Lưới vây lớn hy vọng trị được rác nhựa Thái Bình dương
Tin mới
15:54
Startup Ấn Độ – EV River huy động thành công 15 triệu USD
15:45
Nhiều ‘ông lớn’ FDI chọn Việt Nam là thị trường trọng điểm
15:40
Chuyển động mới tại YeaH1
12:02
Chính phủ yêu cầu giảm 50% phí trước bạ với ôtô trong nước
11:48
Nếu hành dân và doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép đăng kiểm
10:42
Trung Quốc sắp tung ra gói giải cứu bất động sản mới?
10:27
Doanh nghiệp bất động sản cần chuẩn bị thêm kịch bản rủi ro
10:12
Chủ tịch UBND TP.HCM: Giá trị cốt lõi của nghị quyết là ‘khai thông nguồn lực’
09:26
Hoa Doanh Foods ra mắt diện mạo mới cho bộ sản phẩm Viên Hoa Doanh
15:35
Xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam
14:55
Đô thị lớn như TP.HCM không thể ‘khoác chiếc áo’ như các địa phương khác
11:41
Baidu thành lập quỹ mạo hiểm AI để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
11:37
Giá heo tăng, người chăn nuôi vẫn gặp khó
11:26
Đơn hàng giảm kéo chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp đi xuống
11:22
Ngân hàng ‘quay xe’ chuyển hướng sang phân khúc cá nhân
11:06
Giai đoạn ‘lột xác’ của mặt bằng bán lẻ
10:54
Ngân hàng cấp tập xử lý nợ xấu
10:49
Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc quản lý, cung ứng điện của EVN
10:12
‘Giải cứu’ doanh nghiệp cũng phải gấp như cứu hoả
09:56
Điểm qua top 3 tác dụng nổi bật của yến sào Khánh Hòa cho trẻ em
Bản tin thị trường
15:44
Úc đề xuất không áp thuế CBPG với amoni nitrat Việt Nam
10:32
8 xu hướng thị trường thực phẩm qua Thaifex 2023
11:16
Các hãng xe Nhật tăng cường tuyển dụng kỹ sư phần mềm cho nhu cầu xe điện
11:13
Thái Lan quyết giữ vững vị thế nước xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới
11:06
USD bị bán tháo, vàng tăng mạnh
12:16
Giá vàng SJC lại vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
10:03
‘Ba chìa khóa đầu tư nhượng quyền thành công’
15:34
Rủi ro khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng cao
17:01
‘Bánh tráng không nhúng nước’ gây ấn tượng mạnh tại Thaifex 2023
14:51
Nhiều tín hiệu tích cực từ Thaifex 2023 cho doanh nghiệp Việt
15:20
Những hình ảnh DN HVNCLC chào hàng tại Thaifex 2023
15:17
Hội DN HVNCLC tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại Thaifex Anuga 2023
10:57
Giá vàng thế giới đột ngột tăng mạnh
16:10
Trung Quốc giảm mua chuối, Hoàng Anh Gia Lai ‘hụt lãi’
16:03
Mỹ gia hạn điều tra phòng vệ thương mại với 2 sản phẩm của Việt Nam
22:48
Hội chợ xuất khẩu TP.HCM sớm lấp đầy 250 gian hàng
10:21
USD rớt giá, vàng tăng mạnh
15:44
‘Nông đặc sản vùng miền’ tụ hội ở Gigamall
15:12
Vàng SJC ‘lặng sóng’ trước biến động của giá thế giới
10:38
Thị phần xuất khẩu sang Mỹ mở rộng gấp đôi trong 5 năm
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thế giớiMôi trường
2023/06/08 - 4:07:11 PM

10:20 - 09/09/2018

Lưới vây lớn hy vọng trị được rác nhựa Thái Bình dương

Các kỹ sư ra biển hôm 8/9 để triển khai một thiết bị thu gom rác nhựa trôi nổi giữa California và Hawaii trong một nỗ lực làm sạch mảng rác lớn nhất thế giới ở trung tâm Thái Bình dương.

  • Các nước châu Á đối mặt với cuộc khủng hoảng…
  • Không thể dửng dưng với rác nhựa
  • “Lợi nhuận” từ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
① Một đoạn dài 120m sẽ được kéo xa bờ biển San Francisco gần 50 hải lý đến một mô hình thí nghiệm được thiết kế sẵn. Một con tàu sẽ kéo đơn vị lưới ấy theo nhiều hướng để thử nghiệm trạng thái thủy động của hệ thống. ② Hệ thống hoàn chỉnh dài 600m sẽ được kéo ra xa bờ gần 240 hải lý, ở đó hệ thống sẽ được khởi động cấu hình hoạt động lần đầu tiên. Trạng thái của hệ thống sẽ được theo dõi bao quát trong lần diễn thử phúc khảo. ③ Sau các cuộc thử nghiệm, Hệ thống 001 sẽ được kéo đến “Mảng rác lớn Thái Bình dương” (Great Pacific Garbage Patch), cách bờ khoảng 1.200 hải lý, ở đó nó sẽ được khởi động cấu hình hoạt động và bắt đầu gom rác.

① Một đoạn dài 120m sẽ được kéo xa bờ biển San Francisco gần 50 hải lý đến một mô hình thí nghiệm được thiết kế sẵn. Một con tàu sẽ kéo đơn vị lưới ấy theo nhiều hướng để thử nghiệm trạng thái thủy động của hệ thống.
② Hệ thống hoàn chỉnh dài 600m sẽ được kéo ra xa bờ gần 240 hải lý, ở đó hệ thống sẽ được khởi động cấu hình hoạt động lần đầu tiên. Trạng thái của hệ thống sẽ được theo dõi bao quát trong lần diễn thử phúc khảo.
③ Sau các cuộc thử nghiệm, Hệ thống 001 sẽ được kéo đến “Mảng rác lớn Thái Bình dương” (Great Pacific Garbage Patch), cách bờ khoảng 1.200 hải lý, ở đó nó sẽ được khởi động cấu hình hoạt động và bắt đầu gom rác.

Tấm lưới vây dài 600m được kéo từ San Francisco đến “Mảng rác lớn Thái Bình dương” – một hòn đảo rác lớn gấp hai lần bang Texas.

Hệ thống do Ocean Cleanup chế tạo. Tổ chức này được Boyan Slat, một tay sáng tạo 24 tuổi dân Hà Lan, thành lập. Lần đầu tiên anh có được niềm đam mê làm sạch rác nhựa các đại dương là vào năm 16 tuổi khi anh đi lặn biển ở Địa Trung Hải và nhìn thấy rác túi nhựa nhiều hơn là cá.

“Nhựa vốn rất dai dẳng và tự nó cứ lêu bêu không trôi đi đâu và đã đến lúc phải hành động,” Slat nói. Các nhà nghiên cứu trong tổ chức của anh phát hiện nhựa của những năm 1960 và 1970 nhấp nhô trong mảng rác lớn.

Hệ thống Ocean Cleanup 001 thu gom rác nhựa nổi bềnh bồng trong vịnh phía trước bãi lắp ráp ở Alameda, California hôm 28/8, 2018. Ảnh: TL

Hệ thống Ocean Cleanup 001 thu gom rác nhựa nổi bềnh bồng trong vịnh phía trước bãi lắp ráp ở Alameda, California hôm 28/8, 2018. Ảnh: TL

Bộ lưới vây hình chữ U được làm bằng nhựa và có một màn lọc hình nón chìm sâu 3m, được thiết kế để hoạt động như một bờ biển cong, thu vào khoản 1,8 ngàn tỷ mẫu nhựa mà các nhà khoa học ước tính đang vần vũ trong dòng chảy xoáy nhưng vẫn để cho sinh vật biển bơi an toàn bên dưới lưới.

Được trang bị đèn năng lượng mặt trời, các camera, các bộ cảm biến và ăng ten vệ tinh, hệ thống gom rác sẽ xoay trở vị trí bất cứ lúc nào, cho phép một tàu hỗ trợ thu rác nhựa gom được cứ mỗi vài tháng và chuyển về làm khô ở đất liền để rồi tái chế, Slat cho biết.

Các container đầy lưới cá, chai nhựa, giỏ giặt và các thứ nhựa hầm bà lằng khác do hệ thống triển khai hôm 8/9 dự kiến sẽ chuyển về đất liền trong vòng một năm, anh tính toán.

Slat cho hay anh và nhóm của anh sẽ hết sức theo dõi xem hệ thống có hay không làm việc hiệu quả và chịu đựng được các điều kiện khắc nghiệt của đại dương, trong đó có sóng thần. Anh rất trông mong nhìn thấy một con tàu tải rác nhựa về cảng.

Hệ thống Ocean Cleanup được khởi động để thôn tính “Mảng rác lớn Thái Bình dương” (Great Pacific Garbage Patch). Ảnh: TL

Hệ thống Ocean Cleanup được khởi động để thôn tính “Mảng rác lớn Thái Bình dương” (Great Pacific Garbage Patch). Ảnh: TL

“Chúng tôi vẫn phải chứng minh công nghệ… để rồi có thể mở rộng quy mô lên thành một đội hệ thống,” anh nói.

Ocean Cleanup đã huy động được 35 triệu USD tiền hiến tặng để tài trợ cho dự án, trong đó có CEO Salesforce.com Marc Benioff và đồng sáng lập PayPal Peter Thiel. Tổ chức của Slat sẽ triển khai 60 bộ lưới vây thả nổi tự do trong Thái Bình Dương vào năm 2020.

“Một trong những mục tiêu của chúng tôi là loại bỏ 50% “Mảng rác lớn Thái Bình dương” trong năm năm,” Slat thố lộ.

Các bộ lưới vây thả nổi tự do được sản xuất để chịu được điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và ít hao mòn hư rách.  Chúng sẽ nằm dưới nước trong hai thập kỷ và suốt thời gian đó thu gom được 90% rác nhựa của hòn đảo rác như đã nói, to bằng hai bang Texas.

George Leonard, giám đốc khoa học của Bảo tồn Biển (Ocean Conservancy), một nhóm vận động môi trường phi lợi nhuận, cho biết ông không tin Slat có thể hoàn thành mục tiêu vì ngay cả khi rác nhựa được đưa khỏi đại dương, rất nhiều rác khác lại đổ vào đó hàng năm.

“Chúng tôi, Ocean Conservancy, rất hoài nghi nhưng chúng tôi hy vọng là sẽ thành,” ông nói. “Đại dương cần mọi sự giúp đỡ.”

Leonard cho biết 9 triệu tấn (8 triệu khối) rác thải nhựa đổ  xuống đại dương mỗi năm và một giải pháp phải gồm cả cách tiếp cận nhiều nhánh, trong đó có việc chặn không cho nhựa đổ xuống đại dương và giáo dục nhiều hơn để mọi người giảm tiêu thụ các hộp và chai nhựa.

Ý tưởng cách mạng về một hệ thống thu gom rác nhựa trên Thái Bình dương được thả nổi tự do trong nước hai mươi năm. Ảnh: TL

Ý tưởng cách mạng về một hệ thống thu gom rác nhựa trên Thái Bình dương được thả nổi tự do trong nước hai mươi năm. Ảnh: TL

“Nếu ta không chặn đổ nhựa vào đại dương, rồi thì chuyện cũng y như  dã tràng xe cát,” Leonard nói. Ông còn nói thêm rằng vào ngày 15/9 một triệu tình nguyện viên khắp thế giới sẽ nhặt rác trên bãi biển và dưới nước – một phần trong chiến dịch Làm sạch bờ biển quốc tế hàng năm do Ocean Conservancy phát động. Năm ngoái các tình nguyện viên đã thu gom được 10.000 tấn nhựa khắp thế giới trong hai giờ đồng hồ.

Leonard còn lo ngại rằng biển và sinh vật biển có thể vướng vào lưới. Ông hy vọng rằng nhóm của Slat minh bạch số liệu của họ và chia sẻ thông tin với công chúng về điều gì xảy ra sau chuyến triển khai đầu tiên.

“Anh ta đã đặt ra mục tiêu rất lớn và cao cả và chúng tôi hy vọng rằng anh ta sẽ đạt được nhưng chúng tôi thực sự không biết gì cho đến khi sự vụ được triển khai. Chúng ta phải chờ xem,” Leonard nói.

Hệ thống sẽ hoạt động như “một con thuyền lớn đứng yên trong nước” và có một tấm màn chứ không phải một tấm lưới nên sẽ không có sinh vật biển nào mắc vào. Như là một biện pháp phòng ngừa thêm, một con thuyền chở theo các nhà sinh học biển dày kinh nghiệm sẽ được triển khai để bảo đảm thiết bị không phá hoại sinh vật biển, Slat cho hay.

“Tôi là người đầu tiên thừa nhận việc này chưa bao giờ thực hiện trước đây và điều quan trọng là thu gom rác nhựa trên đất và đóng các nguồn nhựa trôi ra đại dương, nhưng tôi cũng nghĩ rằng con người có thể làm nhiều thứ cùng một lúc để giải quyết vấn đề,” Slat cảm khái.

Trần Bích (theo MTG)

Có thể bạn quan tâm

Tổng cục Môi trường khuyến cáo người dân hạn chế ra đường

Hiệp ước lịch sử bảo vệ đại dương

Khánh Hòa bác dự án 2.000 tỷ đồng đầu tư vào khu kinh tế Vân Phong

Đã có hơn 1.500 tấn cá bè trên sông La Ngà bị chết

Giá điện mặt trời cao nhất gần 2.500 đồng một kWh

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Ocean Cleanuprác nhựathái bình dương

Tin khác

Châu Á nắng nóng khốc liệt

Châu Á nắng nóng khốc liệt

Cảnh báo nóng về nhiệt độ toàn cầu

Cảnh báo nóng về nhiệt độ toàn cầu

Đồng hành cho cuộc sống xanh

Đồng hành cho cuộc sống xanh

Cuộc đua thép xanh tăng tốc

Xanh hóa điện năng ở Nhật Bản

Giành giựt nhân tài phát triển bền vững

Hiệp ước lịch sử bảo vệ đại dương

Ngành may mặc chọn năng lượng điện mặt trời để đáp ứng ‘xanh hóa’

Môi trường
Châu Á nắng nóng khốc liệt

Châu Á nắng nóng khốc liệt

Cảnh báo nóng về nhiệt độ toàn cầu

Cảnh báo nóng về nhiệt độ toàn cầu

Đồng hành cho cuộc sống xanh

Đồng hành cho cuộc sống xanh

Dự báo đáng lo về nhiệt độ toàn cầu

Dự báo đáng lo về nhiệt độ toàn cầu

Thương mại
Châu Âu xoay xở giữa căng thẳng Mỹ – Trung

Châu Âu xoay xở giữa căng thẳng Mỹ – Trung

Trung Quốc gặp khó khi muốn gia nhập CPTPP

Trung Quốc gặp khó khi muốn gia nhập CPTPP

Trung Á nỗ lực tìm lại vị thế ‘trung tâm thương mại xuyên lục địa’

Trung Á nỗ lực tìm lại vị thế ‘trung tâm thương mại xuyên lục địa’

Indonesia, Malaysia bắt đầu liên kết thanh toán bằng mã QR

Indonesia, Malaysia bắt đầu liên kết thanh toán bằng mã QR

Tin tức
Trung Quốc sắp tung ra gói giải cứu bất động sản mới?

Trung Quốc sắp tung ra gói giải cứu bất động sản mới?

Trung Quốc đối mặt nguy cơ thất nghiệp tăng cao

Trung Quốc đối mặt nguy cơ thất nghiệp tăng cao

Nhiều thành phố Trung Quốc đang cạn kiệt ngân sách

Nhiều thành phố Trung Quốc đang cạn kiệt ngân sách

Thiếu hụt lao động, Singapore ứng phó bằng việc sử dụng robot

Thiếu hụt lao động, Singapore ứng phó bằng việc sử dụng robot

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA