Chuỗi cung ứng toàn cầu ngóng chờ Trung Quốc
Tin mới
10:58
Cuộc chiến chất bán dẫn: hàng trăm tỷ USD ‘bốc hơi’ vì căng thẳng
10:49
Thị trường BĐS: nguồn cung căn hộ tăng mạnh trong quý 3
10:44
Đằng sau sự sụp đổ của đế chế bất động sản Evergrande
10:41
Tỷ giá lại gây áp lực lên chứng khoán
10:32
Duolingo lấn sân sang lĩnh vực âm nhạc
10:21
Startup Úc giúp doanh nghiệp nhỏ đạt mục tiêu ‘net zero’
10:14
Thị trường ô tô rơi vào suy thoái
10:05
Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ
22:14
Giá gas tăng tháng thứ 3 liên tiếp
15:09
Nước Anh ‘tuyên chiến’ với hiệu ứng neo
15:00
Kịch bản nào cho thị trường bất động sản 2024?
14:53
VRG công bố chiến lược xanh hóa
11:54
HAG xoay tiền trả nợ trái phiếu từ đâu?
11:21
Bùng nổ xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng chất bán dẫn
11:18
Lãi suất cho vay khó giảm nhanh?
10:19
World Bank hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á – Thái Bình Dương
09:54
‘Tảng băng chìm’ ngành xăng dầu
20:12
Mời doanh nghiệp đăng ký thông tin sản phẩm bình chọn HVNCLC 2024
12:22
Kiện nhau chưa xong đã làm… đối tác của nhau
11:59
Ai đang dẫn đầu ‘cuộc chơi’ chất bán dẫn?
Bản tin thị trường
16:10
Thị trường 24/7: Philippines bỏ chính sách giá trần đối với gạo; TikTok Shop dừng hoạt động ở Indonesia
15:35
Thị trường 24/7: Xuất khẩu cá tra hồi phục mạnh; Người Việt chi nghìn tỷ mua iPhone 15 trong ngày mở bán
15:25
Thị trường 24/7: Giá gas tháng 10 tiếp tục tăng; Mì gói Việt Nam hút hàng ở Nhật Bản
16:18
Thị trường 24/7: Khách quốc tế đến Việt Nam mới đạt 69% năm 2019; Malaysia thiếu gạo sản xuất trong nước
16:09
Thị trường 24/7: Drone của Việt Nam gây ấn tượng trên bầu trời nước Đức; Vốn FDI vượt mốc 20 tỷ USD
16:28
Thị trường 24/7: Tàu hàng đầu tiên chạy thẳng từ Bình Dương sang Trung Quốc; Rạng Đông Holding thua kiện cổ đông Nhật Bản
16:17
Thị trường 24/7: Doanh nghiệp điều than trời vì quy trình kiểm dịch mới; Indonesia sắp thông qua quy định về bán hàng qua mạng xã hội
15:46
Thị trường 24/7: Giá dầu Brent đang trên đà tới mốc 100 USD; Thái Lan dự báo sản lượng gạo sụt giảm do El Nino
16:24
Thị trường 24/7: HOSE bác thông tin lãnh đạo xin nghỉ việc; Mỹ tăng nhập khẩu dầu ăn đã qua sử dụng của TQ
16:02
Thị trường 24/7: Giá xăng tăng gần 900 đồng/lít; Thị trường căn hộ Thái Lan hút người mua nước ngoài
16:27
Thị trường 24/7: Người Việt chi 33,3 triệu USD mua tôm hùm Australia; Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Singapore giảm mạnh
16:09
Thị trường 24/7: Giá vàng tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm; Gạo 25% tấm của Việt Nam rớt mốc 600 USD/tấn
15:35
Thị trường 24/7: Giá cà phê tăng cao kỷ lục; Siêu thị Pháp dán nhãn sản phẩm tăng giá trá hình
16:12
Thị trường 24/7: iPhone 12 có thể bị cấm tại nhiều nước châu Âu; Quảng Nam chào đón các nhà làm phim Bollywood
15:10
Thị trường 24/7: Indonesia tính cấm bán hàng trên mạng xã hội; Vietcombank và Agribank hạ lãi suất tiết kiệm về 5,5%/năm
15:50
Thị trường 24/7: Bánh trung thu ‘đại hạ giá’ vẫn ế; iPhone 15 chính hãng giá dự kiến từ 21,49 triệu đồng
15:27
Thị trường 24/7: Bộ NN&PTNT bác tin ‘nông sản ùn tắc tại cửa khẩu’; Hoàn lại hơn 87.000 tỷ đồng thuế GTGT
15:29
Thị trường 24/7: Phát hiện rệp ở một số lô sầu riêng xuất khẩu sang TQ; Giá dầu vượt 23.000 đồng một lít
15:55
Thị trường 24/7: Super sale hàng hiệu giảm giá tới 90%; Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh
15:59
Thị trường 24/7: Dừng bán SIM qua đại lý, cửa hàng từ ngày 10/9; Apple chuyển 11 nhà máy vào Việt Nam
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thế giới
2023/10/04 - 10:53:10 PM

10:35 - 26/12/2022

Chuỗi cung ứng toàn cầu ngóng chờ Trung Quốc

Trung Quốc hiện là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu, chiếm gần 20% thương mại sản xuất thế giới. Bởi vậy, khi các nhà máy ở Trung Quốc gặp trục trặc, cả thế giới bị ảnh hưởng.

Nhà máy Foxcom ở Thâm Quyến (Trung Quốc) hiện sản xuất khoảng một nửa số iPhone trên thế giới.

Thành phố công xưởng

Một trong những lý do khiến hoạt động sản xuất của Trung Quốc hiệu quả, là ưu thế của các “thành phố công xưởng”. Đó là những khuôn viên khép kín bao gồm các nhà máy, nhà kho, văn phòng và nhà ở. Những cơ sở này mọc lên vào những năm 1990 ở các tỉnh ven biển như Quảng Đông, Chiết Giang và Giang Tô. Các tỉnh này đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng hỗ trợ thương mại xuất khẩu, bao gồm đường sá và cảng container. Một trong những “TP công xưởng” là Công viên Khoa học – Công nghệ Longhua của Foxconn ở Thâm Quyến (nơi sản xuất khoảng một nửa số iPhone trên thế giới), có thời điểm lên đến 270.000 công nhân. Tại cơ sở lắp ráp điện thoại di động ở Đông Hoản, 15.000 công nhân lắp ráp 100.000 chiếc điện thoại thông minh mỗi ngày. Điều này đã biến Trung Quốc thành công xưởng của thế giới.

Ngoài đầu tư trong nước, tầm với của Trung Quốc mở rộng thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng của các nước đang phát triển giàu tài nguyên, đặc biệt là châu Phi. Nắm bắt nguồn cung cấp các nguyên tố đất hiếm (REE) đối với việc sản xuất các thành phần công nghệ, Trung Quốc đã chiếm vai trò quan trọng trong thị trường toàn cầu. Các công ty Trung Quốc hiện kiểm soát hoặc có ảnh hưởng trên 59% trữ lượng lithium toàn cầu, loại khoáng chất quan trọng để sản xuất pin và các thiết bị điện tử tiên tiến khác. Từ việc phát triển các mỏ nguyên tố đất hiếm, đến Sáng kiến Vành đai và Con đường nhằm kết nối các thị trường trên khắp châu Âu, châu Phi, châu Á và Australia, sự kiểm soát của Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng rất lớn. Các ước tính hiện tại cho thấy chính phủ Trung Quốc đã chi hơn 1.000 tỷ USD cho nước ngoài để đầu tư vào Sáng kiến Vành đai và Con đường này.

Khó rời bỏ Trung Quốc

Đại dịch Covid-19 bùng phát và hoành hành khắp toàn cầu tạo ra cú sốc nguồn cung, đã khiến nhiều công ty và quốc gia suy nghĩ lại về việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Thật ra, các cuộc thảo luận về đa dạng hóa chuỗi cung ứng đã bắt đầu từ rất lâu trước khi xảy ra đại dịch. Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung năm 2018 đã khiến các nhà đầu tư cân nhắc việc giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Bởi các rào cản thương mại từ 2 quốc gia áp đặt lên nhau đã ảnh hưởng đến các nền kinh tế trên toàn thế giới, phơi bày những lỗ hổng của các khoản đầu tư tập trung vào Trung Quốc.

Nhiều công ty đã áp dụng chiến lược “Trung Quốc +1” để phòng ngừa rủi ro. Năm 2019, Đài Loan đã thông qua luật khuyến khích các công ty của họ xây dựng chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc và cung cấp tài chính giá rẻ, giảm thuế và đơn giản quản lý để đầu tư vào lãnh thổ của mình. Một nghiên cứu của ngân hàng đầu tư Nhật Bản Nomura, cho thấy 56 công ty đã chuyển cơ sở ra khỏi Trung Quốc từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2019. Đại dịch đã tăng cường hơn nữa xu hướng này. Vào tháng 4/2020, Nhật Bản đã dành 2,2 tỷ USD để tài trợ cho các công ty của mình rời khỏi Trung Quốc. Sự thay đổi chính sách này diễn ra trong bối cảnh nhập khẩu của Trung Quốc vào Nhật Bản giảm một nửa vào tháng 2-2020 do đại dịch, khiến các nhà sản xuất Nhật Bản rất cần linh kiện.

Bất chấp những thách thức này, Trung Quốc vẫn giữ vững lập trường của mình, bởi các mạng lưới cung ứng toàn cầu có xu hướng tuân theo các quy luật của thị trường. Các nhà đầu tư toàn cầu khó có thể bỏ qua thị trường nội địa Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng và cơ sở người tiêu dùng rộng lớn của nước này. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng thương mại nước ngoài ở Trung Quốc khá hoàn thiện, với các cảng năng suất cao và hiệu quả để có thể tiếp nhận các tàu container lớn, các dịch vụ vận tải biển trực tiếp kết nối các thị trường lớn. Bên cạnh đó, lực lượng lao động lành nghề dồi dào, cùng với sự sẵn có của mạng lưới cung ứng sâu và hoàn thiện, càng mang lại cho Trung Quốc nhiều lợi thế là công xưởng của thế giới.

Hậu zero Covid?

Chính sách zero Covid kéo dài của Trung Quốc đã tác động rất lớn đến các công ty trong lĩnh vực công nghệ. Đặc biệt, lệnh phong tỏa Thượng Hải vào tháng 4 và sau đó là nhiều thành phố khác, đã khiến nhiều công ty nước ngoài cảm thấy hối hận vì đã không nghiêm túc về việc đa dạng hóa cơ sở cung cấp của mình khỏi Trung Quốc. Apple mới đây đã cảnh báo về tình trạng thiếu hàng Giáng sinh. Các nhà phân tích cho rằng việc nhà máy sản xuất iPhone khổng lồ của Foxconn ở Trịnh Châu đóng cửa, có thể khiến Apple mất 1/3 hàng tồn kho trong dịp Giáng sinh. Tại nhiều cửa hàng Apple ở Mỹ, tình trạng thiếu hụt iPhone 14 Pro lên tới 35% hoặc 40%.

Apple không phải là công ty duy nhất bị ảnh hưởng, dữ liệu hậu cần và vận tải cho thấy sản xuất chung đang chậm lại. Cuối tháng 11, các chuyến hàng đường bộ và đường sắt ở Trung Quốc đã giảm 36%, vận chuyển của Trung Quốc đến Mỹ tiếp tục giảm và giảm 34% so với đầu năm. Honda đã tạm dừng sản xuất tại nhà máy của họ ở Vũ Hán, trong khi Volkswagen cho biết họ đã buộc phải tạm dừng sản xuất xe tại cơ sở của mình ở Thành Đô vì số ca mắc Covid gia tăng. Nhà sản xuất ô tô Đức cũng đã tạm dừng 2 trong số 5 dây chuyền sản xuất tại nhà máy Trường Xuân vì thiếu phụ tùng.

Kể từ ngày 13/12, Trung Quốc cho biết sẽ dỡ bỏ chính sách zero Covid. Thậm chí, hàng triệu công nhân được khuyến khích đi làm, nếu bị nhiễm Covid. Dù việc dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát được coi làm sáng tỏ triển vọng tăng trưởng toàn cầu trong dài hạn, nhưng các nhà phân tích cho rằng các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong những tuần tới, khi làn sóng lây nhiễm tạo ra tình trạng thiếu nhân viên và khiến người tiêu dùng cảnh giác.

Ting Lu, Nhà kinh tế trưởng Trung Quốc tại Nomura, cho biết: “Sự gia tăng nhanh chóng số ca nhiễm ở các thành phố lớn có thể chỉ là khởi đầu của làn sóng lây nhiễm Covid lớn. Việc công nhân về quê nghỉ Tết Nguyên đán vào cuối tháng 1, kết hợp với việc dỡ bỏ zero Covid có thể gây ra sự lây lan chưa từng có của Covid”. Vì thế, nhiều người lo ngại việc khóa cửa cục bộ của Trung Quốc có thể quay trở lại.

Theo Vinh Trang/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

Mỹ hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ kiểm toán của các công ty Trung Quốc niêm yết ở Phố Wall

Ấn Độ lên kế hoạch lấp đầy thị trường xuất khẩu Trung Quốc bỏ trống

Ba vấn đề công nghệ quyết định đàm phán thương mại Mỹ – Trung Quốc

Nha Trang bình yên sau bão số 12

Xuất khẩu của Trung Quốc đối mặt với thách thức chưa từng có

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chuỗi cung ứngTrung Quốc

Tin khác

Cuộc chiến chất bán dẫn: hàng trăm tỷ USD ‘bốc hơi’ vì căng thẳng

Cuộc chiến chất bán dẫn: hàng trăm tỷ USD ‘bốc hơi’ vì căng thẳng

Đằng sau sự sụp đổ của đế chế bất động sản Evergrande

Đằng sau sự sụp đổ của đế chế bất động sản Evergrande

Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ

Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ

World Bank hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á – Thái Bình Dương

Ai đang dẫn đầu ‘cuộc chơi’ chất bán dẫn?

Indonesia khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên

Mỹ đối diện rất gần nguy cơ đóng cửa chính phủ

Trung Quốc tạo đột phá mới trong sản xuất chip

Thương mại
Cuộc chiến chất bán dẫn: hàng trăm tỷ USD ‘bốc hơi’ vì căng thẳng

Cuộc chiến chất bán dẫn: hàng trăm tỷ USD ‘bốc hơi’ vì căng thẳng

Bùng nổ xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng chất bán dẫn

Bùng nổ xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng chất bán dẫn

Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa toàn cầu suy yếu

Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa toàn cầu suy yếu

Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Tây Phi

Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Tây Phi

Tin tức
Đằng sau sự sụp đổ của đế chế bất động sản Evergrande

Đằng sau sự sụp đổ của đế chế bất động sản Evergrande

Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ

Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ

World Bank hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á – Thái Bình Dương

World Bank hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á – Thái Bình Dương

Ai đang dẫn đầu ‘cuộc chơi’ chất bán dẫn?

Ai đang dẫn đầu ‘cuộc chơi’ chất bán dẫn?

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA