Từ xuất tiểu ngạch sang chính ngạch: cơ hội cho người tiên phong
Tin mới
20:12
Mời doanh nghiệp đăng ký thông tin sản phẩm bình chọn HVNCLC 2024
12:22
Kiện nhau chưa xong đã làm… đối tác của nhau
11:59
Ai đang dẫn đầu ‘cuộc chơi’ chất bán dẫn?
11:40
Việt Nam tìm lối đi riêng trong điều kiện chính sách nới lỏng
11:36
Bitcoin trở thành đối thủ nặng ký với vàng
10:46
Xu hướng mới: khởi nghiệp ‘net zero’
10:35
Indonesia khai trương tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên
10:26
Nhà đầu tư ngóng kết quả kinh doanh quý 3/2023
10:05
Bầu Đức bán khách sạn Hoàng Anh Gia Lai lớn nhất Tây Nguyên để trả nợ
15:46
Chứng khoán Việt Nam chưa được nâng hạng
15:11
Khi nhân viên thành diễn viên quảng cáo
15:03
GDP quý 3/2023 của Việt Nam tăng 5,33%
11:09
Việt Nam cần làm gì khi nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc?
10:30
NHNN hút ròng hàng chục nghìn tỷ đồng, tỷ giá vẫn chưa giảm áp lực
10:26
Vì sao Indonesia ra lệnh cấm bán hàng trên TikTok?
10:13
Mỹ đối diện rất gần nguy cơ đóng cửa chính phủ
09:24
Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường giao đồ ăn
15:37
Nhiều tiêu chí ‘đánh đố’ người mua nhà ở xã hội sẽ được loại bỏ
15:30
Tỷ giá sẽ ổn định tại mức nào?
15:11
Trung thu – tết đoàn viên trọn tâm ý
Bản tin thị trường
15:25
Thị trường 24/7: Giá gas tháng 10 tiếp tục tăng; Mì gói Việt Nam hút hàng ở Nhật Bản
16:18
Thị trường 24/7: Khách quốc tế đến Việt Nam mới đạt 69% năm 2019; Malaysia thiếu gạo sản xuất trong nước
16:09
Thị trường 24/7: Drone của Việt Nam gây ấn tượng trên bầu trời nước Đức; Vốn FDI vượt mốc 20 tỷ USD
16:28
Thị trường 24/7: Tàu hàng đầu tiên chạy thẳng từ Bình Dương sang Trung Quốc; Rạng Đông Holding thua kiện cổ đông Nhật Bản
16:17
Thị trường 24/7: Doanh nghiệp điều than trời vì quy trình kiểm dịch mới; Indonesia sắp thông qua quy định về bán hàng qua mạng xã hội
15:46
Thị trường 24/7: Giá dầu Brent đang trên đà tới mốc 100 USD; Thái Lan dự báo sản lượng gạo sụt giảm do El Nino
16:24
Thị trường 24/7: HOSE bác thông tin lãnh đạo xin nghỉ việc; Mỹ tăng nhập khẩu dầu ăn đã qua sử dụng của TQ
16:02
Thị trường 24/7: Giá xăng tăng gần 900 đồng/lít; Thị trường căn hộ Thái Lan hút người mua nước ngoài
16:27
Thị trường 24/7: Người Việt chi 33,3 triệu USD mua tôm hùm Australia; Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Singapore giảm mạnh
16:09
Thị trường 24/7: Giá vàng tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm; Gạo 25% tấm của Việt Nam rớt mốc 600 USD/tấn
15:35
Thị trường 24/7: Giá cà phê tăng cao kỷ lục; Siêu thị Pháp dán nhãn sản phẩm tăng giá trá hình
16:12
Thị trường 24/7: iPhone 12 có thể bị cấm tại nhiều nước châu Âu; Quảng Nam chào đón các nhà làm phim Bollywood
15:10
Thị trường 24/7: Indonesia tính cấm bán hàng trên mạng xã hội; Vietcombank và Agribank hạ lãi suất tiết kiệm về 5,5%/năm
15:50
Thị trường 24/7: Bánh trung thu ‘đại hạ giá’ vẫn ế; iPhone 15 chính hãng giá dự kiến từ 21,49 triệu đồng
15:27
Thị trường 24/7: Bộ NN&PTNT bác tin ‘nông sản ùn tắc tại cửa khẩu’; Hoàn lại hơn 87.000 tỷ đồng thuế GTGT
15:29
Thị trường 24/7: Phát hiện rệp ở một số lô sầu riêng xuất khẩu sang TQ; Giá dầu vượt 23.000 đồng một lít
15:55
Thị trường 24/7: Super sale hàng hiệu giảm giá tới 90%; Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh
15:59
Thị trường 24/7: Dừng bán SIM qua đại lý, cửa hàng từ ngày 10/9; Apple chuyển 11 nhà máy vào Việt Nam
16:35
Thị trường 24/7: Thu gần 2.000 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng trong 8 tháng; Giá gạo xuất khẩu tăng cao, doanh nghiệp vẫn kêu lỗ
15:28
Thị trường 24/7: ‘Cô dâu 8 tuổi’ thích thú với bánh xèo Hương Xưa; Đơn hàng mới tăng, chỉ số PMI phục hồi trên ngưỡng 50 điểm
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Nông nghiệpXuất nhập khẩu
2023/10/03 - 7:56:39 AM

09:18 - 19/04/2023

Từ xuất tiểu ngạch sang chính ngạch: cơ hội cho người tiên phong

Chỉ có xuất khẩu chính ngạch mới bảo đảm nền sản xuất lớn, tạo động lực chuyển đổi cả chuỗi giá trị hàng hóa với tiêu chuẩn cao hơn.

Bưởi là một trong những loại trái cây tươi đang được đàm phán xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Ảnh: AN NA..

Đây cũng là cơ hội để nâng cao giá trị nông sản Việt Nam tại thị trường Trung Quốc vì chỉ có xuất khẩu chính ngạch hàng hóa mới có thương hiệu, nâng cao hơn khả năng cạnh tranh với hàng loạt đối thủ mới đang hiện diện tại thị trường gần 1,5 tỷ dân này.

Đón đầu cơ hội

Ông Nguyễn Khắc Huy, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit (Long An), cho rằng với thị trường Trung Quốc, trước đây doanh nghiệp (DN) Việt Nam bán hàng sang chủ yếu lấy số lượng nhưng nay phải chú trọng chất lượng. “Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính, họ đòi hỏi về tiêu chuẩn chất lượng, chứng nhận an toàn… không thua gì Nhật Bản, Hàn Quốc. Từ năm nay, chúng tôi sẽ xây dựng dần để đón đầu các tiêu chuẩn của Trung Quốc” – ông Huy chia sẻ.

Cụ thể, Hoàng Phát Fruit đang xây thêm nhà máy sản xuất, tiến hành các thủ tục cấp mã số kho, mã số vùng nguyên liệu. “Nếu không có lộ trình để chuẩn bị thì sẽ rất khó khăn. Khi đó, không những DN bị ảnh hưởng mà nông dân cũng thiệt hại vì không tiêu thụ được sản phẩm. Vì vậy, rất cần chính quyền địa phương có lộ trình cùng nông dân, DN đáp ứng lộ trình này” – ông Huy nêu đề xuất.

Từ kinh nghiệm xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường khó tính, ông Huy cho rằng trước mắt phải xây dựng mã số vùng trồng, xây dựng nhà kho theo tiêu chuẩn của nước nhập khẩu, bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và phải làm sao để sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc. “DN muốn đi xa hơn phải xây dựng thương hiệu gắn với hàng hóa chất lượng, có đủ hàng cung ứng theo tiến độ đơn hàng” – ông Huy bày tỏ.

Ông Nguyễn Văn Tựu, HTX thanh long Thanh Huệ (Long An), cho rằng Trung Quốc siết chặt xuất khẩu tiểu ngạch sẽ là động lực cho nông dân, HTX, DN Việt Nam đầu tư sản xuất bài bản hơn, nếu không sẽ không thể bán hàng vào thị trường này. “Hiện thanh long Việt Nam chủ yếu sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch. Các đầu mối của Trung Quốc đến tận nơi đặt hàng, thu mua. Nếu xuất khẩu chính ngạch, khả năng cũng thông qua những nhà mua hàng Trung Quốc nhưng quy trình canh tác, tiêu chuẩn chất lượng… sẽ nghiêm ngặt hơn” – ông Tựu nói.

Ông Nông Đức Lai, Tham tán thương mại Việt Nam tại Bắc Kinh – Trung Quốc, thông tin kể từ khi Trung Quốc có thông báo mở cửa trở lại, đã có không dưới 10 đoàn DN Trung Quốc sang Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội làm ăn lẫn mua hàng. “Một vấn đề lớn là hiện Trung Quốc lập hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu rất chặt chẽ nên hàng hóa Việt Nam gặp không ít khó khăn. Qua theo dõi, năm 2021, Việt Nam xếp thứ 4 trong các nước xuất khẩu có số lô hàng nhập khẩu vào Trung Quốc bị cảnh báo nhưng năm 2022 đã đứng thứ 2 trong danh sách này” – ông Lai nêu.

Xu hướng tất yếu

Dưới góc nhìn của ngành logistics, ông Đặng Đình Long, Tổng Giám đốc Công ty Logistics Mega A, cũng cho rằng chỉ có xuất khẩu chính ngạch mới tận dụng vận tải đa phương thức (kết hợp đường bộ, đường sắt, đường thủy) để có chi phí rẻ hơn.

“Một container chuối từ Đồng Nai sang biên giới (Quảng Tây) cước đường bộ 90 triệu đồng nhưng đi bằng đường biển sang Thượng Hải chỉ 31 triệu đồng. Hàng chính ngạch mới có thương hiệu và đi sâu vào nội địa Trung Quốc, lên kệ hàng các siêu thị, phân phối ở kênh cao cấp. Khi có hợp đồng mua bán hàng hóa, các hãng tàu lên kế hoạch vận chuyển, kế hoạch sản xuất theo đơn hàng, tránh tình trạng có hàng mới chở sang chợ biên giới bán, góp phần điều chỉnh sản xuất, tránh tình trạng cung vượt cầu, hàng hóa dội chợ” – ông Long phân tích.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, phân tích với xuất khẩu tiểu ngạch, gần như ai cũng tham gia được nhưng hàng hóa chỉ loanh quanh ở khu vực biên giới. “Muốn phát triển chính ngạch phải siết tiểu ngạch vì để tồn tại song song, người dân lại chọn đường dễ và vòng luẩn quẩn lặp lại, với những đợt đóng biên đột ngột, phải giải cứu nông sản” – ông Nguyên thẳng thắn.

TS Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế tại ĐBSCL, cho rằng nhìn vào mối quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc sẽ thấy việc chuyển đổi sang xuất khẩu chính ngạch là tất yếu nhưng cần phải có lộ trình. Xuất khẩu chính ngạch là điều kiện bảo đảm nền sản xuất lớn, tạo động lực chuyển cả chuỗi giá trị hàng hóa với tiêu chuẩn mà các bên cam kết và kiểm soát. “Chúng ta có mục tiêu, cần đưa ra lộ trình và cách thức thực hiện. Bởi lẽ, quy định này không phải chỉ liên quan xuất nhập khẩu hay sự quản lý ở cửa khẩu mà là sự chuyển động của chuỗi giá trị nhiều ngành hàng nông sản” – TS Hiệp nói.

TS – luật gia Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện Phát triển thị trường và Truyền thông quốc tế, góp ý cần có biện pháp hỗ trợ nông dân và các ngành hàng sản xuất trong nước có chất lượng cao thích ứng phương thức xuất khẩu chính ngạch. Để làm được điều này, cần phải thiết lập và duy trì hợp tác chuyển giao công nghệ cho nông dân, nhà sản xuất. “Nhiều DN nhỏ, siêu nhỏ của chúng ta lâu nay thường ở thế bị động. Các DN nên tham dự nhiều cuộc tọa đàm hơn về các chính sách đối với Trung Quốc, nghiên cứu kỹ hơn về mặt bằng chung của các sản phẩm mà DN và người dân Trung Quốc đang cần. DN cần tham khảo ý kiến chuyên gia, Bộ Công Thương, đồng thời theo sát giá cả để đáp ứng thị trường ngày một tốt nhất” – ông Sơn nhấn mạnh.

Ông Sơn cũng kiến nghị Việt Nam và Trung Quốc cần có những thỏa thuận về thương mại biên giới để các chính sách giữa 2 nước được ổn định hơn, các thông tin về kiểm định phía Trung Quốc cũng cần được công khai rõ ràng để DN Việt Nam nhận thức được rủi ro/ lợi ích nhằm có những điều chỉnh để tiến tới làm ăn lâu dài với Trung Quốc.

Theo Ngọc Ánh – Thanh Nhân/Người Lao Động

Có thể bạn quan tâm

Giá cà phê tại Lâm Đồng tăng cao kỷ lục

Xuất khẩu nông sản gần chạm mốc 50 tỷ USD

Tắc đường sang Trung Quốc, nhãn lồng Hưng Yên rớt giá thảm

Để quả xoài vào Mỹ

Trung Quốc đã xả đập, nhưng lượng nước về đến Việt Nam sẽ ‘không đáng kể’

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:xuất khẩu chính ngạchxuất khẩu tiểu ngạch

Tin khác

Ba mặt hàng nông sản vào nhóm xuất khẩu tỷ USD

Ba mặt hàng nông sản vào nhóm xuất khẩu tỷ USD

Mỹ giảm mức thuế chống bán phá giá cá tra

Mỹ giảm mức thuế chống bán phá giá cá tra

Đừng để sầu riêng rơi vào bi kịch

Đừng để sầu riêng rơi vào bi kịch

Gạo sốt giá, VFA kiến nghị Thủ tướng quy định giá sàn xuất khẩu

Xuất khẩu cá tra hồi phục ở một số thị trường lớn

Thị trường lúa gạo Việt Nam sau động thái mới của Ấn Độ, Myanmar

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trở lại mức kỷ lục

Nghịch lý gạo xuất khẩu

Chuẩn hội nhập
Thị trường thực phẩm hữu cơ của Việt Nam chưa minh bạch

Thị trường thực phẩm hữu cơ của Việt Nam chưa minh bạch

Doanh nghiệp phải vượt ‘rào cản môi trường’ để nông sản xuất ngoại bền vững

Doanh nghiệp phải vượt ‘rào cản môi trường’ để nông sản xuất ngoại bền vững

TP.HCM đưa nông dân đi học tập ở nước ngoài

TP.HCM đưa nông dân đi học tập ở nước ngoài

Sản phẩm bản địa Việt tìm đường ra thế giới

Sản phẩm bản địa Việt tìm đường ra thế giới

Newsletter
Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Xuất nhập khẩu
Ba mặt hàng nông sản vào nhóm xuất khẩu tỷ USD

Ba mặt hàng nông sản vào nhóm xuất khẩu tỷ USD

Mỹ giảm mức thuế chống bán phá giá cá tra

Mỹ giảm mức thuế chống bán phá giá cá tra

Đừng để sầu riêng rơi vào bi kịch

Đừng để sầu riêng rơi vào bi kịch

Đằng sau thông tin ‘siêu thị Anh dừng bán thanh long Việt Nam’

Đằng sau thông tin ‘siêu thị Anh dừng bán thanh long Việt Nam’

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA