Đồng Nhân dân tệ vẫn khó thâm nhập thương mại toàn cầu
Tin mới
10:03
‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’
12:24
Sức mua teo tóp
12:18
Bộ Công Thương: Điện nhập khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
12:11
Unilever chuẩn bị mở dịch vụ y tế từ xa tại Indonesia và Việt Nam
12:07
Châu Âu xoay xở giữa căng thẳng Mỹ – Trung
17:08
Doanh nghiệp loay hoay giữa ‘bài toán’ giảm giá và duy trì lợi nhuận
17:01
FLC lại thất hứa với cổ đông
16:58
NCB hé lộ giá bán 203 triệu cổ phần Bamboo Airways
16:45
82% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, ngừng kinh doanh
10:46
Nguy cơ bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm do rủi ro vỡ nợ
10:33
Mất đơn hàng vì chậm chuyển đổi xanh
10:28
Hạ lãi suất, vẫn cần thêm ‘cú hích’ tín dụng
10:13
Cường quốc điện gió phải đi nhập điện, vì đâu nên nỗi?
09:51
Sự kết hợp độc đáo từ nha đam và chanh dây trong nước giải khát Tingco
09:50
Đi chợ thế giới: ‘Kể chuyện sản phẩm bằng QR Code’
09:49
Động lực tạo nên sức hút khác biệt từ trang sức Ngọc Thẩm Jewelry
09:20
Hoa Doanh Foods và hành trình giới thiệu đặc sản vùng miền Việt Nam
15:37
Hơn 20 dự án điện tái tạo chốt được giá tạm với EVN
15:25
‘Cục máu đông’ thanh toán gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp đang lớn dần
15:18
Thêm 18 cơ sở đóng gói sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc
Bản tin thị trường
15:34
Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
17:01
‘Bánh tráng không nhúng nước’ gây ấn tượng mạnh tại Thaifex 2023
14:51
Nhiều tín hiệu tích cực từ Thaifex 2023 cho doanh nghiệp Việt
15:20
Những hình ảnh DN HVNCLC chào hàng tại Thaifex 2023
15:17
Hội DN HVNCLC tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại Thaifex Anuga 2023
10:57
Giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh
16:10
Trung Quốc giảm mua chuối, Hoàng Anh Gia Lai ‘hụt lãi’
16:03
Mỹ gia hạn điều tra phòng vệ thương mại với 2 sản phẩm của Việt Nam
22:48
Hội chợ xuất khẩu TP.HCM sớm lấp đầy 250 gian hàng
10:21
USD rớt giá, vàng tăng mạnh
15:44
‘Nông đặc sản vùng miền’ tụ hội ở Gigamall
15:12
Vàng SJC ‘lặng sóng’ trước biến động của giá thế giới
10:38
Thị phần xuất khẩu sang Mỹ mở rộng gấp đôi trong 5 năm
10:33
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát triển một loại drone ‘ăn được’
10:22
Lễ hội ‘Nông đặc sản vùng miền’ tại Gigamall từ 28/4-2/5
15:26
Dự báo giá vàng sẽ giảm về ngưỡng 1.930 USD
16:03
Thiếu hụt gạo trên toàn cầu sẽ đạt mức lớn nhất trong 20 năm
09:25
Giá vàng thế giới giảm sốc
12:03
Giá vàng nhẫn, vàng trang sức giảm mạnh
09:51
Giá vàng thế giới sụt giảm
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thế giớiThương mại
2023/05/28 - 10:59:42 AM

14:26 - 29/03/2023

Đồng Nhân dân tệ vẫn khó thâm nhập thương mại toàn cầu

Trung Quốc muốn đồng Nhân dân tệ đóng vai trò lớn hơn trong thương mại toàn cầu, nhưng những nỗ lực đó đã bị cản trở, vì đồng tiền này gần như không thể chuyển đổi như USD hoặc Euro.

Tham vọng biến đồng Nhân dân tệ thành một loại tiền tệ quốc tế của Trung Quốc vẫn bị hạn chế. Ảnh: Bloomberg.

Rủi ro cho tài chính Nga

Giới chuyên gia tại Trung Quốc cho rằng, để củng cố đồng Nhân dân tệ trong hệ thống tiền tệ quốc tế và chống lại sự thống trị toàn cầu của đồng đô la Mỹ, Trung Quốc phải mạnh dạn đổi mới không chỉ về công nghệ mà còn cả chính sách.

Đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh nhà chức trách Trung Quốc đang tăng cường khả năng ứng phó với các biến động kinh tế và quốc phòng, trước sự cạnh tranh giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong khi đó, Bắc Kinh đang có động thái giảm tốc độ cải cách tài chính, nâng cao cảnh giác với các rủi ro trong nước và bất ổn quốc tế, sau sự sụp đổ bất ngờ của Ngân hàng Thung lũng Silicon và Ngân hàng Signature ở Mỹ.

Chia sẻ trên tạp chí International Finance, GS. Ju Jiandong, chuyên gia về xung đột thương mại Mỹ-Trung cho rằng, các vấn đề chính cần được xem xét hiện nay là làm thế nào để thiết lập lợi thế, tạo ra những bước đột phá táo bạo, giúp Trung Quốc có thể nắm bắt thế chủ động và giành được vị thế trong cuộc cạnh tranh tiền tệ quốc tế.

Mối đe dọa tách rời tài chính của Hoa Kỳ đã và đang gây áp lực đáng kể và dai dẳng lên Trung Quốc, đặc biệt kể từ khi đối tác chiến lược Nga bị loại khỏi hệ thống đồng đô la Mỹ sau cuộc tấn công vào Ukraine năm ngoái.

Để tránh bị bóp nghẹt về tài chính, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã đẩy nhanh tốc độ đa dạng hóa tài sản ngoại hối hiện đang thống trị bằng đồng đô la Mỹ, đồng thời trao quyền cho Hệ thống thanh toán liên ngân hàng xuyên biên giới do nước này phát triển và cố gắng thúc đẩy việc sử dụng đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài.

Theo đó, Nga đã tăng cường sử dụng Nhân dân tệ. Đây là một trong số không nhiều lựa chọn đối với Nga, bởi khoảng 300 tỷ tài sản quốc tế của Nga đã bị đóng băng do lệnh trừng phạt, chưa kể việc các ngân hàng lớn của Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế.

Tháng 3 này, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng có động thái mang tính chất “phê chuẩn” việc tăng cường sử dụng Nhân dân tệ trong các giao dịch quốc tế của Nga. Khi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Putin nói rằng ông ủng hộ “việc sử dụng Nhân dân tệ trong thanh toán giữa Nga và các quốc gia châu Á, châu Phi và Mỹ Latin”.

Hơn 50 ngân hàng Nga hiện đã cung cấp dịch vụ tiền gửi Nhân dân tệ, thu hút người gửi tiền bằng mức lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi USD.

Bà Alexandra Prokopenko, một cựu cố vấn của Ngân hàng Trung ương Nga cho rằng, những vấn đề mà Nga gặp phải chính là “món quà lớn nhất cho Trung Quốc” xét đến mong muốn của nước này trong việc quốc tế hoá đồng tiền của mình trong giao dịch ngoại thương. Tuy nhiên, rủi ro chính đối với Nga nằm ở việc Bắc Kinh có thể có những động thái tiền tệ khó lường mà Moscow không thể phòng hộ trước vì quá khó dự báo.

“Nếu Trung Quốc quyết định phá giá tiền tệ chỉ sau 1 đêm, như đã từng làm trước kia, dự trữ ngoại hối của Nga sẽ giảm sút, các giao dịch thương mại sẽ bị gián đoạn, mà Moscow chẳng thể làm được gì”, bà nhận định.

Trung Quốc tìm bước đột phá NDT

Mặc dù vậy, tham vọng biến đồng Nhân dân tệ thành một loại tiền tệ quốc tế của Trung Quốc vẫn bị hạn chế, bởi thực tế là nó không có khả năng chuyển đổi như đồng đô la Mỹ hoặc đồng Euro, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng vẫn lo ngại về những rủi ro tài chính tiềm tàng.

Về giải pháp, GS. Ju Jiandong đã đưa ra khái niệm về thuế lũy tiến đối với dòng vốn xuyên biên giới để chống lại rủi ro bên ngoài, sau khi dòng vốn của đất nước chảy ra từ năm 2015-2017, làm chậm đáng kể tốc độ tự do hóa tài chính. “Thiết kế chính sách như vậy sẽ giống như cài đặt một bức tường lửa, từ đó giải quyết vấn đề nan giải về tự do hóa tài khoản vốn và khả năng chuyển đổi của đồng Nhân dân tệ”. Tuy nhiên, ông đã không đưa ra đề xuất về các mức thuế có thể có, hoặc chi tiết về tiền thuế đối với bất kỳ thỏa thuận thuế nào như vậy.

Có thể thấy, việc sử dụng Nhân dân tệ ở nước ngoài đã có những bước tiến mạnh mẽ kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu dàn xếp thương mại bằng đồng Nhân dân tệ cách đây một thập kỷ. Song, quy mô của đồng tiền này chỉ chiếm 2,19% thanh toán toàn cầu, 3,5% giao dịch ngoại hối toàn cầu, 2,76% dự trữ do các ngân hàng trung ương nắm giữ và 12,28% trong tiền tệ có quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Trong khi đồng USD chiếm tỷ lệ 41,1% trong thanh toán toàn cầu, 88% giao dịch ngoại hối toàn cầu và 41,73% trong rổ SDR.

Có ý kiến đánh giá, đồng đô la Mỹ được đại diện quá mức so với sức mạnh kinh tế của nó. Vẫn còn một điểm sáng đối với đồng tiền của Trung Quốc là đồng Nhân dân tệ điện tử. Trung Quốc đã thực hiện các chương trình nghiên cứu và thử nghiệm trong vài năm qua và là quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số. Nếu Trung Quốc có thể đổi mới toàn bộ hệ thống thông qua tiền kỹ thuật số và thiết lập một hệ thống tiền kỹ thuật số quốc tế, thì họ có thể có cơ hội để tăng cường sử dụng đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), áp lực hiện nay đối với các quốc gia là phải đảm bảo ổn định tài chính. Thế giới cần tăng trưởng mạnh mẽ hơn, điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải có một bước nhảy vọt về niềm tin, mở ra các biện pháp kích thích chứ không phải hạn chế chính sách. Khi cuộc suy thoái toàn cầu cùng tất cả những rủi ro liên quan đến kinh tế và sự đổ vỡ của thị trường diễn ra hoàn toàn, các ngân hàng trung ương sẽ sửa đổi cách thức điều hành của họ, để bước sang một trang mới.

Theo Diễm Ngọc/DĐDN

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam vẫn mua hàng nhiều nhất từ Trung Quốc

Ông Trump: ‘3-4 tuần nữa sẽ biết kết quả đàm phán thương mại’

Mỹ sẽ giữ nguyên thuế quan đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc

Việt Nam áp thuế tôn màu với hàng Trung Quốc, Hàn Quốc cao nhất 34%

Trung Quốc chịu thua Mỹ trong cuộc chiến thịt heo

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:nhân dân tệ

Tin khác

Châu Âu xoay xở giữa căng thẳng Mỹ – Trung

Châu Âu xoay xở giữa căng thẳng Mỹ – Trung

Trung Quốc gặp khó khi muốn gia nhập CPTPP

Trung Quốc gặp khó khi muốn gia nhập CPTPP

Trung Á nỗ lực tìm lại vị thế ‘trung tâm thương mại xuyên lục địa’

Trung Á nỗ lực tìm lại vị thế ‘trung tâm thương mại xuyên lục địa’

Nhân dân tệ dần trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế

EU và Trung Quốc khó ‘hồi sinh’ Hiệp định đầu tư

Sắp hết thời xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc?

Xu hướng mới: giảm phụ thuộc đồng USD?

WTO dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu 2023 ở mức 1,7%

Môi trường
Châu Á nắng nóng khốc liệt

Châu Á nắng nóng khốc liệt

Cảnh báo nóng về nhiệt độ toàn cầu

Cảnh báo nóng về nhiệt độ toàn cầu

Đồng hành cho cuộc sống xanh

Đồng hành cho cuộc sống xanh

Dự báo đáng lo về nhiệt độ toàn cầu

Dự báo đáng lo về nhiệt độ toàn cầu

Thương mại
Châu Âu xoay xở giữa căng thẳng Mỹ – Trung

Châu Âu xoay xở giữa căng thẳng Mỹ – Trung

Trung Quốc gặp khó khi muốn gia nhập CPTPP

Trung Quốc gặp khó khi muốn gia nhập CPTPP

Trung Á nỗ lực tìm lại vị thế ‘trung tâm thương mại xuyên lục địa’

Trung Á nỗ lực tìm lại vị thế ‘trung tâm thương mại xuyên lục địa’

Indonesia, Malaysia bắt đầu liên kết thanh toán bằng mã QR

Indonesia, Malaysia bắt đầu liên kết thanh toán bằng mã QR

Tin tức
Nguy cơ bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm do rủi ro vỡ nợ

Nguy cơ bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm do rủi ro vỡ nợ

Ấn Độ và cơn ác mộng giao thông đường bộ

Ấn Độ và cơn ác mộng giao thông đường bộ

Cuộc chiến chip giữa Mỹ và Trung Quốc đến đỉnh điểm?

Cuộc chiến chip giữa Mỹ và Trung Quốc đến đỉnh điểm?

Đồng đô la Mỹ mạnh trở lại

Đồng đô la Mỹ mạnh trở lại

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA