát triển là lựa chọn phù hợp
22:14
Thế giới mất đi hơn 250 triệu việc làm trong năm 2020
22:04
Mỹ dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực AI
21:58
TP.HCM dự kiến tổ chức 179 chợ hoa để tiêu thụ hoa, cây cảnh dịp Tết
21:54
Vingroup huy động gần 7.000 tỷ đồng từ trái phiếu để tăng vốn cho VinFast và VinSmart
21:47
Pizza Hut giao bánh bằng drone
12:20
Xe nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia vào Việt Nam tăng mạnh
12:16
Yêu cầu 3 hãng bay dừng bán vé tết vượt quy định
11:44
Vượt Mỹ, Trung Quốc thu hút vốn FDI nhiều nhất thế giới
09:18
Tín dụng tăng trưởng đột biến, kích hoạt đầu cơ?
09:02
Cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh để đón FDI chất lượng cao
08:56
Không sản xuất, nhập khẩu điện thoại 2G, 3G từ tháng 7
Bản tin thị trường
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
10:41
Các hãng viễn thông Trung Quốc ra phép thử chính sách của Tổng thống Biden
10:23
Goût Français mang văn hóa ẩm thực Pháp đến với người Việt
10:25
Israel sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ‘miễn nhiễm’ với Covid-19
09:36
Hàng không, du lịch có thể mất cả thập niên để hồi phục
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Quốc tếTin tức
2021/01/26 - 5:48:58 PM

16:56 - 26/06/2019

Lao động nhập cư Trung Quốc lo lắng vì mất việc, giảm lương

Trung Quốc hiện có khoảng 280 triệu lao động nhập cư, nhưng mọi thứ ngày càng xấu đi với họ khi các nhà máy đang thu hẹp quy mô, cắt giảm thời gian làm việc và thậm chí di dời ra nước ngoài.

  • Foxconn hối thúc Apple chuyển dây chuyền sản xuất ra…
  • Apple đã yêu cầu các đối tác đánh giá chi…
  • Bây giờ, người Trung Quốc phải đối mặt với lạm…

Li Zhong chi 79 nhân dân tệ (11,5 đôla Mỹ) để mua chiếc áo mới trước cuộc phỏng vấn xin việc. Ảnh: SCMP.

Vào buổi chiều thứ tư, một công nhân nhập cư khoảng 20 tuổi quê Hồ Bắc đang phân vân chọn mua áo tại cửa hàng giá rẻ nằm cạnh cụm nhà máy điện tử lớn ở Đông Quan, một trong những thành phố sản xuất thịnh vượng nhất của Trung Quốc ở phía nam tỉnh Quảng Đông.

Li Zhong chọn chiếc áo sơ mi trắng có giá 79 nhân dân tệ (11,5 đôla Mỹ) và thay ra chiếc áo phông anh mặc khi đến cửa hàng, với hy vọng chiếc áo mới sẽ khiến anh nổi bật giữa đám đông phỏng vấn xin việc vào làm tại dây chuyền sản xuất của một nhà máy do Hong Kong đầu tư.

“Tôi nghĩ rằng tôi trông sáng sủa hơn và sẽ tạo ấn tượng tốt với người phỏng vấn. Đây là nhà máy lớn được nước ngoài đầu tư với chế độ phúc lợi cũng như bảo hiểm xã hội và nhà ở tốt. Tôi nghe nói tiền lương hàng tháng có thể hơn 4.500 nhân dân tệ (655 đôla Mỹ) và số giờ làm thêm ổn định ở mức hai đến ba giờ một ngày. Bây giờ, thật không dễ để tìm được một công việc như vậy”.

Câu chuyện của Li là tình cảnh chung của nhiều công nhân nhập cư ở Đông Quan khi họ đối mặt với các điều kiện làm việc ngày càng tệ trong các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, do tác động ngày càng khốc liệt của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung.

Chế độ an sinh xã hội cho những người lao động như Li là mối lo của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Giải quyết vấn nạn thất nghiệp hàng loạt là ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh khi đã có những dấu hiệu căng thẳng trên thị trường việc làm ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại với Mỹ. Dữ liệu thất nghiệp chính thức của Trung Quốc vẽ nên một bức tranh việc làm ổn định, nhưng thực tế nó thường không bao gồm lao động nhập cư.

Việc làm ít hơn và lương thấp hơn trong lĩnh vực sản xuất có thể ảnh hưởng đến kế hoạch dài hạn dựa vào tiêu dùng nội địa để thúc đẩy nền kinh tế của Trung Quốc, vì mức thu nhập sụt giảm của 280 triệu lao động nhập cư có thể hạn chế mức chi tiêu của họ.

Các nhà máy đang phải cắt giảm việc làm – một xu hướng đáng báo động đối với chính quyền trung ương vì họ lo ngại bất ổn xã hội sẽ bùng lên nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng. Để ứng phó nguy cơ này, Bắc Kinh đã thực hiện các chương trình đặc biệt để giữ các lao động di cư thất nghiệp ở lại các tỉnh duyên hải, thay vì để họ quay trở về các tỉnh nằm trong sâu nội địa, nơi việc làm thậm chí còn ít hơn.

Các cửa hàng, cửa hiệu xung quanh nhà máy của Yue Yuan đang lâm vào cảnh đìu hiu.

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc cho thấy các chủ nhà máy bi quan về các đơn hàng xuất khẩu cả năm, và tâm lý này cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nước này chậm lại. Tuy nhiên, mức thu nhập thực tế và tâm trạng chung của người lao động về điều kiện làm việc cũng cung cấp một chỉ số quan trọng khác cho sức khỏe của nền kinh tế quốc gia.

Và với triển vọng tồi tệ hơn cho các công việc trong nhà máy, công nhân đang ngày càng tìm kiếm việc làm ở các chủ lao động lớn với lời hứa về sự ổn định công việc, trái ngược với những năm bùng nổ xuất khẩu khi công nhân thích các công việc ngắn hạn, linh hoạt cho phép họ theo đuổi mức lương và làm việc điều kiện tốt nhất.

Đến 3 giờ chiều, Li đã cùng hàng chục công nhân nhập cư trẻ tuổi khác xếp hàng để phỏng vấn. Cuộc chiến thương mại đã khiến lương của họ bị ngừng hoặc giảm lương do các nhà máy đã cắt giảm thời gian làm thêm, thậm chí tạm ngừng sản xuất vào một số ngày nhất định do đơn hàng giảm.

“Người Mỹ thật ác độc. Họ muốn giết chết ngành xuất khẩu và nền kinh tế của chúng tôi! Các đơn đặt hàng của các nhà máy của chúng tôi đang giảm dần và tiền lương làm thêm giờ của chúng tôi cũng vậy”, một công nhân có 10 làm việc tại các nhà máy ở Đông Quan nói.

“Chẳng hạn, một công giày da ở độ tuổi 30-40 có thể kiếm được khoảng 3.600 nhân dân tệ (524 đôla Mỹ) [mỗi tháng] vào năm ngoái, nhưng giờ chỉ còn khoảng 3.300 nhân dân tệ (480 đôla Mỹ). Một công nhân điện tử ở độ tuổi 20 năm ngoái có thể kiếm tới 6.000 hoặc 7.000 nhân dân tệ, nhưng giờ chỉ còn khoảng 4.000 nhân dân tệ vì bị cắt giảm lương ngoài giờ”.

Công nhân này gia nhập cùng Li trong đội quân xin tìm việc mới, trước đó anh đã bỏ công việc tại công ty Lens Tech, nhà sản xuất mặt kính ốp lưng điện thoại thông minh của các hãng bao gồm cả Huawei. Giữa năm ngoái, anh kiếm được 6.000 nhân dân tệ mỗi tháng, bao gồm mức lương cơ bản 2.130 nhân dân tệ cộng với 3.800 nhân dân tệ lương tăng ca 159 tiếng mỗi tháng.

“Tuy nhiên, ngay sau đó, nhà máy không còn cho công nhân làm thêm giờ và tôi chẳng còn kiếm được bao nhiêu. Thế là tôi nghỉ việc”, anh nói. “Tôi nghĩ rằng tôi có thể nhanh chóng tìm được một công việc khác với cùng mức lương, nhưng vài tháng trôi qua tôi vẫn thất nghiệp. Có lẽ mọi thứ đã thay đổi”.

Nhiều công nhân chỉ muốn làm việc cho các công ty nước ngoài, vì ở đó có mức lương ổn định hàng tháng từ 4.000 nhân dân tệ (582 đôla Mỹ) và 5.000 nhân dân tệ và điều kiện làm việc tốt, theo Ah Juan, nữ công nhân khoảng 20 tuổi.

“Năm ngoái, chúng tôi nói với nhau rằng công việc tốt ít nhất phải kiếm được 5.000 hoặc 6.000 nhân dân tệ mỗi tháng, dù đòi hỏi phải làm thêm giờ rất nhiều. Nhưng bây giờ, rất ít công nhân dây chuyền sản xuất có thể kiếm được công việc lương 5.000 nhân dân tệ, chứ đừng nói đến 5.500 nhân dân tệ hoặc cao hơn”, Ah Juan nói.

“Làm việc cho một nhà máy lớn của nước ngoài thì nếu bạn bị sa thải, bạn sẽ nhận được một khoản bồi thường tốt” cô nói thêm.

Các nhà máy đang ngày càng phụ thuộc vào công nhân thời vụ hoặc lao động từ các công ty môi giới và không có hợp đồng với chính nhà máy, theo một công nhân khác.

Điều này giúp cho các nhà máy linh động hơn vì khách hàng nước ngoài chủ yếu đặt đơn hàng ngắn hạn do lo ngại chi phí lao động và nguyên liệu thô tăng vọt, theo Peng Peng, phó chủ tịch một think-tank ở Nam Quảng Đông.

“Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã thúc đẩy xu hướng giảm đơn hàng xuất khẩu [cho sản xuất tại Trung Quốc] và các công ty đang tìm kiếm sản xuất thay thế chi phí thấp hơn bên ngoài Trung Quốc” – Peng nói.

Hội chợ Canton, hội chợ xuất nhập khẩu lớn nhất Trung Quốc, đã gây thất vọng, phản ánh sức khỏe tổng thể của nền kinh tế và tình hình giao thương trong bối cảnh cuộc chiến thương mại leo thang. Tại phiên giao dịch vào tháng 4, các đơn đặt hàng xuất khẩu đạt tổng cộng 199,52 tỷ nhân dân tệ (29 tỷ USD), giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 0,9% so với hội chợ trước đó vào tháng 11.

“Tuy nhiên, theo dữ liệu chính thức, nền kinh tế địa phương đã hoạt động tốt vào đầu năm nay, chúng ta cần chờ xem dữ liệu thêm vào giữa năm nay” – Peng nói thêm.

Dữ liệu chính thức cho thấy nền kinh tế tỉnh Quảng Đông tăng 6,6% trong quý đầu tiên của năm 2019, trong khi tăng trưởng của Đông Quan là 7%. Sản lượng gia tăng chủ yếu đến từ các công ty có vốn đầu tư của Hong Kong, Ma Cao và Đài Loan ở Đông Quan đạt 25,7 tỷ nhân dân tệ (3,7 tỷ USD) trong quý đầu tiên, tăng 0,3%, trong khi đóng góp của các doanh nghiệp nước ngoài khác ở Đông Quan là 13,6 tỷ nhân dân tệ (2 tỷ USD), giảm 4,1%.

Phần lớn nhà máy của Yue Yuan ở Đông Quan đã bị bỏ hoang.

Tại thị trấn Gaobu, Yue Yuan – nhà sản xuất giày dép lớn nhất thế giới, cung cấp các sản phẩm như Nike, Adidas, Reebok, Asics, New Balance và Puma – từng thuê hơn 100.000 công nhân.

Khu tổ hợp sản xuất rộng 1,4 triệu m2 của Yue Yuan từng là nơi các công nhân trẻ ra vào tấp nập, nhưng giờ đây nhiều khu bị bỏ trống, nhiều cửa hiệu gần đó cũng lâm vào cảnh đìu hiu sau khi công ty cắt giảm nhân sự xuống còn chỉ 10.000 người và quyết định di dời một số hoạt động sản xuất sang Đông Nam Á kể từ năm 2016.

Duy Khiêm (theo TGHN/SCMP)

Có thể bạn quan tâm

Quảng Nam bổ sung quy hoạch 4 dự án thủy điện tại Nam Trà My

Giá dầu thế giới lên đỉnh 5 tháng

Sản lượng thép cao kỷ lục, Trung Quốc cảnh báo dư cung nghiêm trọng

Hà Nội muốn đầu tư thêm 2 tuyến đường sắt đô thị

Bộ Tài nguyên-Môi trường nói về quy định ghi tên cả gia đình vào sổ đỏ

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:lao động nhập cưthương chiến mỹ-trungTrung Quốc

Tin khác

Bà Janet Yellen trở thành nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ

Bà Janet Yellen trở thành nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ

Vượt Mỹ, Trung Quốc thu hút vốn FDI nhiều nhất thế giới

Vượt Mỹ, Trung Quốc thu hút vốn FDI nhiều nhất thế giới

WHO: còn quá sớm để kết luận Covid-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc

WHO: còn quá sớm để kết luận Covid-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc

Singapore thắt chặt các biện pháp đối phó với dịch Covid-19

Úc muốn nâng quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện

Ông Biden vừa nhậm chức, Bắc Kinh trừng phạt hàng chục quan chức thời ông Trump

Ông Biden sẽ ký 17 lệnh hành pháp, đảo ngược chính sách thời ông Trump

Ông Trump ban sắc lệnh hành pháp trong ngày cuối tại vị

Thương mại
Ấn Độ xem xét tăng thuế nhập khẩu với hơn 50 mặt hàng

Ấn Độ xem xét tăng thuế nhập khẩu với hơn 50 mặt hàng

Mỹ đưa thêm doanh nghiệp Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ về kinh tế

Mỹ đưa thêm doanh nghiệp Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ về kinh tế

Mỹ áp thuế quan mới lên nhiều mặt hàng nhập khẩu từ EU

Mỹ áp thuế quan mới lên nhiều mặt hàng nhập khẩu từ EU

Thông tin Mỹ áp thuế hàng Việt Nam là thất thiệt

Thông tin Mỹ áp thuế hàng Việt Nam là thất thiệt

Tin tức
Bà Janet Yellen trở thành nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ

Bà Janet Yellen trở thành nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Mỹ

Vượt Mỹ, Trung Quốc thu hút vốn FDI nhiều nhất thế giới

Vượt Mỹ, Trung Quốc thu hút vốn FDI nhiều nhất thế giới

WHO: còn quá sớm để kết luận Covid-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc

WHO: còn quá sớm để kết luận Covid-19 có nguồn gốc từ Trung Quốc

Ông Trump nhiều khả năng ‘trắng án’ lần hai dù đảng Dân chủ muốn luận tội

Ông Trump nhiều khả năng ‘trắng án’ lần hai dù đảng Dân chủ muốn luận tội

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA