Châu Á 'đón đầu' lạm phát
Tin mới
12:00
Cựu CEO Grab giữ chức Giám đốc quốc gia Apple tại Việt Nam
11:57
An ninh Đài Loan muốn công ty Foxconn rút hợp đồng với Trung Quốc
11:53
Một công ty Thái Lan bị xử phạt vì mua ‘chui’ cổ phiếu tại Việt Nam
11:48
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia
11:45
Việt Nam nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt thép trong 7 tháng
11:43
Mỹ kết luận sơ bộ vụ điều tra chống bán phá giá với gỗ dán Việt Nam
11:31
Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu
11:27
Nhà xuất khẩu châu Á gặp khó
09:20
Mỹ bơm tiền cho công nghệ chip, Trung Quốc tức tối ra mặt
09:09
Condotel bị loại khỏi Luật Đất đai sửa đổi
09:06
Trọng cung hay trọng cầu?
08:57
Lạm phát toàn cầu đe dọa xuất khẩu
19:21
Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm công nghiệp sang Anh
12:51
Giá xăng trong nước có thể xuống 21.000 đồng/lít?
12:45
Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu
12:34
Bộ Công an: Sẽ sửa đổi, bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu mẫu mới
12:26
Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách
12:20
Công ty chứng khoán nội bắt đầu ‘ngấm đòn’
12:16
Google bị sập trên toàn cầu
12:12
Cởi bỏ tâm lý ‘sợ trách nhiệm’
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Quốc tế
2022/08/10 - 9:09:08 PM

09:18 - 05/07/2022

Châu Á ‘đón đầu’ lạm phát

Các nước châu Á đã tăng lãi suất, trợ giá tiêu dùng và thưởng cho hộ gia đình tiết kiệm điện nhằm kiềm chế lạm phát do chi phí năng lượng tăng cao.

Các nhân viên của tòa nhà Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) ở Tokyo – Nhật Bản làm việc trong văn phòng tắt đèn vào ban ngày hôm 27/6 để tiết kiệm điện Ảnh: Reuters.

Giá dầu hôm 4/7 (giờ địa phương) biến động trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung do sản lượng của OPEC giảm, bất ổn ở Libya và các lệnh trừng phạt lên Nga lấn át nỗi lo về khả năng suy thoái toàn cầu. Giá dầu Brent trong phiên giao dịch hôm 4/7 (giờ địa phương) có lúc tăng lên 112,18 USD/thùng trong khi giá dầu WTI có thời điểm tăng lên 108,87 USD/thùng.

Cuộc khảo sát của hãng tin Reuters cho thấy sản lượng dầu từ 10 nước thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã giảm 100.000 thùng/ngày trong tháng 6 xuống còn 28,52 triệu thùng/ngày, chênh lệch với mức cam kết tăng khoảng 275.000 thùng/ngày.

Các chuyên gia thuộc tổ chức nghiên cứu ANZ Research (Úc) cho biết sự sụt giảm sản lượng dầu ở Nigeria và Libya cao hơn phần gia tăng sản lượng ở Ả Rập Saudi và các nước sản xuất dầu lớn khác trong khi Libya đang đối mặt với khả năng gián đoạn nguồn cung hơn nữa do bất ổn chính trị gia tăng. Diễn biến trên khiến OPEC khó có thể đạt được hạn ngạch sản lượng mới.

Trong bối cảnh giá dầu biến động khó lường góp phần đẩy giá hàng hóa và lạm phát lên cao, nhiều nước châu Á đang triển khai các biện pháp ứng phó. Tại Malaysia, lạm phát lương thực đang ở mức cao nhất trong 11 năm, khoảng 5,2%. Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob hôm 3/7 cho biết nước này sẽ chi khoảng 16 tỷ USD cho các khoản trợ cấp trong năm nay. Đây là gói hỗ trợ cao nhất trong lịch sử Malaysia.

Gói hỗ trợ kỷ lục này được Malaysia triển khai nhằm kiềm chế giá xăng, dầu diesel, khí hóa lỏng, dầu ăn, bột mì và điện tăng vọt trong thời gian qua. Gần 160 triệu USD trong gói này được phân bổ để duy trì ngưỡng giá gà là 2,13 USD/kg.

Trong khi đó, trợ cấp cho dầu ăn là 906 triệu USD, gần gấp đôi mức 500 triệu USD của năm ngoái. Sau 2 lần phát tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, Thủ tướng Ismail cho rằng có khả năng sẽ phát trợ cấp lần thứ 3.

Thái Lan cũng nhanh chóng hành động khi lạm phát của nước này đang ở mức cao nhất trong 14 năm, đã vượt mốc 7% vào tháng 5. Theo The Nation, Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) Thái Lan lên kế hoạch thành lập nhóm đặc trách giải quyết cuộc khủng hoảng nhiên liệu và lương thực hôm 4/7.

Tổng Thư ký NSC Supot Malaniyom nhấn mạnh đến cuối năm 2023, hội đồng và các cơ quan liên quan sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng trong 3 giai đoạn, tập trung vào giá nhiên liệu tăng cao đang ảnh hưởng giao thông vận tải và làm trầm trọng thêm lạm phát. Ngân hàng Trung ương Thái Lan cũng dự kiến tăng lãi suất trong tháng sau.

Tại Nhật Bản, giá tiêu dùng cơ bản tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 5 sau khi ghi nhận mức tăng tương tự vào tháng trước đó. Mức tăng vọt này là cao nhất trong 7 năm qua ở Nhật Bản.

Thủ tướng Kishida Fumio cho hay nước này có kế hoạch giảm bớt tác động của việc tăng giá điện thông qua việc trao thưởng cho những hộ gia đình tiết kiệm năng lượng bằng cách trừ vào hóa đơn điện nước. Thủ tướng Nhật Bản cho biết chính phủ cũng đặt mục tiêu nâng mức lương tối thiểu trung bình lên ít nhất 1.000 yen (khoảng 7,40 USD)/giờ trong tài khóa hiện tại kéo dài đến tháng 3 năm sau.

Áp dụng biện pháp kiềm chế lạm phát tương tự, Ngân hàng trung ương Hàn Quốc đã tăng lãi suất lên 1,75% hồi tháng 5 khi lạm phát đạt mức cao nhất trong 14 năm. Theo Straits Times, giá thịt heo trung bình đã tăng gần 15% trong tháng trước lên 2.911 won (khoảng 2,24 USD)/100 g.

Các nhà phân tích ngành thực phẩm nhận định giá thịt heo tăng vọt ở Hàn Quốc là do cuộc khủng hoảng ở Ukraine cũng như lạm phát.

Một quan chức thuộc Hiệp hội Thịt heo Hàn Quốc cho hay bắp chiếm 1/2 lượng thức ăn cho heo nhưng cuộc chiến giữa Nga-Ukraine, 2 trong số các nhà cung cấp lúa mì và bắp lớn nhất thế giới, đã làm thiếu hụt nguồn cung, góp phần đẩy giá lương thực tăng cao. Lạm phát tiêu dùng ở Hàn Quốc trong tháng 5 cũng tăng lên 5,4%, với tỉ lệ tháng 6 dự kiến vượt mức 6%.

Theo Xuân Mai/Người Lao Động

Có thể bạn quan tâm

Sắc lệnh hạn chế nhập cảnh mới sẽ miễn trừ đối với người đã có thị thực

Hà Nội: Ngày 30/6/2017 sẽ cấp xong ‘sổ đỏ’ cho các trường hợp đủ điều kiện

Fed giữ nguyên lãi suất cơ bản

Bác tin hàng hóa ách tắc tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn

Các nhà bán lẻ Mỹ triển khai mùa mua sắm sớm nhất từ trước đến nay

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:châu Álạm phát

Tin khác

An ninh Đài Loan muốn công ty Foxconn rút hợp đồng với Trung Quốc

An ninh Đài Loan muốn công ty Foxconn rút hợp đồng với Trung Quốc

Việt Nam nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt thép trong 7 tháng

Việt Nam nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt thép trong 7 tháng

Nhà xuất khẩu châu Á gặp khó

Nhà xuất khẩu châu Á gặp khó

Ấn Độ muốn cấm điện thoại Trung Quốc giá dưới 150 USD

Nỗi lo đồng USD tăng giá

BĐS ‘đứng hình’, giới đầu tư Trung Quốc đổ xô vào ngọc bích

Cảng nhiên liệu Cuba cháy như ‘địa ngục’, 6 nước hợp lực cứu hỏa

Giá dầu thô lao dốc về mức 87 USD/thùng

Thương mại
Nhà xuất khẩu châu Á gặp khó

Nhà xuất khẩu châu Á gặp khó

Trung Quốc đã ra đòn kinh tế với Đài Loan

Trung Quốc đã ra đòn kinh tế với Đài Loan

Áp thuế chống bán phá giá 42,99% với đường nhập từ Campuchia, Indonesia, Malaysia, Lào, Myanmar

Áp thuế chống bán phá giá 42,99% với đường nhập từ Campuchia, Indonesia, Malaysia, Lào, Myanmar

Việt Nam nhập khẩu 40% xăng dầu từ Hàn Quốc

Việt Nam nhập khẩu 40% xăng dầu từ Hàn Quốc

Tin tức
An ninh Đài Loan muốn công ty Foxconn rút hợp đồng với Trung Quốc

An ninh Đài Loan muốn công ty Foxconn rút hợp đồng với Trung Quốc

Việt Nam nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt thép trong 7 tháng

Việt Nam nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt thép trong 7 tháng

Mỹ bơm tiền cho công nghệ chip, Trung Quốc tức tối ra mặt

Mỹ bơm tiền cho công nghệ chip, Trung Quốc tức tối ra mặt

Ấn Độ muốn cấm điện thoại Trung Quốc giá dưới 150 USD

Ấn Độ muốn cấm điện thoại Trung Quốc giá dưới 150 USD

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA