Tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý với hàng hóa Việt Nam
Tin mới
14:01
Vay vốn không tài sản thế chấp: giải pháp cho DN nhỏ và vừa ĐBSCL
09:44
Sức mua tăng trở lại, ngành bán lẻ dần phục hồi
09:33
Ngành điện phụ thuộc vào than nhập khẩu
09:30
Bức tranh kinh tế của Trung Quốc vẫn ảm đạm vì Covid-19
09:10
‘Đội lốt’ cổ phần hóa, thoái vốn để bán đất
21:45
Chuỗi siêu thị lớn nhất Australia thử nghiệm sử dụng 100% năng lượng xanh
21:33
Giá trứng gia cầm tăng 2.000 – 5.000 đồng/chục
16:11
Dầu cọ Malaysia hưởng lợi từ sự bất ổn chính sách của Indonesia
15:57
G7 sẽ giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nhiệt điện chạy than
15:44
VN-Index ‘tăng sốc’ hơn 56 điểm
15:38
Ba kịch bản đại dịch Covid-19 tới năm 2027
15:24
Dừng áp thuế chống bán phá giá với thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc
15:22
5 doanh nghiệp VN lọt top 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes
10:53
Báo động nguy cơ khủng hoảng nợ toàn cầu
10:38
Vốn FDI của Mỹ đang chảy mạnh vào Việt Nam
09:52
PGS Nguyễn Minh Hòa: Suy ngẫm từ con sông ‘kinh tiền’ Chao Phraya của Thái Lan
09:38
Chứng khoán đã ‘bốc hơi’ hơn 52 tỷ USD
22:25
Bộ Tài chính thanh tra các công ty chứng khoán và kiểm toán
22:20
Hàn Quốc ưu tiên áp dụng các biện pháp nhằm ổn định vật giá
22:14
UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn ‘giải cứu’ 38 dự án bất động sản
Bản tin thị trường
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
10:17
Giá dầu thế giới ngày 14/3: dầu Brent giảm về mức 110,7 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Nông nghiệpXuất nhập khẩu
2022/05/18 - 2:37:54 PM

15:56 - 23/08/2019

Tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý với hàng hóa Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương, sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý cho thương hiệu là rất quan trọng.

  • Chỉ dẫn địa lý nâng vị thế thanh long Bình…
  • Đẩy mạnh kết nối thị trường và đăng ký chỉ…
  • Làm giàu từ chỉ dẫn địa lý

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đã tăng giá trị nhờ chỉ dẫn địa lý.

Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hóa. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam coi chỉ dẫn địa lý là “dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể” với các tiêu chí đặc thù về chất lượng, uy tín hoặc đặc tính riêng, chẳng hạn “Vạn Phúc” (lụa tơ tằm); “Bát Tràng” (gốm, sứ)…

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các đặc sản địa phương đang là hướng đi có hiệu quả nhằm bảo vệ tên tuổi và nâng cao giá trị hàng hóa trong nước, xúc tiến xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý mang lại nhiều lợi ích. Trước hết, đây là điều kiện phát huy các lợi thế riêng của một địa phương để phát triển và quảng bá sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế cho đặc sản.

Bên cạnh đó, việc duy trì chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý không chỉ tạo ra công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người sản xuất của địa phương đó mà cả những nhà kinh doanh, nhà sản xuất nguyên liệu thô, phụ phẩm, các công ty vận tải… Chỉ dẫn địa lý cũng được xem là công cụ quan trọng cung cấp sự bảo đảm chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.

Đến nay, hệ thống văn bản luật của Việt Nam về đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã tương đối đầy đủ. Ngoài ra, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương rất quan tâm đến việc xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý, nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý đã được xây dựng và đưa vào triển khai trên thực tế, như Chương trình “Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ”, các Chương trình phát triển thương hiệu của Chính phủ và các Chương trình hỗ trợ phát triển đặc sản địa phương của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Việc ký kết Quy chế phối hợp về xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý giữa Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương đánh dấu bước phát triển mới trong xây dựng, phát triển và quản lý chỉ dẫn địa lý.

Tính đến ngày 31/7/2018, Việt Nam đã bảo hộ được 68 chỉ dẫn địa lý, trong đó có 62 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam và 6 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài.

Trong cơ cấu sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, có khoảng 50% là trái cây, 20% từ cây công nghiệp và lâm nghiệp như quế, hoa hồi, trà…, còn lại là sản phẩm thủy sản, gạo và một số thực phẩm khác. Tuy không được phong phú nhưng các sản phẩm nói trên đại diện khá đa dạng cho các vùng miền trên khắp cả nước, từ miền núi phía Bắc (Hà Giang), Đông Bắc bộ (Quảng Ninh) tới Bắc Trung bộ (Thanh Hóa), Trung bộ (Quảng Trị, Ninh Thuận), Tây nguyên (Buôn Ma Thuột, Kon Tum), cho đến Đồng bằng sông Cửu Long (Vĩnh Long, Bạc Liêu).

Nâng cao giá trị hàng hóa

Nước mắm Phú Quốc là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam và các nước ASEAN được chính thức bảo hộ tên gọi xuất xứ tại tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (gồm 28 nước thành viên). Với tên gọi xuất xứ “Phú Quốc” được bảo hộ tại EU, chỉ có sản phẩm nước mắm sản xuất, đóng chai tại huyện đảo Phú Quốc và đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng mới được phân phối vào thị trường EU với tên gọi “Phú Quốc”. Điều này đảm bảo người tiêu dùng mua được đúng sản phẩm có chất lượng đặc trưng và chính hiệu, giúp ngăn chặn hàng giả, hàng nhái tại thị trường Liên minh châu Âu.

Theo Bộ Công Thương, kể từ khi được EU chấp nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý, không chỉ lượng nước mắm xuất khẩu vào EU tăng đáng kể, mà giá bán của sản phẩm này cũng tăng từ 30-50% tùy từng loại. Bên cạnh đó, không chỉ xuất khẩu vào riêng EU mà nước mắm Phú Quốc còn gia tăng xuất khẩu sang các thị trường khác như Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Canada…. Cùng với nước mắm Phú Quốc, khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, dự kiến, EU sẽ đồng ý bảo hộ cho 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam với các sản phẩm thế mạnh như cà phê, chè….

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), từ chỗ người dân chỉ bán được với giá dưới 10.000 đồng/kg, thì hiện nay đã tiêu thụ rộng khắp với giá bình quân hơn 35.000 đồng/kg. Giống như một “tấm giấy thông hành”, nhờ chỉ dẫn địa lý, quả vải đã thâm nhập được vào nhiều thị trường khó tính như: Australia, Pháp, Mỹ, Nhật Bản….

Không chỉ mang lại giá trị cao hơn cho nông sản xuất khẩu, việc được bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn đem đến những hiệu quả rõ nét cho sản phẩm ngay tại thị trường trong nước. Chẳng hạn như, sau khi được bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Cao Phong”, giá trị sản phẩm cam Cao Phong (Hòa Bình) đã tăng lên rõ rệt. Nếu như trước đây người trồng chỉ bán tại vườn với giá 6.000 đồng/kg, thì sau khi có bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã tăng lên 20.000-35.000 đồng/kg. Trong khi nhiều loại nông sản khác thường rơi vào tình trạng “được mùa mất giá”, thì nhiều năm nay, cam Cao Phong luôn trong tình trạng cháy hàng mỗi khi vào mùa.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện Việt Nam có rất nhiều đặc sản có giá trị cao nhưng thường xuyên rơi vào tình trạng được mùa mất giá. Bên cạnh đó, do yêu cầu khắt khe của các thị trường nước ngoài, nhiều sản phẩm tuy có chất lượng tốt nhưng vì chưa được bảo hộ thương hiệu nên gặp phải nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường các nước, giá tiêu thụ thấp khiến người sản xuất phải chịu thiệt.… Đây là một sự lãng phí rất lớn.

Xu hướng chung của thị trường hiện nay luôn đòi hỏi các sản phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ tạo niềm tin đối với người tiêu dùng về những sản phẩm đặc biệt được sản xuất theo quy trình chặt chẽ, từ đó họ sẽ mua nhiều và khuyến khích được sản xuất. Đó là bước đầu tiên giúp xây dựng thương hiệu cho các đặc sản địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm và giúp các đặc sản có thể “bay xa” ra các thị trường ngoài nước.

Thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Thực tế cho thấy, các chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam hiện vẫn khó đạt được sự bảo hộ ở nước ngoài. Trong lúc đó, các nhà sản xuất và cả người tiêu dùng trong nước vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý, hiệu quả giải quyết tranh chấp của các cơ quan chức năng không cao do thiếu kinh nghiệm và kiến thức.

Để nâng cao hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, không thể không tăng cường khả năng quản lý, kiểm soát về chất lượng đối với các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, đặc biệt sau khi bảo hộ. Điều đó liên quan đến năng lực và hiệu quả của không chỉ các cơ quan công quyền mà còn các tổ chức, cá nhân. Mặt khác, cần mở rộng hợp tác quốc tế về chỉ dẫn địa lý nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung, tích cực triển khai các hoạt động trong khuôn khổ các hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, cũng như giành được sự bảo hộ của nước ngoài.

Theo VietnamExport

Có thể bạn quan tâm

Thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc lại ùn ứ trước cửa khẩu

Hơn 70% vật tư nông nghiệp bị kiểm tra vi phạm về chất lượng

Bộ Công Thương lên tiếng về nông sản ‘đội lốt’ hàng Việt

Khắc phục ‘thẻ vàng’ IUU: Công bố công khai tàu cá và chủ tàu vi phạm

Nông thuỷ sản lâm nguy

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chỉ dẫn địa lý

Tin khác

Doanh nghiệp thận trọng với trang web giả mạo đối tác Hà Lan

Doanh nghiệp thận trọng với trang web giả mạo đối tác Hà Lan

Giá gạo Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan 30 USD/tấn

Giá gạo Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan 30 USD/tấn

Xuất khẩu thủy sản tăng gần 44%

Xuất khẩu thủy sản tăng gần 44%

Xuất khẩu thủy sản sang EU: thị trường 50 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc hồi phục

Nông sản, thực phẩm rộng đường sang Algeria

Trái cây thoát cảnh giá sàn, nhưng chưa thể lạc quan

Xuất khẩu thủy sản ghi nhận con số kỷ lục

Chuẩn hội nhập
Mô hình tôm – lúa sống khỏe ở vùng mặn

Mô hình tôm – lúa sống khỏe ở vùng mặn

Đi đường xa với ‘tiêu chuẩn’

Đi đường xa với ‘tiêu chuẩn’

Làm sản phẩm hữu cơ vào Nhật Bản không quá khó

Làm sản phẩm hữu cơ vào Nhật Bản không quá khó

Chinh phục tiêu chuẩn Organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật

Chinh phục tiêu chuẩn Organic JAS, lợi thế kết nối thị trường Nhật

Mekong Connect
Vay vốn không tài sản thế chấp: giải pháp cho DN nhỏ và vừa ĐBSCL

Vay vốn không tài sản thế chấp: giải pháp cho DN nhỏ và vừa ĐBSCL

‘Cứu Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm’

‘Cứu Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm’

ĐBSCL: Giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng cao

ĐBSCL: Giá cá tra nguyên liệu tiếp tục tăng cao

‘Cánh đồng lớn’ có nguy cơ giữa đường đứt gánh?

‘Cánh đồng lớn’ có nguy cơ giữa đường đứt gánh?

Newsletter
Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp thận trọng với trang web giả mạo đối tác Hà Lan

Doanh nghiệp thận trọng với trang web giả mạo đối tác Hà Lan

Giá gạo Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan 30 USD/tấn

Giá gạo Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan 30 USD/tấn

Xuất khẩu thủy sản tăng gần 44%

Xuất khẩu thủy sản tăng gần 44%

Xuất khẩu 2.000 tấn tôm hùm chính ngạch sang Trung Quốc

Xuất khẩu 2.000 tấn tôm hùm chính ngạch sang Trung Quốc

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA