8 nhóm hàng Việt Nam phải nhập khẩu nhiều nhất năm 2018
Tin mới
16:23
Singapore được chọn là nơi sống lý tưởng cho ‘giới thượng lưu châu Á’
16:15
Trung Quốc nghiên cứu quy định quản lý với bitcoin và các đồng tiền kỹ thuật số
16:11
Australia và New Zealand lần đầu cho phép ‘du lịch không cách ly’
16:06
Trung Quốc đề nghị Mỹ ‘bù đắp’ cho quỹ khí hậu
15:46
Grab lại tăng giá dịch vụ
09:48
Bộ Công Thương lên tiếng về thông tin ‘đại lý hạn chế bán bia Sài Gòn’
09:42
Thái Lan và Campuchia tiếp tục oằn mình hứng chịu làn sóng Covid-19 thứ ba
09:29
Xe Indonesia nhập khẩu về Việt Nam, giá chỉ hơn 285 triệu đồng/chiếc
09:22
Đằng sau việc Mỹ gỡ nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam
09:16
Chờ ngân hàng giảm lãi vay
09:09
Khốc liệt thị trường thức ăn nhanh Việt
08:57
Lotteria Việt Nam bác tin đồn ‘chuẩn bị đóng cửa’
11:04
Lãnh đạo Mỹ – Nhật nhất trí đối phó thách thức từ Trung Quốc
10:59
Ông Hun Sen ra lệnh ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’ ở Phnom Penh
10:39
Grab xem xét niêm yết tại Singapore sau vụ IPO trên Phố Wall
10:07
Mỹ gỡ mác ‘thao túng tiền tệ’ cho Việt Nam
15:48
Chuyên gia dự đoán Iphone 2022 sẽ không có bản Mini
15:29
Indonesia đặt cược vào chuyển đổi kỹ thuật số
15:18
Bất động sản hút gần 5.500 tỷ đồng vốn từ phát hành trái phiếu
15:13
Việt Nam quá chuộng đường bộ, bỏ quên đường thủy
Bản tin thị trường
10:27
Citigroup rút khỏi mảng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam
09:14
Năm thách thức hay bài học lớn từ kế hoạch IPO kỷ lục của Grab
09:34
‘Con tôm Việt Nam đang gặp áp lực cạnh tranh từ đối thủ’
08:51
Đài Loan sửa đổi luật để thu hút nhân tài nước ngoài
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Quốc tếTin tức
2021/04/19 - 6:45:50 PM

15:15 - 22/01/2019

8 nhóm hàng Việt Nam phải nhập khẩu nhiều nhất năm 2018

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng mà Việt Nam phải nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2018 với 42,2 tỷ USD, tăng 11,7% so với năm 2017.

  • Việt Nam nhập khẩu 7,6 tỷ USD xăng dầu trong…
  • Sẽ phải ký quỹ bảo vệ môi trường trước khi…
  • Khu vực FDI góp tới 72,5% vào kim ngạch xuất…

Tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa của hơn 10.000 doanh nghiệp FDI chiếm gần 60% tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam năm 2018. Ảnh: Quang Phúc/VnEconomy.

Một số nhóm hàng có tốc độ nhập khẩu cao trong năm 2018 là dầu thô, chất dẻo nguyên liệu, vải các lại, kim loại thường, hóa chất…

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 12/2018, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm 2017.

Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện vẫn là nhóm hàng dẫn xuất về kim ngạch nhập khẩu với 42,2 tỷ USD trong năm 2018, tăng 11,7% so với năm trước đó. Như vậy, đây là năm thứ 2 liên tiếp ngành hàng này dẫn đầu về mức nhập khẩu.

Các thị trường chủ yếu cung cấp máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện cho Việt Nam trong năm 2018 là Hàn Quốc với kim ngạch 17,26 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2017, chiếm 41% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam.

Tiếp theo là Trung Quốc với 7,83 tỷ USD, tăng 10,6%; thị trường Nhật Bản với 4,06 tỷ USD, tăng 27,2%…

Ngành hàng mà Việt Nam nhập khẩu nhiều thứ hai là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng. Kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này trong năm 2018 đạt 33,73 tỷ USD, giảm nhẹ 0,5% so với năm 2017.

Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 12,02 tỷ USD, tăng 10,2%; từ Hàn Quốc với 6,17 tỷ USD, giảm 29% và từ Nhật Bản với 4,43 tỷ USD, tăng 2,7%…. so với năm 2017.

Giữ vị trí thứ ba trong nhập khẩu là điện thoại các loại và linh kiện. Nhập khẩu nhóm hàng này đạt 15,87 tỷ USD giảm 3,5% so với năm 2017.

Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là hai thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện trong năm 2018 cho Việt Nam, với trị giá chiếm 93,2% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng này.

Thứ tư là nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày, bao gồm bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy. Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2018 đạt 23,91 tỷ USD, tăng 13,9% so với năm trước.

Năm 2018, doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 10,53 tỷ USD, tăng 17,2%; Hàn Quốc với 3,14 tỷ USD, tăng 5,1%; Đài Loan với 2,43 tỷ USD, tăng 3,2%, từ Hoa Kỳ với 1,94 tỷ USD, tăng 22,3%… so với năm 2017.

Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo xếp vị trí thứ năm. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 14,96 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm 2017.

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ Hàn Quốc đạt 3,47 tỷ USD tăng 12,5%; Trung Quốc đạt 3,17 tỷ USD tăng 11,5% ; Đài Loan đạt 1,52 tỷ USD tăng 16,6%… so với năm 2017.

Thứ sáu là mặt hàng sắt thép các loại với lượng nhập khẩu đạt 13,53 triệu tấn, trị giá 9,89 tỷ USD, giảm 9,8% về lượng nhưng tăng 9% về trị giá so với năm 2017.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam trong năm 2018 với 6,27 triệu tấn, trị giá đạt 4,5 tỷ USD, giảm 10,2% về lượng, nhưng tăng 9,6% về trị giá so với năm trước đó.

Đứng thứ 2 là Nhật Bản với 2,23 triệu tấn, trị giá 1,59 tỷ USD, giảm 2% về lượng và tăng 12,7% về trị giá; đứng thứ ba là Hàn Quốc với 1,7 triệu tấn, trị giá đạt 1,41 tỷ USD giảm 0,5% về lượng và tăng 15,4% về trị giá…

Nhập khẩu hóa chất và sản phẩm từ hóa chất giữ vị trí thứ bảy, khi đạt kim ngạch 10,19 tỷ USD, tăng 16,9% so với năm 2017.

Hóa chất và sản phẩm trong năm 2018 nhập khẩu về Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc với 2,96 tỷ USD, tăng 19,2% so với năm 2017; xuất xứ từ Đài Loan với 1,19 tỷ USD, tăng 27,6%; xuất xứ từ Hàn Quốc với 1,13 tỷ USD, tăng 13,7%…

Thứ tám là nhập khẩu xăng dầu các loại. Trong năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu 11,43 triệu tấn xăng dầu, trị giá 7,64 tỷ USD, giảm 11,4% về lượng nhưng tăng 8,1% về trị giá so với năm 2017.

Các thị trường cung cấp xăng dầu cho Việt Nam trong năm 2018 chủ yếu là Malaysia với 3,28 triệu tấn, tăng 22,4%; Hàn Quốc với 2,42 triệu tấn, giảm 21,4% và Singapore với 2,4 triệu tấn, giảm 44,2%.

Theo Tổng cục Hải quan, tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa của hơn 10.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam chiếm gần 60% trong năm 2018.

Trước đó, theo WTO, trong năm 2017, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có thứ hạng 25 trên phạm vi toàn cầu.

Theo VnEconomy

Có thể bạn quan tâm

EVFTA: Logistics Việt Nam trước đối thủ mạnh EU

Trung Quốc mở đường để ông Tập nắm quyền nhiều hơn 2 nhiệm kỳ

Campuchia chưa tìm được ‘bệnh nhân số 0’ trong cụm nhiễm Covid-19 cộng đồng đầu tiên

HoREA tiếp tục kiến nghị cho xây dựng căn hộ diện tích tối thiểu 25m2

Đại Nguyên Dương vẫn chưa chịu thay thép vỏ tàu cho ngư dân

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:8 nhóm hàng nhập khẩunhập khẩu

Tin khác

Singapore được chọn là nơi sống lý tưởng cho ‘giới thượng lưu châu Á’

Singapore được chọn là nơi sống lý tưởng cho ‘giới thượng lưu châu Á’

Australia và New Zealand lần đầu cho phép ‘du lịch không cách ly’

Australia và New Zealand lần đầu cho phép ‘du lịch không cách ly’

Thái Lan và Campuchia tiếp tục oằn mình hứng chịu làn sóng Covid-19 thứ ba

Thái Lan và Campuchia tiếp tục oằn mình hứng chịu làn sóng Covid-19 thứ ba

Ông Hun Sen ra lệnh ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’ ở Phnom Penh

Mỹ cấm vận kinh tế, trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga

Các hạn chế chống Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần

Mỹ tính áp loạt lệnh trừng phạt lên Nga

Campuchia phong tỏa thủ đô Phnom Penh

Thương mại
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép hình chữ H xuất xứ Malaysia

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép hình chữ H xuất xứ Malaysia

Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ

Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ

Mỹ gặp khó vì chiến lược gom hàng của Trung Quốc

Mỹ gặp khó vì chiến lược gom hàng của Trung Quốc

Anh kêu gọi ‘cứng rắn’ với Trung Quốc để bảo vệ thương mại toàn cầu

Anh kêu gọi ‘cứng rắn’ với Trung Quốc để bảo vệ thương mại toàn cầu

Tin tức
Singapore được chọn là nơi sống lý tưởng cho ‘giới thượng lưu châu Á’

Singapore được chọn là nơi sống lý tưởng cho ‘giới thượng lưu châu Á’

Australia và New Zealand lần đầu cho phép ‘du lịch không cách ly’

Australia và New Zealand lần đầu cho phép ‘du lịch không cách ly’

Thái Lan và Campuchia tiếp tục oằn mình hứng chịu làn sóng Covid-19 thứ ba

Thái Lan và Campuchia tiếp tục oằn mình hứng chịu làn sóng Covid-19 thứ ba

Lãnh đạo Mỹ – Nhật nhất trí đối phó thách thức từ Trung Quốc

Lãnh đạo Mỹ – Nhật nhất trí đối phó thách thức từ Trung Quốc

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA