16:52 - 04/06/2019
Xuất khẩu cá ngừ sang Nga có xu hướng giảm tốc
Trước năm 2015, Nga là một thị trường xuất khẩu (XK) cá ngừ “nhỏ” của Việt Nam. Nhưng từ năm 2015, khi Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU – bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) (VCUFTA) và có hiệu lực vào ngày 05/10/2016, XK cá ngừ của Việt Nam đã khởi sắc.
Tuy nhiên thời gian gần đây, XK cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường này giảm.
Trước năm 2015, Nga là một thị trường xuất khẩu (XK) cá ngừ “nhỏ” của Việt Nam. Nhưng từ năm 2015, khi Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU – bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) (VCUFTA) và có hiệu lực vào ngày 05/10/2016, XK cá ngừ của Việt Nam đã khởi sắc. Tuy nhiên thời gian gần đây, XK cá ngừ của Việt Nam sang khối thị trường này giảm.
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, từ năm 2013 – 2015, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nga tăng trưởng liên tục, nhưng ở mức thấp. Nhưng từ khi FTA Việt Nam – EAEU có hiệu lực, XK cá ngừ của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2015 – 2017. Giá trị XK tăng từ 3,2 triệu USD lên hơn 10,2 triệu USD. Tuy nhiên, sang năm 2018 XK cá ngừ của Việt Nam sang Nga có xu hướng giảm.
Hiện Nga nhập khẩu chủ yếu cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô của Việt Nam, đặc biệt thăn/philê cá ngừ đông lạnh (cá ngừ cắt miếng saku, thăn cá ngừ vây vàng đông lạnh, cá ngừ cắt miếng (steak)…). Đây là mặt hàng mà theo cam kết trong VCUFTA, các nước trong EAEU sẽ xóa cắt giảm thuế quan ngay và nhanh cho Việt Nam từ mức 10% xuống còn 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Với lợi thế này, các DN Việt Nam đang “làm chủ” sân chơi tại phân khúc thị trường thăn/phi lê cá ngừ đông lạnh Nga.
Còn với sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp, các sản phẩm của Việt Nam tính đến nay vẫn chưa thực sự thâm nhập vào thị trường này, trong khi là sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ cao tại Nga. Vì cá ngừ đang được định vị trong phân khúc cao cấp và trung lưu, nhưng thực tế lại là một sản phẩm cao cấp. Nguyên nhân là do 100% các sản phẩm cá ngừ được nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, giá tỷ lệ thuận với chất lượng sản phẩm. Do đó, khó có thể tìm thấy cá ngừ tươi tại các của hàng ở Nga hoặc giá cá ngừ tươi rất cao. Người Nga cũng vì vậy thích mua cá ngừ đóng hộp và dùng nó để chế biến các món ăn hơn cá ngừ tươi. Bên cạnh đó, cá ngừ là một trong số vài loài không bị mất đi đặc tính hữu ích khi đóng hộp, và là sản phẩm có hàm lượng chất béo rất thấp nên được coi là sản phẩm ăn kiêng được người Nga ưa chuộng.
Với dòng sản phẩm cá ngừ đóng hộp, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp kín của Việt Nam mã HS160414 XK sang EAEU sẽ được giảm thuế từ 15% xuống còn 13,6% ngay khi hiệp định có hiệu lực, và sau đó giảm dần 1,4% qua các năm tiếp theo và về 0% vào năm 2025. Với lộ trình này, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp kín của Việt Nam đang có lợi thế hơn các nước.
Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, những khoản chi phí không chính thức để đẩy mạnh XK sang đây đã khiến doanh nghiệp phải e dè. Ngoài ra, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) và hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) do theo yêu cầu của Nga chưa minh bạch khiến doanh nghiệp liên tục phải điều chỉnh hoặc nỗ lực lớn để xuất khẩu sang Nga.
Bên cạnh đó, do xu hướng sụt giảm XK sang Nga còn do tâm lý tiêu dùng thay đổi. Giá các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam lại không “mềm” như các nước Đông Nam Á khác, như Thái Lan.
Do đó, muốn các DN muốn đẩy mạnh XK cá ngừ sang thị trường Nga phải đảm bảo chất lượng hàng hóa, luôn cải tiến về bao bì, mẫu mã, thiết kế lại tem, thay đổi ngôn ngữ làm sao để khách hàng tại thị trường này có thể nắm bắt được thông tin đầy đủ về sản phẩm.
Theo Vinanet/Vasep
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này