TS Lê Anh Tuấn: 2017 vẫn là năm ĐBSCL có hạn mặn nặng
Tin mới
20:54
Chuyến hàng khai xuân của văn phòng phẩm Thuận Nam
12:00
Thị trường khởi sắc nhưng nguy cơ vẫn còn
11:54
Vietjet kiến nghị cho phụ thu xăng dầu, bỏ giá trần để ‘tăng nội lực’
11:50
Thu hồi giấy phép của 6 thương nhân phân phối xăng dầu
10:00
TP.HCM không có bất động sản ‘tồn kho’
09:56
Thời của dầu ăn đã qua sử dụng
09:49
Đầu năm, thị trường lúa gạo, trái cây ĐBSCL sôi động
09:36
Hai xu hướng định hình hành vi người tiêu dùng Việt
09:32
ChatGPT có thể làm ai mất việc?
09:28
Đừng bỏ quên ‘mỏ vàng’ FTA thế hệ mới
09:08
Lãi suất cho vay vẫn thách thức doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
16:27
Xử lý khủng hoảng kiểu Johnson & Johnson
16:19
Chính sách chiết khấu bất động sản còn hấp dẫn?
11:52
Các ngân hàng tiếp tục lãi lớn
11:48
Google, Baidu tham gia cuộc đua với ChatGPT
11:45
Việt Nam tiêu thụ gần 60 tấn vàng trong năm 2022
09:22
Fed tăng lãi suất 0,25%
09:19
Sửa luật Thuế thu nhập cá nhân: sao phải chờ đến 2026?
09:14
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu gửi đơn ‘cầu cứu’ Thủ tướng
09:09
FDI với vùng kinh tế Đông Nam bộ
Bản tin thị trường
12:07
Mỹ điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao của Việt Nam
11:37
Giá vàng rơi thẳng đứng trước sức ép của đồng USD
07:22
USD tự do duy trì mức thấp hơn các ngân hàng trong nhiều ngày liền
11:59
Giá bán vàng SJC giảm mạnh sau ngày Vía Thần tài
10:23
Ngày Vía Thần tài, chênh lệch giá mua-bán vàng miếng SJC lên mức 1,4 triệu đồng
10:54
Vàng SJC giảm mạnh sát ngày Vía Thần tài
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Nông nghiệpXuất nhập khẩu
2023/02/04 - 1:32:04 AM

09:07 - 27/02/2017

TS Lê Anh Tuấn: 2017 vẫn là năm ĐBSCL có hạn mặn nặng

PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ) nhận định, hạn mặn năm nay không khốc liệt như mùa khô năm ngoái nhưng vẫn thuộc năm có hạn mặn nặng. Ngay từ giờ, chính quyền địa phương phải có giải pháp quyết liệt can thiệp để hạn chế rủi ro cho nông dân.

  • ĐBSCL đối mặt thử thách 2017
  • ĐBSCL: Mùa lúa không hớn hở
  • Báo động di cư khỏi ĐBSCL
images705011_sggpbiendoikhihau

Sau trận hạn – mặn lịch sử năm 2016, thời tiết ĐBSCL tiếp tục diễn biến bất thường, gây thiệt hại nặng cho nông dân. Cụ thể, nhiều trận mưa trái mùa xuất hiện liên tục trước và sau Tết Nguyên đán; nước mặn cũng về sớm hơn mọi năm ở một số địa phương, khí hậu nóng, lạnh đột ngột… Biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cho sinh kế của người dân trong vùng. Trong ảnh: nông dân tỉnh Sóc Trăng nhìn lúa chết vì hạn, mặn. Ảnh: Trung Hiếu/SGGP.

– Thưa PGS-TS Lê Anh Tuấn, qua theo dõi diễn biến biến đổi khí hậu ở ĐBSCL, ông nhận định gì về tình trạng hạn mặn năm nay? Liệu mức độ có khốc liệt như năm ngoái?

– Theo tiên đoán của tôi, hạn mặn năm nay 2017 không khốc liệt như mùa khô năm ngoái nhưng cũng thuộc năm có hạn mặn nặng vì lượng mưa và lũ năm 2016 là nhỏ. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chính quyền địa phương phải có giải pháp quyết liệt can thiệp để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất cho nông dân.

– Thông thường, năm nào lũ nhỏ sẽ kéo theo hạn mặn lớn, phải chăng điều này đã trở thành chu kỳ hiển nhiên của ĐBSCL?

– Lũ nhỏ sẽ kéo theo hạn mặn lớn dường như đã trở thành quy luật tự nhiên. Điều này đã diễn ra suốt trong nhiều năm qua. Chuyện nhiều nước xây dựng các đập thủy điện trên dòng Mê Công đang tác động tiêu cực đến nguồn nước ngọt cung cấp cho hạ lưu sông Mekong. Trong đó, việc giảm lượng phù sa (nằm lại ở các đập thủy điện) cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Đây là những vấn đề mà ĐBSCL cần sớm có giải pháp để đối phó.

– Hàng trăm ngàn hécta lúa bị thiệt hại, hàng triệu người thiếu nước ngọt trong trận hạn, mặn năm ngoái. Vậy ngay từ bây giờ chúng ta cần làm gì để hạn chế những thiệt hại này lặp lại?

– Thiếu nước vào mùa khô sẽ tác động tiêu cực cho canh tác nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt. Để đối phó với tình trạng khan hiếm nguồn nước ngọt, cần có những giải pháp đồng bộ trước mắt cũng như lâu dài, bao gồm: Tích cực thu trữ nước mưa vào những tháng cuối mùa mưa, nạo vét kênh mương, ao hồ để tăng dung tích trữ nước mưa, nước lũ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cần có giải pháp đồng bộ trong sản xuất: Áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước, chọn giống cây trồng chịu hạn, mặn tốt hơn. Theo tôi, ĐBSCL đang có dấu hiệu sản xuất dư thừa lúa, gạo.

Trong bối cảnh hạn, mặn ngày càng khốc liệt, cần thiết phải xem xét lại chính sách sản xuất lúa theo hướng giảm diện tích ở các tỉnh ven biển. Quy hoạch phân vùng canh tác hợp lý trên cơ sở nguồn tài nguyên nước. Kiên trì biện pháp ngoại giao nguồn nước đối với các nước thượng nguồn sông Mekong theo hướng chia sẻ lợi ích nguồn nước.

vietcuong142

PGS-TS Lê Anh Tuấn cho rằng, trong bối cảnh hạn, mặn ngày càng khốc liệt, cần thiết phải xem xét lại chính sách sản xuất lúa theo hướng giảm diện tích ở các tỉnh ven biển. Ảnh: QĐND.

– Biến đổi khí hậu kéo theo hệ lụy là tạo ra nhiều vùng đất khó canh tác, tình trạng di dân ngày càng nhiều. Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này ra sao?

– Khó khăn về nguồn nước, thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng cùng với những thách thức về thị trường, biến động xã hội khiến tình trạng di dân ngày càng nhiều. Đây thực sự là vấn đề khó khăn, không dễ giải quyết trong ngắn hạn. Trước mắt và lâu dài, đối với sản xuất và đời sống ở ĐBSCL, cần những giải pháp cụ thể.

Trước tiên, cần xác định các đối tượng chịu tổn thương, đánh giá mức độ tổn thương. Tìm các giống cây trồng và vật nuôi có khả năng chịu đựng ngưỡng thời tiết, khí hậu khắc nghiệt hơn. Điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp.

Ghi nhận các hình thức thích nghi theo tập quán địa phương; Tăng cường năng lực, nhận thức, ý thức và hành vi bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu các tác nhân làm khí hậu xấu hơn; Xây dựng và duy trì mạng lưới thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và nâng cấp hệ thống cảnh báo thời tiết, thiên tai; Đề xuất và thử nghiệm các mô hình thích nghi với hoàn cảnh mới: Các kiểu kiến trúc nhà, ngoại cảnh, các trang thiết bị phòng tránh thiên tai ở mức cộng đồng.

Theo tôi, nó đòi hỏi nhiều nỗ lực trong chính sách phát triển nông thôn, liên kết vùng trong sản xuất và đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ lao động nông thôn cả kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Điều cần thiết là giữ môi trường trong sạch và không gây sự suy kiệt tài nguyên thiên nhiên.

– Trong tương lai, ĐBSCL sẽ có nhiều vùng đất có thể bị biển nhấn chìm, ngay từ bây giờ liệu chúng ta cần có những cảnh báo và đề xuất định hướng để giải quyết chỗ ở cho người dân ở những vùng sẽ di dời do tác động của nước biển dâng?

– Theo đánh giá của cá nhân tôi, giới khoa học, ngành nông nghiệp, các địa phương và nông dân vùng ĐBSCL đã và đang thực hiện những nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu nhưng chủ yếu chỉ ở những biện pháp đối phó mang tính ngắn hạn (dưới 10 năm) hoặc xa hơn mới ở mức trung hạn (10 – 20 năm) và rất ít thực hiện những giải pháp dài hạn (trên 20 năm).

Nguyên do là thiếu kinh phí, thiếu nhân lực và thiếu sự hỗ trợ chính sách và chiến lược. Để có những giải pháp căn cơ cho tương lai xa, cần có những quy hoạch tổng thể dài hạn cấp vùng và chính sách liên kết không gian rộng lớn hơn.

Ngoài ra, cần mở rộng và xem xét thêm những tổ hợp kịch bản hoặc dự báo các tình huống xấu mang tính xuyên biên giới về nguy cơ biến đổi khí hậu; Xây dựng quy chuẩn cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai.

Ngoài cảnh báo và tăng cường nhận thức trong cộng đồng và chính quyền địa phương về nguy cơ cho vùng ĐBSCL, việc định cư an toàn và bền vững cho người dân phải là bài toán lớn cho chiến lược thích ứng theo các kịch bản thay đổi. Trong đó, cần sớm có những định hướng quy hoạch và phát triển kinh tế – xã hội lâu dài mà nhiều ban ngành phải phối hợp giải quyết.

– Xin cảm ơn ông!

Cao Phong thực hiện
Theo SGGP

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ giảm mạnh trong 2 tháng qua

Hơn 600 doanh nghiệp được phép xuất khẩu thuỷ sản sang Đài Loan

Mekong Connect 2019: Cá tra, thị trường ‘giá bèo’

Ấn Độ hủy bỏ lệnh tạm ngưng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam

Cần sự khác biệt, để ‘giải cứu’ không còn là ‘giải cứu’

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:biến đổi khí hậuđa dạng hóa sinh kếĐBSCLhạn mặnnăm 2017ts lê anh tuấn

Tin khác

Tăng xuất khẩu hàng Việt sang Trung Quốc

Tăng xuất khẩu hàng Việt sang Trung Quốc

Thái Lan, thị trường nhiều triển vọng cho xuất khẩu cá tra 2023

Thái Lan, thị trường nhiều triển vọng cho xuất khẩu cá tra 2023

Sầu riêng xuất khẩu tăng trưởng nóng, Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng

Sầu riêng xuất khẩu tăng trưởng nóng, Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng

Bưởi da xanh bay đến Mỹ, giá hơn 500.000 đồng/kg

Xuất khẩu nông sản gần chạm mốc 50 tỷ USD

Tổ yến được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Hai ‘ông lớn’ bắt tay xuất khẩu sầu riêng thương hiệu Việt sang Trung Quốc

Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc

Chuẩn hội nhập
4 loại rau gia vị của Việt Nam được EU gỡ bỏ kiểm soát

4 loại rau gia vị của Việt Nam được EU gỡ bỏ kiểm soát

Nước bền của anh Chín Vui

Nước bền của anh Chín Vui

Nấm đùi gà và kim châm chất lượng quốc tế

Nấm đùi gà và kim châm chất lượng quốc tế

Loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Mỹ

Loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Mỹ

Newsletter
Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Xuất nhập khẩu
Tăng xuất khẩu hàng Việt sang Trung Quốc

Tăng xuất khẩu hàng Việt sang Trung Quốc

Thái Lan, thị trường nhiều triển vọng cho xuất khẩu cá tra 2023

Thái Lan, thị trường nhiều triển vọng cho xuất khẩu cá tra 2023

Sầu riêng xuất khẩu tăng trưởng nóng, Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng

Sầu riêng xuất khẩu tăng trưởng nóng, Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng

Trung Quốc đã cấp 2.426 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam

Trung Quốc đã cấp 2.426 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA