Xu hướng bảo hộ thương mại của Mỹ có lợi cho Trung Quốc?
Tin mới
15:56
Việt Nam đang mua rất nhiều gạo cao cấp của Ấn Độ
15:46
ECB công bố khảo sát về đồng euro kỹ thuật số
15:35
Các hạn chế chống Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần
15:27
Sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase được định giá 86 tỷ USD
15:18
Mỹ tính áp loạt lệnh trừng phạt lên Nga
15:15
Quảng Ninh lần thứ 4 liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng PCI
09:45
Các hãng công nghệ Trung Quốc được lệnh ‘học hỏi trường hợp Alibaba’
09:09
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Nông nghiệp sẽ không loay hoay trồng cây gì, nuôi con gì’
09:00
Campuchia phong tỏa thủ đô Phnom Penh
16:27
Giới đầu tư đổ xô vào tài sản rủi ro cao nhờ điều kiện tín dụng dễ dàng
16:22
Microsoft mua công ty trí tuệ nhân tạo Nuance với giá 19,7 tỷ USD
16:18
Mỹ có kế hoạch giải thoát Trung Quốc khỏi cái mác ‘thao túng tiền tệ’
16:02
Báo cáo PAPI 2020: người dân lo ngại nhiều hơn về y tế
15:56
Doanh nghiệp gặp khó vì giá thép tăng cao
10:18
Bộ Công Thương tham vấn điều tra chống bán phá giá đường từ Thái Lan
10:11
Thái Lan – Campuchia mất tết vì Covid-19
09:31
5 siêu thực phẩm quen thuộc nên ăn hàng ngày
09:18
Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc: ‘3 chữ P’ và cách huy động vốn khác biệt
09:10
Một chủ vườn lan đột biến ở Hà Nội bị tố lừa 200 tỷ đồng
08:39
Giá Bitcoin tăng như ‘lên đồng’, gần chạm ngưỡng 64.000 USD
Bản tin thị trường
09:34
‘Con tôm Việt Nam đang gặp áp lực cạnh tranh từ đối thủ’
08:51
Đài Loan sửa đổi luật để thu hút nhân tài nước ngoài
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
16:43
Giới trẻ Đài Loan đổ xô đi đổi tên thành ‘Cá Hồi’ để được ăn sushi miễn phí
09:23
Bali chuẩn bị đón khách quốc tế trở lại vào tháng 6
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Quốc tếThương mại
2021/04/15 - 6:34:04 PM

22:01 - 20/03/2018

Xu hướng bảo hộ thương mại của Mỹ có lợi cho Trung Quốc?

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/3 đã ký sắc lệnh áp dụng mức thuế lần lượt là 25% và 10% đối với thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ.

  • Hàn Quốc, EU đàm phán với Mỹ về việc miễn…
  • Ngành thép Việt Nam hành động để ‘cứu’ thị trường…
  • Trung Quốc – Mục tiêu thực sự của việc Mỹ…
trump-khong-gian-nhom-thep-15205309610081312588364-1520523887497135374791

Một số nguồn tin thân cận tiết lộ Washington dự định áp đặt hạn chế đối với đầu tư Trung Quốc và đánh thuế một loạt sản phẩm từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, tuần báo Mỹ Bloomberg Businessweek (New York) cho rằng xu hướng bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ chỉ đem lại lợi ích cho Trung Quốc. Lý do là khi đánh thuế nhập khẩu trên thép và nhôm, Washington đã quay lưng lại với các nước thân hữu mà lẽ ra Mỹ nên liên minh để ngăn chặn Trung Quốc.

Tiền lệ không hay

Bloomberg công nhận quan điểm của ông Trump có điểm đúng, ngành thép và nhôm của Mỹ đã phải chịu sự cạnh tranh không lành mạnh từ Trung Quốc. Đối mặt với áp lực quốc tế, Bắc Kinh đã đóng cửa một số nhà máy thép, nhưng năng lực sản xuất của Trung Quốc đã tăng gấp đôi kể từ năm 2006, bất chấp việc công bố nghị định đẩy mạnh việc tái cơ cấu các ngành công nghiệp có năng suất dư thừa. Đối với nhôm, toàn cảnh cũng tương tự.

Chính quyền của Tổng thống Trump cũng đúng trên một quan điểm khác, đó là sức mạnh kinh tế là một vấn đề an ninh quốc gia. Bắc Kinh thường buộc các công ty nước ngoài muốn vào thị trường Trung Quốc là phải chuyển giao tài sản trí tuệ – điều quý giá nhất của họ cho Trung Quốc. Chương trình “Made in China 2025” của Bắc Kinh có tham vọng phát triển năng lực quốc gia trong một loạt công nghệ tiên tiến để giảm sự phụ thuộc vào các đối thủ tiềm tàng như Mỹ và Nhật Bản.

Tuy nhiên, theo Bloomberg, việc đánh thuế nhôm, thép gây ra hệ quả nghiêm trọng. Việc Mỹ viện lý do an ninh quốc gia để biện minh cho việc áp thuế quan trên kim loại đã vẽ đường cho các nước khác cũng có hành động tương tự. Điều này đồng nghĩa với việc rút đi sợi chỉ đầu tiên của mạng lưới các hiệp định thương mại mà người Mỹ đã phải mất hàng chục năm trời để dệt nên.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các rào cản thuế quan đó đối với tất cả các nước, như ông Trump đã đe dọa, có nguy cơ làm suy yếu mặt trận thống nhất của các đối tác thương mại của Washington, một mặt trận cần thiết để đối phó với Trung Quốc. Nhà phân tích Roland Rajah thuộc Viện Lowy tại Australia nhận định sáng kiến thuế này có thể bị coi là bằng chứng mới nhất và rõ ràng rằng nước Mỹ của ông Trump không phải là đối tác kinh tế đáng tin cậy.

Những người chống lại biện pháp đánh thuế luôn nhắc lại rằng Trung Quốc chỉ là nhà cung cấp thép thứ 11 của Mỹ, và đứng thứ 4 về nhôm. Theo Tom Orlik, chuyên gia bộ phận kinh tế của hãng Bloomberg, thuế nhôm, thép của Mỹ là mối đe dọa ở mức “0%” đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Ông Trump cũng nói trên Twitter rằng Canada và Mexico có thể được miễn thuế nếu chấp nhận đàm phán lại một Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) “mới và đúng đắn”. Tuyên bố này đã làm suy yếu lập luận đánh thuế là vì nhu cầu an ninh quốc gia.

Trong quan điểm kinh tế của ông Trump, thương mại là một cuộc chiến, xuất khẩu là tốt còn nhập khẩu là xấu, sự tồn tại của thâm hụt thương mại là bằng chứng cho thấy đối tác “chơi xấu”. Trong thực tế, một giao dịch quốc tế là quan hệ có lợi cho cả hai bên, bởi nếu không có lợi thì sẽ không có giao dịch. Với mọi quốc gia, có thặng dư thương mại với đối tác này và thâm hụt với đối tác khác là điều bình thường. Chẳng hạn như mỗi hộ gia đình đều có “thâm hụt thương mại” với các siêu thị, các bác sĩ và “thặng dư” với ông chủ trả lương.

Nói như vậy, nhưng việc Mỹ thường xuyên bị thâm hụt với phần còn lại của thế giới là một điều không lành mạnh. Các hiệp định thương mại tốt hơn có thể Mỹ giúp giải quyết vấn đề bằng cách loại bỏ rào cản đối với hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu của Mỹ. Trên điểm này, ông Donald Trump có lý.

Nhưng vấn đề là những khoản thâm hụt lại bắt nguồn từ việc người Mỹ không tiết kiệm để có đầu tư cần thiết vào công nghiệp, nhà ở, đường sá… Nước Mỹ vay vốn để tiêu dùng, thay vì chi trả nhập khẩu với nguồn thu nhờ xuất khẩu.

Đối với Bloomberg, khi viện đến an ninh quốc gia, Mỹ đã đặt ra một tiền lệ không hay. Theo bà Nicole Lamb-Hale, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Thương mại của chính quyền Barack Obama và hiện là giám đốc một bộ phận trong Văn phòng tư vấn tình báo kinh tế Kroll: “Lý do an ninh quốc gia thường chỉ được sử dụng trong những trường hợp ngoại lệ”.

Khi lớn tiếng đe dọa tiến hành một cuộc chiến tranh thương mại, ông Trump đã làm phức tạp công tác phối hợp cần thiết để đối phó với các chính sách đầu tư và thương mại mang tính dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc.

Năm 2017, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đề xuất một hệ thống cấp châu Âu để truy nguyên nguồn gốc các khoản đầu tư trực tiếp vào châu Âu. Về phần mình, Australia đã tiến hành kiểm kê cơ sở hạ tầng nhạy cảm của mình để đánh giá tốt hơn những rủi ro của việc bán cho người nước ngoài các loại tài sản nhất định có thể đe dọa an ninh của đất nước.

Mỹ từ nay có nguy cơ mất ưu thế đạo đức trong thương mại và đầu tư. Washington đã cáo buộc Trung Quốc trong nhiều năm là sử dụng an ninh quốc gia như là một cái cớ. Daniel Rosenthal, một chuyên gia về vấn đề này của Văn phòng tư vấn Kroll, đã cho rằng Mỹ “đang làm mất uy tín của mình bởi vì bây giờ Mỹ cũng làm y như Trung Quốc”.

Gậy ông đập lưng ông

Theo trạng mạng “Người quan sát” (Trung Quốc), mặc dù việc Mỹ thay đổi mức thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu đã gây ra sự hỗn loạn thậm chí là hoang mang trên thị trường quốc tế, việc Cố vấn kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Lưu Hạc đến thăm Mỹ, ít nhiều đã thể hiện sự điềm tĩnh của Trung Quốc – ngoại giao trước quân sự sau, lùi một bước tiến hai bước. Còn thái độ tự tin về thương mại Mỹ-Trung của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị ngày 8/3 cũng cho thấy người Trung Quốc có định hướng chiến lược đầy đủ đối với thế tấn công thương mại của Mỹ.

Từ cuộc chiến thương mại trong thời kỳ Đại suy thoái đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Nhật vào thế kỷ 20, Mỹ có thể nói là đã tích lũy được kinh nghiệm phong phú và sự tự tin trong các cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, thời đại Mỹ chỉ dựa vào cuộc chiến thương mại để thu được lợi ích từ toàn thế giới đã qua, việc phát động cuộc chiến thương mại mà không có những tính toán cẩn thận có lẽ sẽ khiến nước này đối diện với rủi ro “gậy ông đập lưng ông”. Bên đứng mũi chịu sào trong cuộc chiến thương mại lần này có thể là ngành thép của Mỹ.

Theo báo cáo do Hiệp hội sắt thép Mỹ (AISI) đưa ra năm 2017, số công nhân mà ngành thép Mỹ trực tiếp thuê hiện nay vào khoảng 140.000 người, ngành này đã hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp gần 1 triệu việc làm của Mỹ. Tuy tăng thuế có thể nâng cao giá thép, làm cho ngành thép được hưởng lợi, nhưng mặt khác giá cả tăng sẽ làm cho nguyên liệu của thép sẽ trở nên đắt đỏ hơn, làm suy yếu khả năng cạnh tranh toàn cầu của hàng hóa Mỹ, hơn nữa có thể làm cho ngành sản xuất của Mỹ bị chuyển dịch ra nước ngoài, từ đó khiến cho công nhân viên trong các ngành nghề liên quan đến thép thất nghiệp.

Trước đây, Mỹ đã có bài học tương tự. Nghiên cứu của Liên minh hành động thương mại công nghiệp tiêu dùng Mỹ (CITAC) phát hiện, năm 2002 chính quyền Bush (con) thu thuế đối với một số sản phẩm thép, khiến cho chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất sắt thép của Mỹ tăng lên, tiếp đến làm cho gần 200.000 công nhân Mỹ thất nghiệp trong giai đoạn từ 2-11/2002, con số này vượt qua số người có việc làm của ngành thép. Tháng 12/2002, ngành sắt thép Mỹ đã thuê 187.500 công nhân.

Mỹ được coi là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới, tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm tài chính 2017 đạt 140,5 tỷ USD, cao nhất trong lịch sử. Xuất siêu thương mại đạt 21,3 tỷ USD. Nếu các nước khác lựa chọn biện pháp thương mại để tiến hành đáp trả, thì ngành nông nghiệp Mỹ sẽ phải chịu hậu quả. Ví dụ như trong tranh chấp thương mại xe tải Mexico từ năm 1995-2001, sự trừng phạt thuế của Mỹ khiến Mexico tăng thuế lên 10-20% đối với hơn 10 loại nông sản của Mỹ.

Trong chính trị thương mại của Mỹ, tập đoàn lợi ích nông nghiệp với các đại diện là Hiệp hội nông nghiệp Mỹ, Hội liên hiệp các chủ trang trại quốc gia, Tổ chức các chủ nông sản quốc gia…, đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong quyết sách thương mại của Mỹ. Lịch sử cũng đã chứng minh, nếu Nhà Trắng xử lý không tốt quan hệ với tập đoàn lợi ích nông nghiệp, nhẹ thì ảnh hưởng đến sự thúc đẩy chính sách, nặng thì đe dọa đến bầu cử nhiệm kỳ tổng thống tiếp theo.

Tổng thống Mỹ Jimmy Carter vào tháng 1/1980 tuyên bố thực hiện cấm vận lương thực đối với Liên Xô, làm gián đoạn hợp đồng xuất khẩu 17 triệu tấn lương thực, với mục đích là muốn buộc Nga rút quân khỏi Afghanistan. Tuy nhiên, lệnh cấm vận lương thực của phương Tây chắc chắn không thay đổi được giá lương thực của Liên Xô, cũng không trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân thường, Liên Xô không quan tâm đến lệnh trừng phạt lương thực do Mỹ phát động, tiếp tục thực hiện hành động ở Afghanistan. Cấm vận lương thực trái lại đã làm tổn hại lợi ích của các chủ trang trại Mỹ. Rất nhiều phiếu bầu của nông dân chuyển sang Ronald Reagan, cuối cùng khiến cho Jimmy Carter bị mất quyền làm chủ Nhà Trắng. Năm 1981, Ronald Reagan tiến vào Nhà Trắng, mấy tháng sau tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận, kết thúc cuộc chiến thương mại lương thực có quy mô lớn nhất trong lịch sử, kéo dài 16 tháng này.

Như đã nêu trên, chính sách tăng thuế của chính quyền Trump sử dụng có thể nói là “vừa hại mình vừa hại người”, tuy nhiên, mục đích chính trị trong quyết định lần này lớn hơn toan tính kinh tế. Tuy người đứng đầu cuộc chiến thương mại lần này là Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross, nhưng đằng sau ông này là chuyên gia kinh tế nổi tiếng Peter Navarro. Mục đích của chính sách thuế này được cho là để trải thảm cho Peter Navarro quay lại Nhà Trắng, tiếp đến giúp đỡ ông Trump sử dụng các biện pháp như chủ nghĩa bảo hộ thương mại, thu hút ngành sản xuất Mỹ quay về nước… để thực hiện mục tiêu tổng thể “Nước Mỹ trước tiên”.

Đối diện với cuộc chiến thương mại của Mỹ, Trung Quốc có thể nắm bắt cơ hội, tiếp tục là nước tiên phong của thương mại tự do để thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế, giành lấy sự ủng hộ nhiều hơn của cộng đồng quốc, đặc biệt là sự công nhận của các nước có ngành sản xuất phát triển như Đức, Nhật Bản…

Số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy kim ngạch thương mại Trung-Mỹ tăng từ 2,5 tỷ USD năm 1979 lên 519,6 tỷ USD năm 2016, trong 37 năm đã tăng gần 208 lần, trở thành sự giải thích tốt nhất cho xu hướng quan hệ kinh tế thương mại song phương. Thép và nhôm không những chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch thương mại 500 tỷ USD của hai nước, mà còn nhỏ nhặt không đáng kể trong lịch sử va chạm kinh tế thương mại Mỹ-Trung.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Cuối năm, đi mua đồ trả góp ở chợ nhỏ Sài Gòn

Các thương hiệu nước ngoài dồn dập nhượng quyền vào Việt Nam

Doanh số thương mại điện tử sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020

Trung Quốc: Lạm phát tăng lên 2,3% theo đà leo thang của chiến tranh thương mại

Trung Quốc đã đạt thỏa thuận về nông nghiệp, xe hơi và năng lượng với Mỹ?

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:bảo hộ thương mạichiến tranh thương mạiDonald TrumpTrung Quốc

Tin khác

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép hình chữ H xuất xứ Malaysia

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép hình chữ H xuất xứ Malaysia

Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ

Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ

Mỹ gặp khó vì chiến lược gom hàng của Trung Quốc

Mỹ gặp khó vì chiến lược gom hàng của Trung Quốc

Mỹ đình chỉ thương mại với Myanmar

3 lưu ý cho doanh nghiệp trước ngày RCEP hiệu lực

Bloomberg: Chi phí vận chuyển hàng hóa vẫn ở mức cao trong năm tới

Trung Quốc muốn mở ‘Con đường tơ lụa kỹ thuật số’

Mở thêm tuyến vận tải biển kết nối Việt Nam với Mỹ

Thương mại
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép hình chữ H xuất xứ Malaysia

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá thép hình chữ H xuất xứ Malaysia

Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ

Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 10 của Mỹ

Mỹ gặp khó vì chiến lược gom hàng của Trung Quốc

Mỹ gặp khó vì chiến lược gom hàng của Trung Quốc

Anh kêu gọi ‘cứng rắn’ với Trung Quốc để bảo vệ thương mại toàn cầu

Anh kêu gọi ‘cứng rắn’ với Trung Quốc để bảo vệ thương mại toàn cầu

Tin tức
Các hạn chế chống Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần

Các hạn chế chống Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần

Mỹ tính áp loạt lệnh trừng phạt lên Nga

Mỹ tính áp loạt lệnh trừng phạt lên Nga

Campuchia phong tỏa thủ đô Phnom Penh

Campuchia phong tỏa thủ đô Phnom Penh

Thái Lan – Campuchia mất tết vì Covid-19

Thái Lan – Campuchia mất tết vì Covid-19

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA