Châu Á - Thái Bình Dương: sôi động thị trường fintech
Tin mới
16:08
Giá thép xây dựng tăng từng ngày
16:06
Ngân hàng Nhà nước không siết tín dụng vào bất động sản
15:54
Bách Hoá Xanh lỗ gần 7.200 tỷ đồng kể từ khi thành lập
15:48
Chủ tịch FED cảnh báo về ‘cuộc chiến lãi suất’
15:23
Khách du lịch tăng, nhưng chi tiêu giảm
10:15
Tránh cú sốc do tăng giá điện
10:09
ChatGPT có thể ‘xâm chiếm’ ngành tài chính?
10:04
2023 là năm ‘quyết định sống còn’ với các doanh nghiệp BĐS
09:52
Quan trọng nhất là làm sao để các doanh nghiệp BĐS làm ăn có lãi trở lại
16:18
Động đất Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng ‘kinh khủng’ đến kinh tế
16:12
Rõ đầu mối, rõ trách nhiệm
16:10
TP.HCM: Nhiều mặt hàng về lại mặt bằng giá cũ
16:05
Hội đồng châu Âu họp bàn ‘đối phó’ với ChatGPT
16:00
Nhu cầu nhân sự ngành bán lẻ tăng cao đầu năm
15:52
VCCI: Nên cân nhắc cho phép đại lý bán lẻ xăng dầu được lấy hàng từ nhiều nguồn
15:40
Campuchia xuất khẩu hơn 1 tỷ USD hạt điều thô sang Việt Nam
09:55
Khi nào FED ngừng tăng lãi suất?
09:32
Ngành gạo kỳ vọng thắng lớn
09:19
‘Tư duy mở’ mở lối cho nông nghiệp
09:14
Cuộc chiến giành ‘miếng bánh’ thanh toán kỹ thuật số
Bản tin thị trường
15:26
Vàng SJC tăng cùng chiều thế giới, chênh lệch gần 14 triệu đồng/lượng
15:36
USD tăng giá mạnh, vàng lao dốc
12:18
Vàng SJC tăng giá chiều bán, giảm chiều mua
11:57
Vàng nhẫn 24K rớt gần cả triệu đồng một lượng
12:07
Mỹ điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao của Việt Nam
11:37
Giá vàng rơi thẳng đứng trước sức ép của đồng USD
07:22
USD tự do duy trì mức thấp hơn các ngân hàng trong nhiều ngày liền
11:59
Giá bán vàng SJC giảm mạnh sau ngày Vía Thần tài
10:23
Ngày Vía Thần tài, chênh lệch giá mua-bán vàng miếng SJC lên mức 1,4 triệu đồng
10:54
Vàng SJC giảm mạnh sát ngày Vía Thần tài
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thế giớiCông nghệ
2023/02/09 - 6:53:17 AM

12:34 - 01/08/2022

Châu Á – Thái Bình Dương: sôi động thị trường fintech

Bất chấp suy thoái, lạm phát, fintech (công nghệ tài chính) vẫn trở thành thị trường đầy tiềm năng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi có nhiều startup năng động, thị trường dân số trẻ.

Ứng dụng Paytm tại Ấn Độ được sử dụng trong chợ truyền thống.

Tăng trưởng nhanh

Thời gian qua, fintech đã tăng trưởng theo cấp số nhân nhờ sự phát triển nhanh chóng của thanh toán điện tử. Đại dịch Covid-19 càng đẩy nhanh quá trình số hóa ngành tài chính do sự chuyển dịch của người tiêu dùng và doanh nghiệp sang kỹ thuật số. Nằm trong số những khu vực phát triển ứng dụng công nghệ tài chính nhiều nhất thế giới, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang trải qua thời kỳ bùng nổ về chuyển đổi dịch vụ tài chính sang fintech.

Giờ đây, người châu Á có khả năng tiếp cận và quản lý quỹ tài chính của họ một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Ứng dụng fintech hấp dẫn thị trường vì tính tiện lợi khi cung cấp các giải pháp thanh toán và thương mại di động, bao gồm các dịch vụ tương tự như chuyển tiền trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt tại các cửa hàng bán lẻ, thanh toán hóa đơn điện nước, phiếu mua hàng.

Cuối năm 2021, nhiều dự báo cho biết fintech sẽ tiếp tục thắng lớn trong cuộc đua hút vốn mạo hiểm trong năm 2022 ở châu Á – Thái Bình Dương. Nhận định này đã phần nào được khẳng định khi chỉ trong quý đầu năm 2022, 186 thương vụ đầu tư với tổng giá trị 3,33 tỷ USD đã được rót vào các startup fintech khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Lĩnh vực cho vay số ghi nhận ở mức cao trong quý 1, vượt qua tất cả các mảng khác trong hoạt động fintech với thành tích kêu gọi được 1,28 tỷ USD trong 52 thương vụ. Tiếp theo là ví điện tử, ứng dụng lập ngân sách cá nhân, tư vấn tự động tài chính và giao dịch chứng khoán online.

Riêng tại khu vực Đông Nam Á, đã có 1,4 tỷ USD được rót vào công ty công nghệ tài chính. Con số này đã tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước. Theo dữ liệu từ báo cáo công ty nghiên cứu S&P Global Market Intelligence (Mỹ) công bố vào tháng 5/2022, Đông Nam Á đang chiếm khoảng 40% tổng lượng vốn đầu tư cho các công ty fintech ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Fintech News nhận định, đầu tư vào fintech trong quý 2/2022 vẫn tiếp tục là một điểm sáng trong khu vực. Dù chưa có thống kê đầy đủ về hoạt động đầu tư vào fintech trong quý 2, nhưng có thể kể đến một số thương vụ kêu gọi thành công vốn đầu tư đáng chú ý ở các công ty công nghệ như: Voyager Innovations (210 triệu USD), Xendit (300 triệu USD), Pintu (113 triệu USD ).

Quy định tạo thuận lợi

Do chính sách cởi mở, hành lang đầu tư thông thoáng, Ấn Độ nhanh chóng trở thành trụ sở của một số công ty fintech sáng tạo sở hữu các mô hình kinh doanh độc đáo, với những công nghệ và sản phẩm đột phá. Nhiều công ty fintech của Ấn Độ đã huy động được số vốn đáng kể và thu được kết quả ấn tượng trong vài năm qua. Hai trong số các công ty fintech nổi bật đang tạo nên làn sóng ở Ấn Độ là ứng dụng thanh toán di động PhonePe và Paytm, với sự phát triển theo cấp số nhân kể từ khi thành lập.

Trong quý 1/2022, các công ty Ấn Độ chiếm ưu thế trong nhóm startup fintech gọi vốn thành công ở châu Á – Thái Bình Dương. Cụ thể, thị trường này chiếm tỷ trọng 42% và 34% lần lượt đối với tổng giá trị kêu gọi đầu tư thành công và số lượng thương vụ trong khu vực. Trong số 10 thương vụ đầu tư mảng fintech lớn nhất khu vực này có tới 5 cái tên đến từ Ấn Độ. Trong số đó là Pine Labs, một nền tảng dành cho các nhà bán hàng Ấn Độ.

Startup fintech Ấn Độ gọi vốn thành công nhất khu vực trong quý 1/2022 khi nhận 205 triệu USD vốn đầu tư. Quốc gia này đang sở hữu khoảng 2.100 fintech. Theo thống kê của công ty chuyên về dữ liệu người dùng Statista (Đức), Ấn Độ có số lượng kỳ lân cao thứ hai ở châu Á – Thái Bình Dương và có mức độ tập trung cao thứ ba trên toàn thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.

Trong khi đó, ngành fintech Singapore thành công nhờ vào một môi trường cởi mở và năng động. Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đã được bình chọn là Ngân hàng Trung ương của năm (năm 2018) nhờ những sáng kiến fintech cũng như các nỗ lực giám sát và ổn định tài chính. Quốc đảo này cũng luôn đi tiên phong trong các hoạt động thanh toán kỹ thuật số với gần 500 doanh nghiệp fintech cung cấp các giải pháp từ thanh toán di động, thanh toán ngang hàng (P2P) và gọi vốn cộng đồng (crowdfunding).

Tại Nhật Bản, chính phủ đã xây dựng một môi trường thuận lợi cho công ty fintech phát triển, sau khi xác định fintech là lĩnh vực tăng trưởng đầy hứa hẹn trong Chiến lược hồi sinh Nhật Bản năm 2016. Một số quy định như Đạo luật Ngân hàng đã được nhanh chóng sửa đổi vào tháng 5/2016 nhằm khuyến khích các ngân hàng thành lập các công ty con liên quan đến công nghệ thông tin để phát triển các doanh nghiệp fintech. Cơ quan Dịch vụ tài chính Nhật Bản (FSA) và TMG có các nhóm chuyên trách để thu hút các công ty dịch vụ tài chính nước ngoài quan tâm đến việc mở rộng sang Nhật Bản.

Trong khi đó, tại Hàn Quốc, sau khi công nhận fintech là động lực quan trọng để tạo việc làm và phát triển kinh tế, Ủy ban Dịch vụ tài chính nước này đã đưa ra sáng kiến có tên Khung pháp lý tài chính thử nghiệm (Financial Regulatory Sandbox) vào tháng 4/2019, cho phép các startup liên quan đến fintech thử nghiệm các dịch vụ mới với nhiều tự chủ.

Sự phát triển nhanh chóng của fintech tại Hàn Quốc đã thúc đẩy sự tăng trưởng và đa dạng của hệ thống tài chính với việc thay thế và bổ sung cho các tổ chức tài chính hiện hữu và các chức năng truyền thống của thị trường.

Theo Phương Nam/SGGP

Có thể bạn quan tâm

Xiaomi hưởng lợi từ sự sụp đổ của Huawei

Thêm nhà mạng Trung Quốc bị Mỹ cấm

Vốn hóa Coinbase ‘bốc hơi’ hơn 75 tỷ USD

Thụy Điển thử nghiệm đồng tiền số ngân hàng trung ương

Mỹ giáng đòn mạnh vào tham vọng trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:thị trường fintech

Tin khác

ChatGPT có thể ‘xâm chiếm’ ngành tài chính?

ChatGPT có thể ‘xâm chiếm’ ngành tài chính?

Hội đồng châu Âu họp bàn ‘đối phó’ với ChatGPT

Hội đồng châu Âu họp bàn ‘đối phó’ với ChatGPT

ChatGPT có thể làm ai mất việc?

ChatGPT có thể làm ai mất việc?

Các Big Tech đối mặt nhiều rủi ro

ChatGPT: Lợi và hại

Huawei có thể bị Mỹ ‘cấm cửa’ hoàn toàn

GIMO – startup Việt gọi vốn thành công 4,6 triệu USD

Những cảnh báo đáng sợ về siêu AI ChatGPT

Công nghệ
ChatGPT có thể ‘xâm chiếm’ ngành tài chính?

ChatGPT có thể ‘xâm chiếm’ ngành tài chính?

Hội đồng châu Âu họp bàn ‘đối phó’ với ChatGPT

Hội đồng châu Âu họp bàn ‘đối phó’ với ChatGPT

ChatGPT có thể làm ai mất việc?

ChatGPT có thể làm ai mất việc?

Google, Baidu tham gia cuộc đua với ChatGPT

Google, Baidu tham gia cuộc đua với ChatGPT

Thương mại
Mỹ tố Trung Quốc ‘dẫn đầu thế giới về hàng nhái’

Mỹ tố Trung Quốc ‘dẫn đầu thế giới về hàng nhái’

Mỹ ‘thất thế’ trong việc kiềm chế Trung Quốc?

Mỹ ‘thất thế’ trong việc kiềm chế Trung Quốc?

Hạ viện thông qua ủy ban Mỹ-Trung để ưu tiên theo dõi cạnh tranh

Hạ viện thông qua ủy ban Mỹ-Trung để ưu tiên theo dõi cạnh tranh

Trung Quốc mở cửa, Nhân dân tệ tăng giá

Trung Quốc mở cửa, Nhân dân tệ tăng giá

Tin tức
Chủ tịch FED cảnh báo về ‘cuộc chiến lãi suất’

Chủ tịch FED cảnh báo về ‘cuộc chiến lãi suất’

Động đất Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng ‘kinh khủng’ đến kinh tế

Động đất Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng ‘kinh khủng’ đến kinh tế

Khi nào FED ngừng tăng lãi suất?

Khi nào FED ngừng tăng lãi suất?

Kinh tế toàn cầu tốt hơn dự đoán

Kinh tế toàn cầu tốt hơn dự đoán

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA