GS Trần Văn Thọ đánh giá về hoạt động đầu tư của Trung Quốc và Nhật Bản
Tin mới
11:13
Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023
11:07
Du lịch TP.HCM thu hơn 6.300 tỷ đồng dịp Tết
11:03
Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu
11:00
Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam
12:06
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng
12:02
Bobun Paris
11:59
Chuông vọng xứ người – bò bún
11:55
Bún bì thịt khìa ngon mộc
11:51
Mừng tuổi bún ốc nguội
11:45
Phù phiếm giấm nuốc?
11:28
Khi gạo dài cọng lê thê món
11:21
Thăm lò nước mắm ở Ý
11:17
Hẹn với sông Gâm núi Thúy
11:13
Miêu thành, xứ của ‘quàng thượng’
11:09
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo
12:30
Những tác phẩm hay xuất bản cuối năm 2022
12:24
‘Những nhà tư tưởng lớn’: triết học của ngôn ngữ và tình thương
12:15
Ngày về đảo
12:09
Nguyễn Hàng Tình: Bây giờ chúng ta sống ‘lạ’ quá
12:03
Gió bấc cuối năm
Bản tin thị trường
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
12:06
Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc
12:11
Philippines không áp thuế tự vệ với hạt nhựa HDPE của Việt Nam
10:41
Giá vàng SJC tiếp tục đà giảm
10:37
Giá USD chưa dừng đà tăng
10:05
Vàng SJC vẫn ‘một mình một chợ’
10:08
Giá thế giới giảm, vàng SJC lại tăng mạnh
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thế giớiThương mại
2023/01/29 - 8:39:14 AM

09:45 - 13/02/2018

GS Trần Văn Thọ đánh giá về hoạt động đầu tư của Trung Quốc và Nhật Bản

GS Trần Văn Thọ đánh giá một Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, cùng với việc tăng cường đầu tư ra nước ngoài sẽ tác động nhiều tới kinh tế Việt Nam trong năm 2018.

  • Trung Quốc ra sức vận động đào siêu kênh Kra…
  • Người Việt e dè hàng Trung Quốc, chuộng hàng Thái,…
  • Trung Quốc lập loạt kỷ lục mới trong tiêu thụ…
unnamed-2-1489119724974

GS Trần Văn Thọ cho rằng, Việt Nam cần lập danh mục doanh nghiệp có năng lực trong những lĩnh vực khác nhau để giới thiệu, đưa các doanh nghiệp này vào mô hình “liên kết hàng dọc” kết hợp với các chính sách hỗ trợ cụ thể.

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Tokyo, Giáo sư Trần Văn Thọ, Đại học Waseda Nhật Bản, thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra những đánh giá về hoạt động đầu tư của Trung Quốc và Nhật Bản vào Việt Nam.

Theo Giáo sư Trần Văn Thọ, một Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, cùng với việc tăng cường đầu tư ra nước ngoài sẽ tác động nhiều tới kinh tế Việt Nam trong năm 2018. Đây không phải là vấn đề mới, khi nền kinh tế Trung Quốc trước đó đã có nhiều tác động, ảnh hưởng tới khu vực.

Tuy nhiên, một xu hướng được cho là mới, đó là việc lần đầu tiên vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đã vượt so với vốn đầu tư từ nước ngoài vào nước này. Năm 2016, vốn đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài tăng vọt lên 183 tỷ USD, trong khi vốn đầu tư từ nước ngoài là 134 tỷ USD.

Đối với Việt Nam, trong năm 2017, Trung Quốc cũng vươn lên trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ tư vào Việt Nam, chưa kể nguồn đầu tư gián tiếp, thông qua trung gian.

Giáo sư Trần Văn Thọ nhấn mạnh rằng việc Việt Nam thực hiện lộ trình cắt giảm thuế theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, cũng như các FTA mới sẽ được ký kết như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay còn gọi là TPP 11 (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương khi Mỹ rút đi) cũng sẽ tác động mạnh tới kinh tế Việt Nam.

Đây là những cơ hội về thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam, song cũng đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp nhanh chóng để tăng cường năng lực cạnh tranh.

Trước các yếu tố bên ngoài tác động nêu trên, Giáo sư Trần Văn Thọ cho rằng Việt Nam cần phải tăng cường nội lực bằng cách khuyến khích, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trong nước, có thể thông qua những chính sách ưu đãi; đánh giá lại các chính sách kinh tế liên quan để có điều chỉnh hợp lý như chính sách tiếp nhận đầu tư nước ngoài, không quá chú trọng về lượng, mà phải tập trung về chất, lựa chọn các dự án đầu tư phù hợp, nguồn đầu tư tin cậy; những lĩnh vực mà bản thân doanh nghiệp trong nước giải quyết được thì hạn chế đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực này; cùng với đó là chính sách liên quan tới đấu thầu cũng cần được điều chỉnh sao cho đảm bảo chất lượng và cân bằng, tránh phụ thuộc vào một quốc gia nhất định, ưu tiên những công nghệ mới, hiện đại từ các quốc gia phát triển.

Ngoài ra, Giáo sư Trần Văn Thọ cho rằng đối với hình thức đầu tư, để hướng tới chuyển giao công nghệ, tăng cường nội lực cần kêu gọi các hình thức liên doanh và đặc biệt là mô hình “liên kết hàng dọc”, nghĩa là doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn doanh nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệu, tham gia vào chuỗi sản xuất, song song với tăng cường năng lực cho doanh nghiệp trong nước.

Ví dụ như Việt Nam cần lập danh mục doanh nghiệp có năng lực trong những lĩnh vực khác nhau để giới thiệu, đưa các doanh nghiệp này vào mô hình “liên kết hàng dọc” kết hợp với các chính sách hỗ trợ cụ thể; làm được điều này phải có sự vào cuộc của nhiều cơ quan, bộ, ngành.

Bên cạnh đó để giảm thiểu các nguy cơ, ngoài việc xét tới những vấn đề kinh tế, cần khôn khéo, chặt chẽ trong lựa chọn đầu tư, tính toán cả các vấn đề phi kinh tế.

Nhận định về xu hướng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam trong năm 2018, Giáo sư Trần Văn Thọ cho rằng việc Nhật Bản trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong năm 2017 cho thấy môi trường đầu tư tại Việt Nam vừa qua được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao.

Giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng có nhiều nét tương đồng về văn hóa như cùng chịu ảnh hưởng bởi Nho giáo và chữ Hán, đây là điều khiến hai nước có sự gần gũi.

Sự gần gũi đã khiến các nhà đầu tư Nhật Bản có những thiện cảm muốn đầu tư và giúp Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh. Sáng kiến chung Việt – Nhật thành lập từ năm 2003 đã cho thấy điều đó.

Đến nay sáng kiến này vẫn được tiếp tục thúc đẩy với giai đoạn thứ VI và một trong những hướng đi mới là tăng năng suất lao động, qua đó thể hiện sự kiên trì của Nhật Bản đối với Việt Nam.

Bên cạnh đó, Giáo sư Trần Văn Thọ cho rằng việc Nhật Bản đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam là một tín hiệu tốt đối với kinh tế Việt Nam trong bối cảnh tỷ lệ đầu tư từ các nước phát triển vào Việt Nam vẫn còn thấp. Tuy nhiên, Việt Nam cần tích cực cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh.

Dự báo trong thời gian tới, xu hướng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam tiếp tục được duy trì trong các lĩnh vực chủ yếu như chế tạo máy, cùng với trào lưu đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xét về dân số, Việt Nam là một nước lớn vì vậy sẽ có nhiều lĩnh vực thu hút đầu tư.

Theo Giáo sư, Việt Nam cần khuyến khích đầu tư từ Nhật Bản và phát triển ngành công nghiệp thực phẩm, bên cạnh đó tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ chất lượng cao.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc và Mỹ ngày càng khó đạt thỏa thuận thương mại

Bắc Kinh thúc đẩy mô hình ‘Sản xuất ở Trung Quốc, bán trên Amazon’

Mỹ tiếp tục đưa 12 công ty Trung Quốc vào danh sách đen

Mỹ, EU cấm xuất khẩu hàng trăm mặt hàng sang Nga

Tàu ngoại ô nhắc nhớ thuở xa xưa tàu chợ

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:đầu tư nước ngoàiGS Trần Văn Thọliên kết dọcNhật BảnTrung Quốc

Tin khác

Hạ viện thông qua ủy ban Mỹ-Trung để ưu tiên theo dõi cạnh tranh

Hạ viện thông qua ủy ban Mỹ-Trung để ưu tiên theo dõi cạnh tranh

Trung Quốc mở cửa, Nhân dân tệ tăng giá

Trung Quốc mở cửa, Nhân dân tệ tăng giá

Năm 2022, Việt Nam xuất siêu 11,2 tỷ USD

Năm 2022, Việt Nam xuất siêu 11,2 tỷ USD

Một công ty Việt Nam kiện Amazon, đòi bồi thường 280 triệu USD

Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO

Ấn Độ phản ứng việc áp trần giá dầu Nga

Mỹ chuyển hoạt động thương mại khỏi Trung Quốc

Mỹ – Trung chưa có dấu hiệu dỡ bỏ thuế quan

Công nghệ
Mặt trận chip không yên tĩnh từ 2020

Mặt trận chip không yên tĩnh từ 2020

Cuộc đua công nghệ 6G nóng dần

Cuộc đua công nghệ 6G nóng dần

Coinbase thu hẹp quy mô, ngậm ngùi chia tay nhân sự

Coinbase thu hẹp quy mô, ngậm ngùi chia tay nhân sự

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng: kế hoạch của Dell

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng: kế hoạch của Dell

Thương mại
Hạ viện thông qua ủy ban Mỹ-Trung để ưu tiên theo dõi cạnh tranh

Hạ viện thông qua ủy ban Mỹ-Trung để ưu tiên theo dõi cạnh tranh

Trung Quốc mở cửa, Nhân dân tệ tăng giá

Trung Quốc mở cửa, Nhân dân tệ tăng giá

Năm 2022, Việt Nam xuất siêu 11,2 tỷ USD

Năm 2022, Việt Nam xuất siêu 11,2 tỷ USD

4/10 doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi từ EVFTA

4/10 doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi từ EVFTA

Tin tức
Trung Quốc mở cửa, kỳ vọng dẫn đầu hiệu suất của chứng khoán toàn cầu

Trung Quốc mở cửa, kỳ vọng dẫn đầu hiệu suất của chứng khoán toàn cầu

Dân số Trung Quốc sụt giảm lần đầu tiên sau 6 thập kỷ

Dân số Trung Quốc sụt giảm lần đầu tiên sau 6 thập kỷ

Nhật báo cáo số tử vong vì Covid-19 hàng ngày cao kỷ lục

Nhật báo cáo số tử vong vì Covid-19 hàng ngày cao kỷ lục

WB: Nền kinh tế toàn cầu sẽ rất gần với suy thoái trong năm 2023

WB: Nền kinh tế toàn cầu sẽ rất gần với suy thoái trong năm 2023

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA