Nâng chất để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
Tin mới
21:52
Ngày đầu tiên, Biden sẽ ký 17 lệnh hành pháp, đảo ngược chính sách Trump
21:45
Jack Ma lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng sau 3 tháng ‘mất tích’
21:33
‘Nếu giữ tư duy chấp nhận nhập siêu từ RCEP, Việt Nam có thể đối diện rủi ro lớn’
16:21
Nhìn lại những dấu ấn công nghệ từ ‘đế chế’ của Jack Ma
16:02
Ông Trump ban sắc lệnh hành pháp trong ngày cuối tại vị
11:10
Bắc Kinh báo động đợt bùng phát Covid-19 mới
11:03
TP.HCM sẽ có 1.500-2.000 vòi nước uống công cộng
10:58
IMF cảnh báo triển vọng kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn
09:56
Ông Trump cầu chúc chính quyền mới ‘may mắn’
09:51
Việt Nam dần trở thành cứ điểm sản xuất điện thoại, laptop toàn cầu
09:39
Việt Nam cần các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt
15:56
Ấn Độ xem xét tăng thuế nhập khẩu với hơn 50 mặt hàng
15:50
Trung Quốc đối mặt rủi ro bất động sản và tín dụng
15:41
VN-Index giảm kỷ lục hơn 60 điểm
15:38
4 lựa chọn hàng đầu thay thế WhatsApp
15:00
‘Lễ hội Tết Việt 2021’ với áo dài ngũ thân
10:02
Đề nghị cho xuất khẩu hơn 1,5 triệu tấn than
09:58
Vietravel Airlines công bố mở bán vé chuyến bay thương mại từ 19/1
09:46
Vé tàu, vé máy bay Tết còn tồn nhiều
09:41
Cấm nhà đầu tư Mỹ mua cổ phiếu Trung Quốc: gậy ông đập lưng ông?
Bản tin thị trường
10:25
Israel sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ‘miễn nhiễm’ với Covid-19
09:36
Hàng không, du lịch có thể mất cả thập niên để hồi phục
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
10:05
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì cước tàu biển đi châu Âu và Mỹ tăng hơn 5 lần
11:43
Hàng không thế giới đủ sức tồn tại để đón bình minh?
09:28
Apple sẽ đưa ra xe tự lái iCar ra thị trường vào năm 2024
10:57
Thiếu hụt container rỗng đẩy giá gạo Việt lên đỉnh cao trong 9 năm
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Quốc tếThương mại
2021/01/21 - 8:02:37 AM

15:43 - 17/06/2018

Nâng chất để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Dự báo năm 2018, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc sẽ chạm mốc 100 tỷ USD và Trung Quốc là đối tác thương mại đầu tiên của Việt Nam lập được kỷ lục này.

  • Trung Quốc sẽ là thị trường lớn nhất của thủy…
  • Trung Quốc ngưng mua, giá dừa từ 175.000 đồng còn…
  • Trung Quốc dẫn đầu các thị trường nhập khẩu cá…

Phân loại, đóng gói sản phẩm na xuất khẩu sang Trung Quốc.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy 14 năm qua Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ.

Cùng đó, Việt Nam hiện cũng là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Trung Quốc và là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2017 đạt 93,7 tỷ USD, tăng 30,2% so với năm 2016. Đáng lưu ý, quy mô nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc trong 2 năm 2016-2017 bình quân đã giảm trên 16,1%/năm.

Nếu như năm 2015, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc là 32,4 tỷ USD thì đến hết năm 2017, mức nhập siêu từ Trung Quốc giảm còn 22,8 tỷ USD, giảm 29,7%. Đáng lưu ý, năm 2017, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc rất cao, lên tới 61,5%, trong khi tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ ở mức hơn 16%.

Riêng quý 1/2018, nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2017. Đặc biệt, ngay trong những tháng đầu năm nay, Việt Nam đã có trên 10 mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt kim ngạch từ 100 triệu USD trở lên.

Với tốc độ tăng trưởng những năm gần đây, dự báo năm 2018, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc sẽ chạm mốc 100 tỷ USD và Trung Quốc là đối tác thương mại đầu tiên của Việt Nam lập được kỷ lục này.

Một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước có thể kể đến như điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính và linh kiện, hàng rau quả…

Ngược lại, Việt Nam cũng nhập khẩu từ Trung Quốc 58,2 tỷ USD, chủ yếu là các mặt hàng máy móc, thiết bị, phụ tùng, vải, sợi, bông, sắt thép, điện tử và linh kiện, phân bón và hóa chất…

Theo phó giáo sư-tiến sĩ Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), Việt Nam giảm nhập siêu từ thị trường Trung Quốc sẽ giúp chi phí xuất khẩu rẻ hơn so với các thị trường khác nhưng do doanh nghiệp chủ yếu vẫn xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch nên dễ bị thương lái qua mặt.

Lý giải thêm về vấn đề này, ông Phạm Tất Thắng cho hay với thói quen làm ăn buôn bán trao tay nên khi doanh nghiệp Việt Nam ít hàng thì thương lái đẩy giá lên cao và ngược lại, khi nguồn cung dồi dào thì lại bị thương lái ép giá.

Đánh giá từ giới phân tích cũng cho thấy dù là một thị trường lớn, tiềm năng song Trung Quốc không phải là thị trường ổn định và ẩn chứa nhiều bất trắc khó lường. Chẳng hạn, trong thanh toán và giao dịch, doanh nghiệp Trung Quốc thường không sử dụng phương thức thanh toán ký quỹ giữa người bán và người mua (phương thức L/C) như các thị trường khác.

Hơn nữa, loại tiền dùng thanh toán cũng khá đa đạng song phía doanh nghiệp Trung Quốc thường yêu cầu trả bằng nhân dân tệ hoặc Việt Nam đồng, trong khi doanh nghiệp Việt Nam lại muốn thanh toán bằng USD để hạn chế rủi ro về tỷ giá.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chỉ đặt cọc khoảng 30% giá trị hợp đồng nhất là với mặt hàng thủy sản. Do đó, nếu phía đối tác không nhận hàng thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thiệt hại rất lớn.

Cũng theo các chuyên gia, với nhiều cửa khẩu và đường mòn lối mở, việc kiểm soát thương mại xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu chính-phụ, lối mở này đang là thách thức đối với các cơ quan quản lý để làm lành mạnh hóa hoạt động thương mại với thị trường quan trọng này.

Đặc biệt, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam khá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên nếu có những thay đổi như điều chỉnh chính sách thương mại hoặc áp dụng các biện pháp bảo hộ hàng xuất khẩu trong nước, hỗ trợ xuất khẩu, cấm hoặc hạn chế mặt hàng xuất nhập khẩu cụ thể nào đó thì sẽ gặp nhiều khó khăn đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất.

Sơ chế thanh long xuất khẩu.

Nâng chất sản phẩm

Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho việc cấp chứng nhận xuất xứ, thủ tục hải quan và những quy trình có liên quan.

Hơn nữa, cần thông tin và hướng dẫn về kỹ thuật thường xuyên cho các doanh nghiệp xuất khẩu để có thể hưởng lợi tối đa từ các FTA như Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hong Kong (Trung Quốc) (AHKFTA).

Mặt khác, triển khai cụ thể các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu về thông tin thị trường, về vốn, tỷ giá; hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu nói chung và tiểu ngạch nói riêng, kiểm soát ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua các tỉnh biên giới, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu hướng chính ngạch để xuất khẩu bền vững.

Tuy nhiên, bên cạnh những hỗ trợ từ phía Nhà nước, doanh nghiệp cần nâng cao tính chủ động trong hoạt động giao thương cũng như cập nhật thông tin thị trường, quy định mới về chất lượng sản phẩm và thị hiếu người tiêu dùng đối với từng địa phương Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, tập trung vào giá cả, chất lượng, chủng loại; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đặc biệt chú trọng đến bản quyền, thương hiệu sản phẩm trong nước (cần được đăng ký), đặc biệt với những hàng hóa truyền thống đã có tên tuổi. Mặt khác hạn chế việc kinh doanh chênh lệch giá từ những thương lái Trung Quốc theo đường tiểu ngạch không chính thức…

Về phía Bộ Công Thương, tới đây sẽ tiếp tục chủ động, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp thông tin cho hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp và các chủ thể hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc về nội dung cam kết trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), WTO và các hiệp định, thỏa thuận thương mại song phương giữa hai nước.

Ngoài ra, Bộ cũng sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng cung cấp thông tin kịp thời về thị trường, hàng hóa, thương nhân… để doanh nghiệp Việt Nam chủ động đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc cơ cấu lại các nhà máy thép và nhôm

Tiệm may hết thời

Châu Âu áp thuế quan hơn 66% lên sản phẩm thép Trung Quốc

Ông Trump: Đàm phán Mỹ – Trung đang ‘rất trôi chảy’

Quốc gia nào mắc nợ Trung Quốc vì ‘Một vành đai, Một con đường’?

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Bộ công thươngcán cân xuất nhập khẩuTrung Quốcxuất khẩu nông sản

Tin khác

Ấn Độ xem xét tăng thuế nhập khẩu với hơn 50 mặt hàng

Ấn Độ xem xét tăng thuế nhập khẩu với hơn 50 mặt hàng

Mỹ đưa thêm doanh nghiệp Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ về kinh tế

Mỹ đưa thêm doanh nghiệp Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ về kinh tế

Mỹ áp thuế quan mới lên nhiều mặt hàng nhập khẩu từ EU

Mỹ áp thuế quan mới lên nhiều mặt hàng nhập khẩu từ EU

Mỹ cân nhắc đưa Alibaba, Tencent vào ‘danh sách đen’

PTT Phạm Bình Minh trao đổi với Mỹ về cuộc điều tra chính sách tiền tệ

Từ 12/1, Mỹ áp thuế 25% nhiều mặt hàng của châu Âu

Việt Nam – Anh chính thức ký Hiệp định thương mại song phương

Lựa chọn 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm để đầu tư phát triển

Thương mại
Ấn Độ xem xét tăng thuế nhập khẩu với hơn 50 mặt hàng

Ấn Độ xem xét tăng thuế nhập khẩu với hơn 50 mặt hàng

Mỹ đưa thêm doanh nghiệp Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ về kinh tế

Mỹ đưa thêm doanh nghiệp Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ về kinh tế

Mỹ áp thuế quan mới lên nhiều mặt hàng nhập khẩu từ EU

Mỹ áp thuế quan mới lên nhiều mặt hàng nhập khẩu từ EU

Thông tin Mỹ áp thuế hàng Việt Nam là thất thiệt

Thông tin Mỹ áp thuế hàng Việt Nam là thất thiệt

Tin tức
Ngày đầu tiên, Biden sẽ ký 17 lệnh hành pháp, đảo ngược chính sách Trump

Ngày đầu tiên, Biden sẽ ký 17 lệnh hành pháp, đảo ngược chính sách Trump

Ông Trump ban sắc lệnh hành pháp trong ngày cuối tại vị

Ông Trump ban sắc lệnh hành pháp trong ngày cuối tại vị

Bắc Kinh báo động đợt bùng phát Covid-19 mới

Bắc Kinh báo động đợt bùng phát Covid-19 mới

Ông Trump cầu chúc chính quyền mới ‘may mắn’

Ông Trump cầu chúc chính quyền mới ‘may mắn’

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA