Trung Quốc giảm ăn thịt heo, người nuôi gặp khó
Tin mới
16:11
Dầu cọ Malaysia hưởng lợi từ sự bất ổn chính sách của Indonesia
15:57
G7 sẽ giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nhiệt điện chạy than
15:44
VN-Index ‘tăng sốc’ hơn 56 điểm
15:38
Ba kịch bản đại dịch Covid-19 tới năm 2027
15:24
Dừng áp thuế chống bán phá giá với thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc
15:22
5 doanh nghiệp VN lọt top 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes
10:53
Báo động nguy cơ khủng hoảng nợ toàn cầu
10:38
Vốn FDI của Mỹ đang chảy mạnh vào Việt Nam
09:52
PGS Nguyễn Minh Hòa: Suy ngẫm từ con sông ‘kinh tiền’ Chao Phraya của Thái Lan
09:38
Chứng khoán đã ‘bốc hơi’ hơn 52 tỷ USD
22:25
Bộ Tài chính thanh tra các công ty chứng khoán và kiểm toán
22:20
Hàn Quốc ưu tiên áp dụng các biện pháp nhằm ổn định vật giá
22:14
UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn ‘giải cứu’ 38 dự án bất động sản
16:11
Kinh tế Trung Quốc đã hạ nhiệt đáng kể trong tháng 4
16:02
Elon Musk quan tâm sản xuất pin xe điện ở Indonesia
15:57
Bình Thuận: Làng nghề nước mắm truyền thống nguy cơ ‘treo lều’
15:53
Nhiều nước châu Á áp thuế để hạ nhiệt thị trường bất động sản
15:47
Giá USD tăng sốc lên 24.000 đồng mỗi USD
10:40
Lãi suất VNĐ khó đứng yên
10:35
‘Cứu Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm’
Bản tin thị trường
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
10:17
Giá dầu thế giới ngày 14/3: dầu Brent giảm về mức 110,7 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Nông nghiệpXuất nhập khẩu
2022/05/17 - 9:14:50 PM

21:14 - 22/06/2017

Trung Quốc giảm ăn thịt heo, người nuôi gặp khó

Lo ngại cho sức khỏe, người dân Trung Quốc đang giảm tiêu thụ thịt heo, làm cho giá thịt heo giảm theo, không chỉ ở Trung Quốc mà nhiều nước khác nữa, gây khó khăn cho người nuôi heo và buộc các công ty kinh doanh thịt heo phải thay đổi cung cách hoạt động.

  • Tổng giám đốc Vissan: Heo Vissan bán giá cao là…
  • Video: Người dân mang thịt heo, trứng gà ra lề…
  • Nuôi heo sắp ‘vỡ trận’ như nuôi gà?
f3619_rtx10d4m

Một khách hàng đang chọn mua thịt heo trong một ngôi chợ ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Các xưởng sản xuất bánh bao đông lạnh ở Trung Quốc đã tìm ra được con đường ngắn nhất để tăng doanh số: tăng lượng rau xanh và giảm lượng thịt heo trong mỗi chiếc bánh. Sự thay đổi này, trái hẳn với bánh bao truyền thống nhân thịt heo, thịt càng nhiều càng ngon, đang gây sốt trong giới trẻ đô thị, những kẻ vừa bận rộn vừa muốn giảm ăn dầu mỡ trong các món ăn fast-food.

“Họ thích ăn các món ăn có lợi cho sức khỏe hơn, ít nhất mỗi tuần một lần. Đây là xu hướng quan trọng của người tiêu dùng nội địa Trung Quốc, nhất là lớp người độ tuổi từ 20-35”, Ellis Wang, Giám đốc tiếp thị tại Thượng Hải của tập đoàn sản xuất thực phẩm khổng lồ của Mỹ General Mills, cho biết.

Nhu cầu đã chạm trần?

Nhưng xu hướng này lại “rất khó nuốt” với những nông dân nuôi heo ở Trung Quốc và cả ở nước ngoài. Các nhà sản xuất thịt heo và các chuyên gia thị trường đều kỳ vọng thị trường thịt heo Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng ít nhất tới năm 2026; nhưng thực tế không phải như vậy. Do kỳ vọng vào sự tăng trưởng, các công ty chăn nuôi đã lao vào cuộc chạy đua xây dựng chuồng trại, lập ra những trại nuôi heo khổng lồ và hiện đại để mong giành được thị phần lớn hơn của thị trường thịt heo lớn nhất thế giới. Các công ty sản xuất thịt heo hàng đầu ở nước ngoài thì thay đổi cách thức nuôi heo để đáp ứng các tiêu chuẩn nhập khẩu của Trung Quốc.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là nước tiêu thụ nhiều thịt hơn bất kỳ quốc gia nào. Năm nay người Trung Quốc sẽ ăn khoảng 74 triệu tấn thịt, tính cả thịt heo, thịt bò và thịt gia cầm; gấp đôi lượng thịt tiêu thụ ở Mỹ, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Hơn một nửa số thịt này là thịt heo và đối với các nhà sản xuất nước ngoài, đây là một thị trường rất lớn, lại tăng trưởng nhanh, nhất là với các sản phẩm thịt đóng gói theo kiểu phương Tây.

Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ thịt heo ở Trung Quốc đã chạm trần, sớm hơn rất nhiều so với dự báo chính thức. Lượng thịt heo tiêu thụ hiện đã giảm năm thứ ba liên tiếp, theo dữ liệu của Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor. Năm 2014, Trung Quốc tiêu thụ 42,49 triệu tấn thịt heo, giảm xuống 40,85 triệu tấn vào năm ngoái và Euromonitor dự báo năm nay lượng thịt heo tiêu thụ sẽ tiếp tục giảm nhẹ.

Giá thịt heo ở Trung Quốc cũng đã giảm khoảng 25% kể từ tháng 1-2017 đến nay dù số liệu thống kê chính thức cho biết nguồn cung thịt heo ra thị trường cũng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa với thế giới vào cuối thập niên 1970, nhu cầu tiêu thụ thịt heo tăng bình quân khoảng 5,7% mỗi năm, đạt đỉnh vào năm 2014 khi kinh tế phát triển tạo điều kiện cho hàng trăm triệu người có đủ tiền mua thịt ăn thường xuyên. Dưới thời ông Mao Trạch Đông (1949-1976), với nhiều người, thịt là một thứ xa xỉ phẩm, chỉ được ăn vào ngày lễ Tết.

Bớt thịt, thêm rau

Vậy mà, ngày nay mối lo bệnh béo phì và bệnh tim mạch đang làm thay đổi thói quen ăn uống, thúc đẩy các mặt hàng có lợi cho sức khỏe như trái bơ, nước ép trái cây. “Nhu cầu của thị trường thịt heo hiện đang rất yếu. Tôi nghĩ một trong những yếu tố đằng sau là do người dân tin rằng, giảm ăn thịt có lợi cho sức khỏe. Đây là một xu hướng mới”, ông Pan Chenjun, Giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu về thực phẩm và nông nghiệp của Ngân hàng Rabobank tại Hồng Kông, nhận định.

Năm ngoái, doanh số mặt hàng bánh bao đông lạnh nhân rau đã tăng tới 30%, cao hơn nhiều so với mức tăng 7% của mặt hàng bánh bao đông lạnh nói chung. “Nhu cầu các sản phẩm rau xanh vẫn tiếp tục tăng, tạo ra dư địa tăng trưởng rộng lớn cho chúng tôi”, Zhou Wei, quản lý sản phẩm của Công ty Thực phẩm Synear Food, nhà sản xuất bánh bao lớn thứ hai ở Trung Quốc, cho biết.

Còn Công ty Cung cấp suất ăn công nghiệp Harmony Catering có trụ sở ở Quảng Châu cho rằng sức khỏe là yếu tố then chốt để công ty giảm lượng thịt heo trong khẩu phần ăn của khoảng 1 triệu công nhân ở 300 căng tin mà công ty phục vụ mỗi ngày. Theo ông Li Huang, Phó chủ tịch Công ty Harmony, khách hàng của ông chủ yếu là nhân viên các công ty công nghệ, ngân hàng, hãng xăng dầu… Ngày nay họ ăn thịt ít hơn 10% so với năm năm về trước, nhưng lượng rau xanh lại tăng thêm 10%. “Có phần chủ yếu do truyền thông, quan niệm về sức khỏe đã ăn sâu vào ý thức của người dân”, ông Li nói.

Hiện nay, hầu như chỉ có cư dân đô thị và người lao động cổ cồn trắng quan tâm nhiều tới chuyện ăn kiêng; các quán chay nở rộ trong khuôn viên các trường đại học là một ví dụ. Nhưng Chính phủ Trung Quốc cũng đang muốn thay đổi thói quen ăn uống của người dân cả nước.

Không còn “ăn càng nhiều càng tốt”

Năm ngoái các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đã cảnh báo bệnh béo phì ở trẻ em đang tăng vọt và nước này sắp đối mặt với đại dịch về bệnh tim mạch. Trong số các nguyên nhân, các chuyên gia nhấn mạnh vào việc ăn ngày càng nhiều các loại thịt đỏ và ăn nhiều muối.

Hồi tháng 4 vừa qua, chính phủ Trung Quốc phát động chiến dịch 10 năm xây dựng lối sống lành mạnh, lần thứ hai, khuyến cáo công dân giảm ăn mỡ, muối và đường và nêu ra khẩu hiệu: “Ăn lành mạnh, cân nặng lành mạnh, xương cốt lành mạnh”.

Trong truyền đơn “Trung Quốc khỏe mạnh 2030” mới phát hành, Bắc Kinh đề ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ nâng cao nhận thức của người dân về dinh dưỡng, cắt giảm 20% lượng muối tiêu thụ tính theo đầu người, làm chậm tốc độ tăng số người mắc bệnh béo phì.

Nhiều công ty đã nhanh chóng thay đổi cơ cấu sản phẩm bán ra cho phù hợp với thay đổi của nhu cầu thị trường, chú trọng vào thịt heo phẩm chất cao hơn là chạy theo số lượng. Thịt bò và thịt cừu trước đây không được tiêu thụ rộng rãi lắm nay doanh số cũng tăng. Ông Li của Công ty Harmony Catering nói rằng, dù phải giảm lượng thịt heo phục vụ trong bữa ăn, công ty đã đưa thêm nhiều thịt bò và thịt cừu. “Mọi người thường ăn thịt bò hoặc thịt cừu có nhiều nạc, như thịt ức bò chẳng hạn, trong khi thịt heo thì phải có cả nạc cả mỡ, như trong món thịt kho tàu”, chuyên viên dinh dưỡng Chen Zhikun ở Bắc Kinh, nhận xét khi giải thích vì sao mà thịt heo ba rọi vẫn bán chạy.

Nhà sản xuất thịt heo hàng đầu Trung Quốc WH Group thì nhắm tới thị trường cao cấp hơn, bán ở Trung Quốc những sản phẩm thịt heo kiểu phương Tây như xúc xích và thịt băm; phần lớn các sản phẩm này được nhập khẩu từ Công ty Smithfield, nhà sản xuất thịt heo lớn nhất của Mỹ mà WH Group đã thâu tóm vào năm 2013.

Một số nhà sản xuất nói rằng, sự sụt giảm gần đây về nhu cầu tiêu thụ thịt heo có thể được giải thích một phần do lượng cung thịt giảm. Sau một giai đoạn thua lỗ kéo dài từ năm 2013-2015, nhiều nông dân đã phải giảm đàn heo, bớt đi hàng triệu con, làm nguồn cung bị thu hẹp, đẩy giá thịt heo lên các mức kỷ lục trong năm 2016.

Nhưng với một bộ phận ngày càng đông những người tiêu dùng Trung Quốc, giá bán lẻ thực phẩm ngày càng ít quan trọng. Hàng loạt vụ tai tiếng về an toàn thực phẩm trong những năm gần đây, phần lớn có liên quan tới mặt hàng thịt, đã làm cho người dân đô thị Trung Quốc trở nên rất nhạy cảm với vấn đề phẩm chất thực phẩm.

Trong một cuộc khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen vào năm ngoái, có tới 80% số người Trung Quốc được hỏi ý kiến đã nói rằng họ muốn trả thêm tiền cho các mặt hàng lương thực thực phẩm không có những thành phần không mong muốn; con số này cao hơn mức bình quân toàn cầu là 68%. Trung Quốc đang đi vào giai đoạn mới, trong đó việc tiêu thụ thịt heo và nhiều loại thực phẩm khác không còn đơn giản là “ăn được càng nhiều càng tốt” nữa, ông Fred Gale, nhà kinh tế cao cấp của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhận xét.

Theo TBKTSG

Có thể bạn quan tâm

Giá tiêu quay đầu

Giảm bán thô để chuyển qua hàng chế biến

Trái bơ Việt Nam có cơ hội thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ?

Trung Quốc đề xuất 2 phương thức giao hàng giải tỏa hàng ùn tắc ở Lạng Sơn

Gạo Việt đang ngày càng lép vế trước gạo Cam, gạo Thái

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:giải cứu heoTrung Quốcxuất khẩu heo thịt

Tin khác

Doanh nghiệp thận trọng với trang web giả mạo đối tác Hà Lan

Doanh nghiệp thận trọng với trang web giả mạo đối tác Hà Lan

Giá gạo Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan 30 USD/tấn

Giá gạo Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan 30 USD/tấn

Xuất khẩu thủy sản tăng gần 44%

Xuất khẩu thủy sản tăng gần 44%

Xuất khẩu thủy sản sang EU: thị trường 50 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc hồi phục

Nông sản, thực phẩm rộng đường sang Algeria

Trái cây thoát cảnh giá sàn, nhưng chưa thể lạc quan

Xuất khẩu thủy sản ghi nhận con số kỷ lục

Chuẩn hội nhập
Mô hình tôm – lúa sống khỏe ở vùng mặn

Mô hình tôm – lúa sống khỏe ở vùng mặn

Đi đường xa với ‘tiêu chuẩn’

Đi đường xa với ‘tiêu chuẩn’

Làm sản phẩm hữu cơ vào Nhật Bản không quá khó

Làm sản phẩm hữu cơ vào Nhật Bản không quá khó

Chinh phục tiêu chuẩn Organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật

Chinh phục tiêu chuẩn Organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật

Mekong Connect
‘Cứu Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm’

‘Cứu Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm’

ĐBSCL: Giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng cao

ĐBSCL: Giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng cao

‘Cánh đồng lớn’ có nguy cơ giữa đường đứt gánh?

‘Cánh đồng lớn’ có nguy cơ giữa đường đứt gánh?

‘Núi’ nước bất thường trên sông Mekong

‘Núi’ nước bất thường trên sông Mekong

Newsletter
Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp thận trọng với trang web giả mạo đối tác Hà Lan

Doanh nghiệp thận trọng với trang web giả mạo đối tác Hà Lan

Giá gạo Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan 30 USD/tấn

Giá gạo Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan 30 USD/tấn

Xuất khẩu thủy sản tăng gần 44%

Xuất khẩu thủy sản tăng gần 44%

Xuất khẩu 2.000 tấn tôm hùm chính ngạch sang Trung Quốc

Xuất khẩu 2.000 tấn tôm hùm chính ngạch sang Trung Quốc

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA